Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LẠI NÓI THÊM VỀ NHỮNG BÀI THƠ ĐƯỢC GIẢI THI THƠ CỦA BÁO VĂN NGHỆ.

LẠI NÓI THÊM VỀ NHỮNG BÀI THƠ ĐƯỢC GIẢI THI THƠ CỦA BÁO VĂN NGHỆ. Mấy hôm rồi trên báo chí và mạng xã hội râm ran về những bài thơ được giải...

LẠI NÓI THÊM VỀ NHỮNG BÀI THƠ ĐƯỢC GIẢI THI THƠ CỦA BÁO VĂN NGHỆ.

Mấy hôm rồi trên báo chí và mạng xã hội râm ran về những bài thơ được giải của báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn. Khen chê cũng lắm. Người chê thì cho đó không phải là thơ. Người khen lại bảo là nhân văn. Một thời người ta chấm tác phẩm trên cơ sở chính trị, giờ thì dựa vào tính nhân văn. Hay nhỉ! Thế là tiến bộ rồi đấy chứ.

Ông Hữu Thỉnh khẳng định, bài "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" là bài hay nhất trong cuộc thi thơ này, một bài thơ rất độc đáo. 

Có ông nhà báo cho rằng "tình thơ chân thành, dung dị" nhưng trao giải "thì lại không ổn" kkk. Vừa khen lại bảo không ổn, kiểu phê bình đi chàng hảng để khỏi mất lòng ai cả!

Ông nhà thơ thần đồng thì bảo "bài Mẹ tôi chửi kẻ trộm có tứ rất hay. Khác với những lời chửi cay độc của con người ở nông thôn khi mất gà như đầu tác phẩm Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, bài thơ miêu tả bà mẹ chửi trộm lại rất đặc biệt. Cụ thể, bà mẹ chửi trộm hiện lên rất đẹp, rất nhân văn. Chính vì có bà mẹ nhân ái như thế mà rồi con gái của bà được người mong làm con dâu. Vì họ biết đó là con nhà tử tế, có đạo đức.

"Tứ hay và rất nhân văn. Cách viết mộc, thật thà đúng cách nghĩ cách nói của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, về nghệ thuật bài thơ không có gì. Nhưng để mộc thế này lại hiệu quả. Để viết có vần có ngôn ngữ bóng bẩy chả khó gì nhưng như thế sẽ mất đi sự chân phác của người dân tộc. Cách viết như tác giả là hợp lý. Bài thơ không vần điệu, ngôn ngữ không đặc biệt nhưng thật thà. Cái hay của bài thơ cũng là ở chỗ đó. Tôi cho rằng, đó là bài thơ hay nhưng không toàn bích. Nếu toàn bích, nó đã giải Nhất rồi".

Tác giả Mẹ tôi chửi kẻ trộm khẳng định sẽ không vì những phản ứng tiêu cực của một số người mà nhụt chí, không dám tham gia các cuộc thi thơ khác.  

Tòng Văn Hân cho biết thêm, anh sáng tác thơ là để phục vụ đồng bào người Thái của mình, phản ánh cuộc sống dung dị và lối suy nghĩ mộc mạc, trọng tình nghĩa của họ, và Mẹ tôi chửi kẻ trộm là một tác phẩm như thế. 

Một ông nhà báo khác chuyên viết về Văn hoá Văn nghệ tuyên bố chắc nịch là không trao giải B cho bài thơ này thì trao cho ai?

Tóm lại bên khen là khen cái mộc mạc, chân thành, nhân văn của vài thơ. Tức người ta chấm ý chứ không quan tâm tới nghệ thuật.

Bên chê thì nhiều, đa số cho là nôm na, thơ không ra thơ, kiểu này ai viết cũng được, là thảm hoạ thơ ca xứ Việt.

Ông Trần Mạnh Hảo thì bảo "HỮU THỈNH VÀ NGUYỄN QUANG THIỀU CÙNG NHAU GIẾT CHẾT NỀN THƠ BẰNG CÁCH TRAO GIẢI CAO NHẤT CHO HAI “BÀI THƠ” DỞ NHẤT NƯỚC . CHÚNG TÔI ĐỒ RẰNG THẦN KINH ANH THỈNH VÀ ANH THIỀU CÓ VẤN ĐỀ"

Một nhà thơ khác cho rằng ý tưởng "phúc đức tại mẫu" trong bài Mẹ tôi chửi kẻ trộm rất được. Người mẹ có tấm lòng rộng lớn thì người con sẽ gặp nhiều báo đáp may mắn. Tuy nhiên, tác giả Tòng Văn Hân viết quá vụng về nên phơi bày sự ngây ngô.

