Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

"BỐN NHÀ" NÀ BỐN NHÀ LÀO?

"BỐN NHÀ" NÀ BỐN NHÀ LÀO? Tôi khen Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa chân thật khi trao giải và trao đổi lại về bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộ...

"BỐN NHÀ" NÀ BỐN NHÀ LÀO?
"BỐN NHÀ" NÀ BỐN NHÀ LÀO?

Tôi khen Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa chân thật khi trao giải và trao đổi lại về bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm. Tầm của các anh ấy thì chỉ "đón đợi" được thế giới ngôn từ "mộc mạc" của một người dân tộc thiểu số học tiếng Việt và "tính nhân văn sâu sắc" của bà mẹ yêu thương, che chở cho kẻ trộm để con gái mình dễ lấy chồng. Bụng nghĩ sao, miệng nói vậy thì mới là nhà thơ chân chính.

Nhưng những nhà phê bình có tiếng như Phạm Xuân Nguyên, Văn Giá, Inra Sara thì độ chân thật bị khuất trong hoả mù xám xịt của lý thuyết. Đủ các loại lý thuyết, từ mỹ học hiện đại đến hậu hiện đại. Họ được định hướng từ nhà tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ trong một đoạn trả lời phỏng vấn cùng Trần Đăng Khoa, rằng điều đáng buồn là việc tiếp nhận thi ca của bạn đọc hiện nay không theo kịp sự phát triển của thi ca. Các nhà lý thuyết tung ra, nào là "định kiến lỗi thời", "lô cốt mỹ học cổ lỗ", "tầm đón nhận" thấp, kể cả viện dẫn những sóng gió từng ập lên đầu những thi sỹ tiên phong.

Tuyệt nhiên không thấy nhà lý thuyết nào chỉ rõ ra bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm độc đáo, mới lạ ở chỗ nào. Không chừng họ lại viện dẫn châm ngôn cổ: khả giải bất khả giải chi gian. Thế mới là siêu lý thuyết!

Sau khi đọc hết các bài siêu lý thuyết đó, tôi mới sáng mắt ra, rằng bài thơ của A Tòng siêu thật. Bề ngoài bài thơ có hình thức ngôn từ mộc mạc, nội dung "tải đạo" chỉ ở tầm Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng, nhưng bên trong siêu đến mức phải có tầm siêu trí tuệ mới hiểu được. Cái siêu nằm ngay trong thi ảnh "bốn nhà", dịch Hán là "tứ gia", "tứ trụ" gì đó. Sao không một nhà, hai nhà, ba nhà, năm nhà, bảy nhà mà lại "bốn nhà", và bốn nhà ấy là nhà nào?

"Bốn nhà" là một lựa chọn không ngẫu nhiên.

Trong bài chấm phúc khảo của tôi, khi chấm đến thi tứ, tôi khẳng định, đó phải là bốn nhà từng trộm gà, trộm lợn của bà mẹ mất gà mất lợn. Chỉ có bọn trộm gà trộm lợn mới yêu con gái của bà mẹ biết yêu thương che chở cho kẻ trộm. Người ngay thẳng chẳng ai hăm hở đòi làm rể bà mẹ như vậy!

Tuy nhiên, trong chùm bài đoạt giải của A Tòng có bài Nhà dưới nhà trên, chính A Tòng nói bản làng anh không có kẻ trộm: "Đồ bé đồ to chẳng mất bao giờ". Ba nhà thơ dân tộc: Y Phương, Lương Định, Dương Thuấn cũng khẳng định các bản làng dân tộc thiểu số không có trộm cắp!

Vậy thì "bốn nhà" trong bài thơ của A Tòng phải là người Kinh. Thơ ý tại ngôn ngoại, đá xéo như vậy là khéo lắm! Nhưng có hẳn bốn thằng trộm cùng lúc đòi làm chồng một cô con gái bất chấp bà mẹ và cô gái đã gật đầu chưa mới là chỗ siêu của siêu phẩm. Bốn thằng này phải có quyền thế cao ngất trời mới dám công khai làm chuyện động trời như vậy! Con người chứ có phải con gà, con lợn đâu mà làm càn?

Hoá ra A Tòng làm bài thơ này để chúc mừng sự thành công tốt đẹp của cuộc phối hôn chưa từng diễn ra trên trái đất này. Bốn thằng này khi đòi làm chồng hiển nhiên phải tuyên thệ thuỷ chung với cô gái. Nhưng đã mang máu kẻ trộm thì liệu có thuỷ chung thật không? Tôi nghĩ là có, vì đằng nào đến khi đám cưới chính thức, bốn thằng này cũng sẽ tuyên thệ lần nữa. Bài thơ siêu nghĩa như vậy thì các phê bình gia như Phạm Xuân Nguyên, Văn Giá, Inra Sara khó nói cũng phải.

Chu Mộng Long


Không có nhận xét nào