Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHI GIÁO VIÊN KIÊM NGHỀ KHÁC TRONG KHUNG GIỜ LÊN LỚP.

KHI GIÁO VIÊN KIÊM NGHỀ KHÁC TRONG KHUNG GIỜ LÊN LỚP. Trong xã hội VN hiện nay, mặc dù biết rằng nếu làm nhà nước dù ở bất kỳ ngành nghề nào...

KHI GIÁO VIÊN KIÊM NGHỀ KHÁC TRONG KHUNG GIỜ LÊN LỚP.

Trong xã hội VN hiện nay, mặc dù biết rằng nếu làm nhà nước dù ở bất kỳ ngành nghề nào thì cũng không đủ trang chải cho cuộc sống. Nhưng nếu đã chọn con đường làm công chức nhà nước, thì hãy biết chọn cho mình một nghề phụ (nghề tay trái) phù hợp với thời gian và hoàn cảnh công việc, để tránh không ảnh hưởng đến công việc chính của mình và liên đới đến người khác.

Ai cũng biết, nghề môi giới, quảng cáo hay gọi dân gian là “cò” thì đó là nghề mà cần trực điện thoại 24/24. Bất kỳ vào thời gian nào, khi khách hàng gọi đến, cũng cần phải được giải đáp. Có giải đáp thắc mắc và những câu hỏi của khách, thì mới có và giữ được mối làm ăn, có doanh thu, có tiền lời. Vậy những người làm trong cơ quan nhà nước có nên hay được phép tham gia vào lĩnh vực này không? Câu trả lời là KHÔNG. 
KHI GIÁO VIÊN KIÊM NGHỀ KHÁC TRONG KHUNG GIỜ LÊN LỚP.
Làm trong cơ quan nhà nước, có lương hàng tháng được lấy từ thuế của người dân để trả. Phải làm tốt vai trò của mình trong lĩnh vực đó. Khi hết thời gian, người đó có quyền làm thêm bất kỳ công việc nào, nếu không lấy quỹ thời gian làm việc công để làm việc riêng.

Ở bài này nói trực tiếp đến nghề giáo. Một nghề dạy kiến thức, đào tạo ra những thế hệ trẻ có trí thức cho đất nước. Khi đứng trên bục giảng, điện thoại tinh tinh, giáo viên dừng giảng mà trả lời điện thoại. Vậy có ảnh hưởng như thế nào tới công việc? Gây cho học sinh những tâm lý ra sao? Liệu giáo viên có truyền tải được hết bài giảng? Học sinh bị gián đoạn, liệu có cảm thụ được hết ý nghĩa của tiết học? 

Không những gây hậu quả đến học sinh, mà còn mất đi nhân cách của giáo viên trong mắt học sinh. Bởi rằng khi giáo viên không còn chú tâm vào việc giảng dạy kiến thức, xin nghỉ dạy, nhờ dạy thay, hoặc trả lời khách hàng trong tiết giảng thì trong mắt học trò sẽ nghĩ ra sao? Coi thường nghề giáo, bỏ bê giờ lên lớp, lên lớp không tập chung chuyên môn. Nếu là 1 học sinh, bỏ học trốn tiết, hoặc không lên lớp đúng giờ, lên lớp không chú ý nghe giảng, thì có cho ra được một con người có trí thức, thành tài và có trách nhiệm được không?

Dù bạn lựa chọn nghề phụ là gì, nhưng miễn sao đừng ảnh hưởng đến khung thời gian của nghề chính bạn đang làm. 
Dù bạn lựa chọn làm thêm công việc gì, nhưng miễn đừng ăn cắp vào khung thời gian mà bạn đã ký kết. 
Dù bạn làm trong lĩnh vực nào, bạn cũng cần làm có trách nhiệm, để được hưởng đúng với những gì bạn bỏ công sức ra. 
Nghề nào cũng là nghề (không phạm pháp) đều quý trọng, nhưng đừng để cái nghề tay trái lấn át đi nghề chính của bạn. Nếu cảm thấy nghề chính không còn thích hợp, hãy chia tay với nó, để chú tâm vào cái nghề mới bạn có triển vọng hơn.

Nguyễn Lê Khánh Vy (Biển Nắng)

Tham khảo:

https://m.giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/khi-giao-vien-dua-nhau-lam-co-dat-post217323.gd

https://amp.vnexpress.net/khi-giao-vien-di-buon-dat-vi-day-hoai-sao-giau-noi-3952258.html


Không có nhận xét nào