Đùng một cái, nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công đưa ra một bài thơ cổ mà ông cho rằng nghe đâu là của Hoàng Đạo Tứ. Bài thơ như sau:

TƯỚI DƯA BÁO OÁN
Các con của ta ơi
Chớ trả thù đứa phá trộm dưa nhà ta
Đêm đêm ta hãy sang tưới trộm dưa nhà nó
Ta chăm cho dưa nhà nó tốt tươi
Quả đầy ruộng đầy nương
Để nó đừng sang phá trộm dưa nhà ta nữa.

Hoá ra lòng nhân hậu mà các quan nhà văn đang ca ngợi và trao giải là lòng nhân hậu vay mượn, đạo thơ à? Hay là các người lại bảo chỉ là mượn ý thôi mà! Có sao đâu?

Thế thì chuyện đã rõ rồi, hạ màn được rồi, còn bàn cãi chi nữa hè?

Đỗ Duy Ngọc







1 nhận xét

  1. Trích:" Ông Trần Mạnh Hảo thì bảo "HỮU THỈNH VÀ NGUYỄN QUANG THIỀU CÙNG NHAU GIẾT CHẾT NỀN THƠ BẰNG CÁCH TRAO GIẢI CAO NHẤT CHO HAI “BÀI THƠ” DỞ NHẤT NƯỚC . CHÚNG TÔI ĐỒ RẰNG THẦN KINH ANH THỈNH VÀ ANH THIỀU CÓ VẤN ĐỀ"

    Ông Trần mạnh Hảo cũng một thời có thớ trên văn đàn xã nghĩa; ông dư biết cái tổ con chuồn chuồn , thế mà ông còn làm bộ " đồ rằng thần kinh anh Thỉnh anh Thiều có vấn đề "
    Ông dư biết chẳng vấn đề mịa nào hết ! Cũng như toà án bỏ túi vậy thôi ; ông toà có được quyền xử đâu .... mà chỉ xử theo lệnh trên ban xuống .
    Hội nhà văn cũng đành chấp bút vâng lời trên ban xuống !!!

    Nếu có vấn đề sao ông Thỉnh biết dụ khị nhà văn Phan nhật Nam về ăn khế ngọt, : chúng tôi lo hết từ A đến Z nếu anh gật đầu lời mời mọc từ tôi , Hữu Thỉnh .
    THÔI , QUAY LẠI BÀI THƠ GIẢI NHÌ CỦA XỨ VIỆT CỘNG .
    Trong văn học Việt , phân hai loại : văn vần và văn xuôi. Văn vần tức thi ca, gieo vần theo niêm luật , hoặc không theo niêm luật , thường được gọi thơ mới , thơ tự do .
    Văn xuôi là những truyện ngắn truyện dài , bút ký , hồi ký ....không niêm luật , không gieo vận như thi ca .

    Người ta khen "thơ" trên mang tính nhân văn , gọi là thơ vì cứ chấm xuống hàng giống như câu thơ ,nói cách khác là nhái thơ ở chỗ xuống hàng ;hoặc gọi giả thơ ở cái hình thức .
    Nói về nhân văn ,quả thật đau lòng ; từ xưa người miền cao , gọi chung là người Thượng, là dân thiểu số sống trên núi trên rừng, thành lập buôn , bản ...
    Sống với thiên nhiên , ít giao tiếp người Kinh , nên họ rất mộc mạc chất phát, không biết lừa đảo trộm cắp là gì; tối cũng như ngày , nhà nhà không có chuyện cửa đóng then gài ... vì sợ mất đồ vật !!!

    Ấy thế mà nay , vật đổi sao dời . Gà mất , lợn mất ! Rõ ràng đạo đức con người ngày càng thoái hoá , càng biến chất .... nên bài thơ được ra đời và được giải nhì là theo đúng qui trình , có gì mà bàn mà cãi ????

    Trả lờiXóa