NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT Lúc nãy có bạn nhắn cho mình cái link status của anh Đỗ Cao Bảo viết về DN Việt đã thống lĩnh nền ...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT
Lúc nãy có bạn nhắn cho mình cái link status của anh Đỗ Cao Bảo viết về DN Việt đã thống lĩnh nền kinh tế Việt Nam, trong ảnh đính kèm. Thật là tự hào và tự tin! Vậy thực tế có đáng để thủ dâm hay không?
Anh em bò đỏ hay chửi bọn PĐ là tự nhục. Vậy anh em tự đánh giá xem nên tự nhục hay thủ dâm trong trường hợp này nhé.
Như chúng ta đã biết bản chất của nền kinh tế con la kinh tế thị trường định hướng xã nghĩa chính là nền kinh tế thị trường nhưng vẫn duy trì bao cấp (bảo hộ) với 1 số ngành. Ví dụ như như các ngành năng lượng (rõ nhất là điện), ngân hàng, lương thực, viễn thông, bất động sản, hàng không… Bao cấp hay bảo hộ thì có nhiều cách, cơ bản nhất là dùng các rào cản thương mại và luật để hạn chế doanh nghiệp nước ngoài được phép tham gia thị trường. Ví dụ quy định về vốn đối với ngân hàng, quy định về sở hữu đối với BĐS, quy định về an ninh lương thực… Anh em làm việc trong mỗi ngành có thể bổ sung giúp mình các rào cản chi tiết. Mình Google sơ sơ cũng thấy 1 mớ. Tuy nhiên khi gia nhập WTO hay EVFTA thì Việt Nam đang bị áp lực quốc tế phải dỡ bỏ các rào cản để DN nước ngoài được tự do cạnh tranh ở Việt Nam. Nhưng chúng ta đã thấy trong trường hợp thị trường ô tô. Việt Nam phải bỏ thuế nọ kia, nhưng ta lại chế ra được các loại thuế khác nên mọi thứ chả thay đổi gì đáng kể!
Ngoài ra, Việt Nam vẫn là 1 nước có nền kinh tế ngầm khá lớn. Thu nhập ngầm của đa số cán bộ, công chức là cao hơn thu nhập nổi. Tức là các DN nước ngoài vào Việt Nam buộc phải “hội nhập” về “quan hệ” với hệ thống chính trị Việt Nam. Thực tế phần lớn các DN Tây ở Việt Nam phải có vị trí cỡ Phó Tổng GĐ nuôi để đi quan hệ! Đấy cũng là rào cản rất lớn đối với các DN nước ngoài có cách thức kinh doanh minh bạch.
Chính vì thế, các DN Việt Nam sẽ dễ dàng đánh bại DN nước ngoài ở lĩnh vực đang được nhà nước bảo hộ. Nhưng anh Bảo là dẫn ra hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang ở lĩnh vực bảo hộ để ví dụ là DN mạnh mẽ vượt cả Tây!
Ví dụ như vác EVN 1 mình 1 chợ ra để thủ dâm thì kinh hoàng quá! Hay như các chú bộ đội Viettel thì ngay cả VNPT còn phải kêu gào là bị cạnh tranh không lành mạnh với 1 ông nước sông công lính, thì có Tây nào đấu nổi!? Hay như lĩnh vực BĐS, Tây làm gì có cửa vào Việt Nam bởi các rào cản trong luật KD BĐS, luật Nhà ở ví dụ như:
“Có hai hoạt động kinh doanh mà các nhà đầu tư nước ngoài không được phép thực hiện trong khi các nhà đầu tư trong nước vẫn có thể tiến hành.
Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài không được phân lô bán nền, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng đó.
Thứ hai, đối với nhà, công trình xây dựng, nhà đầu tư nước ngoài không được mua để bán, cho thuê, cho thuê mua mà chỉ có thể thuê những bất động sản này để tiến hành cho thuê lại.
Giới hạn về số lượng nhà ở được sở hữu.
Hạn chế số tiền thu trước khi mua bán bất động sản hình thành trong tương lai.
Nguy cơ bị thu hồi đất.”
Ngành BĐS lại là ngành mà thế mạnh về quan hệ chiếm tỷ trọng lớn nhất để thành công, cái này thì Tây thua anh Vượng hết.
Trong số các DN Việt Nam mà anh Bảo đưa ra chỉ có ngành XD là không được bảo hộ nhưng ngành này lại ăn theo BĐS nên DN nước ngoài cũng khó cạnh tranh hơn Việt Nam.
Mình vẫn thắc mắc về công ty XD của Samsung, họ thi công toà nhà cao nhất thế giới ở Dubai, nhưng lại không vào Việt Nam. Thì phải có lý do gì chứ? Trong khi mảng lắp ráp điện tử lại rất hoành tráng ở Việt Nam.
Còn xét vai trò của DN FDI ở Việt Nam thì anh Bảo lờ đi tỷ lệ đóng góp vào GDP và giải quyết số lượng lao động rất lớn mà chỉ đánh giá về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mình không phải dân kinh tế nên cũng chỉ biết sơ sơ như vậy nhưng không hiểu sao anh em con nhang bên nhà anh Bảo chỉ thấy lâng lâng sung sướng tự hào. Mà anh em bên đó thành phần có học về kinh tế và công nghệ không phải ít. Những kẻ như anh có lẽ làm ngu dân còn nhanh hơn cả GD nhồi sọ vì anh có tem nhãn ngon, lại có tiền nên nói gì chả đúng!
Dương Quốc Chính
Không có nhận xét nào