Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MỘT BÀI LỊCH SỬ MÀ AI CŨNG THUỘC

MỘT BÀI LỊCH SỬ MÀ AI CŨNG THUỘC Và 11 giờ 30 ngày 30/4/1975 xe tăng quân của "người anh em"  húc sập cổng Dinh Độc Lập Dương Văn ...

Một bài lịch sử mà ai cũng thuộc

MỘT BÀI LỊCH SỬ MÀ AI CŨNG THUỘC


Và 11 giờ 30 ngày 30/4/1975 xe tăng quân của "người anh em"  húc sập cổng Dinh Độc Lập

Dương Văn Minh không kháng cự,rất chịu nhục khi ngồi chờ để "giao",chữ "bàn giao"  là một cứu cánh sĩ diện mà ông này nghĩ ra đặng có thể bớt nhục cho chính bản thân ông  

Tuy nhiên "người anh em" tuyên bố thẳng thừng :

"Các ông chẳng có gì để trao.Các ông chỉ có thể tuyên bố đầu hàng”

Vậy là "người anh em" bắt toàn bộ làm tù binh,để nhắc cho cả thế giới và lịch sử 4000 năm của VN biết rằng đó là một chiến thắng bằng võ lực 

Hình ảnh ông Dương Văn Minh cúi đầu đi giữa đám lính nón cối là hình ảnh đi vào lịch sử Miền Nam 

Lịch sử nhiều khi bị thay đổi bởi những người thoạt nhìn không ai nghĩ  sẽ cầm quyền 

Lịch sử thay đổi bằng cây súng 

Và lịch sử Việt Nam muôn đời vẫn như vậy ,đó là quy luật quen thuộc mà đôi khi muốn khác cũng không được 

Từ đó,từ khi đó  cái tình người với nhau đã sống kiểu lơ là,hời hợt mà ông già Nguyễn Hiến Lê viết trong hồi ký:"Tinh thần chia rẽ, thù oán từ đó phát sinh và mỗi ngày hố giữa Nam Bắc mỗi sâu thêm" 

Miền Nam trôi vào một bóng đêm dài vô định mà ai cũng nghĩ là một cơn mê đời 

Một sự xáo trộn lớn kinh khủng ,biến cố đời người khủng khiếp mà không bút mực nào thống kê hết cái khổ của người Miền Nam 

Và cũng không có một lời xin lỗi nào bù nổi 

Những người lính đã bỏ mình để bảo vệ quê nhà,hằng hà sa số thương phế binh ,hàng triệu cô nhi quả phụ 

Ước chừng sau 1975 có 3 triệu người đã vượt biên và 500.000 người bỏ mình trên biển cả làm mồi cho hải tặc và cá mập

Và một dòng người như thác đổ bỏ nước ra đi ,họ đi bằng tàu cá đóng bằng cây ,tàu biển ,ta gọi đó là vượt biển ra đi,dòng thuyền nhân người Việt nổi tiếng trên thế giới

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có một câu nhạc cực kỳ triết lý và hiểu đời ,nghe xong phải nổi da gà :

"Ta thấm thía tử sinh, cuối bước nhọc nhằn.
Ta níu ánh bình minh, giữa cơn tử sinh"

Còn những người còn sống trên quê nhà nhưng cũng là phận lưu vong,lưu vong trên chính quê hương mình,cái này mới là đau đớn

"Hò ơi hò ới phận kẻ lưu vong 
Hó ơi hò ới phận kẻ lưu vong"

Mấy chục năm bài sử nhàm chán,mấy chục năm con người bệ rạc,mệt mỏi và rã rời 

Con người ta có thể sống hoài ,sống mãi với cái sự ngậm ngùi xót xa và  tiếc nuối hay sao?

Chắc là không? phải nhìn về tương lai chứ ,cấu xé quá khứ không phải là cái tốt nhứt 

Nhưng tương lai vô định,hơi  hám vô tình,nhìn ra cũng xám xịt ,chỉ mong gần gũi nhau chút xíu tình người,chút xíu hoài vọng của yêu thương 

Người Miền Nam có thương nhau không thì tùy hỉ,hên xui nữa,tại vì giờ thấy nhiều người cũng "đàn con nay lớn khôn mang gươm đau vào xóm làng" hơi nhiều á

Thân phận như nhau thôi,kẻ bấu víu quê hương và kẻ đang cố bấu víu trong bộ máy mà họ nghĩ là sẽ hơn người...suy cho cùng cũng là một thân phận mà thôi,phân cùng một loại 

Thôi kệ!  

“Ba kiếp lang thang, ngồi chụm lại,
Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau”

Tháng 4 nhỏ nước mắt thương phận mình.


Nguyễn Gia Việt


Không có nhận xét nào