Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHỮNG SAI LẦM DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ

NHỮNG SAI LẦM DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ Gần nửa thế kỷ kể từ khi Mỹ rút quân và chính quyền miền Nam nhanh chóng sụp đổ. ...

NHỮNG SAI LẦM DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ
NHỮNG SAI LẦM DẪN ĐẾN SỤP ĐỔ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Gần nửa thế kỷ kể từ khi Mỹ rút quân và chính quyền miền Nam nhanh chóng sụp đổ. Có nhiều bài học cần rút ra nhằm trả lời cho sự thất bại này. Những bài học không chỉ để đánh giá quá khứ, mà nó cần được nhắc nhớ làm hành trang cho sự kiến tạo đất nước mai sau. Dưới đây là những bài học như vậy. 

Thứ nhất, Mỹ đã can thiệp để đổ quân vào Miền Nam quá sớm. Có lẽ Mỹ lo ngại rằng chính quyền miền Nam sẽ bị sát nhập vào với miền Bắc cộng sản hoặc miền Nam sẽ bị thua. Nhưng những lo ngại như vậy hầu như chỉ nằm ở mức dự đoán thậm chí cho tới ngày anh em ông Ngô Đình Diệm bị sát hại. 

Việc Mỹ đổ quân vào quá sớm tự hành động đó đã tạo ra hai điểm yếu. Điểm thứ nhất đó là cái cớ để những phe chống đối Mỹ và chống chính quyền miền Nam tuyên truyền rằng Mỹ xâm lược và chính quyền miền Nam được Mỹ dựng lên. Điều này làm yếu đi tính chính danh của việc đổ quân vào miền Nam, và nó cũng làm mờ đi tính chính danh của chính quyền miền Nam. 

Việc Mỹ đổ quân vào quá sớm cũng khiến cho người dân miền Nam hầu như không có trải nghiệm gì đáng kể với các lực lượng cộng sản. Nếu như người dân Nam Triều Tiên bị tàn sát bởi các lực lượng cộng sản Bắc Triều Tiên, bị đẩy tới đường cùng, trước khi Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp, từ đó dẫn tới tinh thần quyết tâm chống cộng của người miền Nam Triều Tiên, thì điều đó hầu như không có ở miền Nam Việt Nam. 

Ở miền Nam, ngoại trừ ở các khu vực hẻo lánh vùng núi, nông thôn, các cán bộ cộng sản cầm súng, cầm dao vào đe doạ bắt đi lính, nộp vàng cho cách mạng, hay khủng bố người dân bằng cách cắt cổ, đập đầu, giết người quăng xuống giếng, thả trôi sông, thì tình hình ở thành phố tương đối hoà bình. Nhờ vậy mà giới trí thức, văn nghệ sỹ, sinh viên ở thị thành hầu như không có ác cảm gì với lực lượng cộng sản. Chính vì vậy mà nhiều ông trong giới trí thức đã tự nguyện đi vào bưng với niềm tin thơ ngây rằng “giải phóng” đất nước khỏi ách Mỹ, Nguỵ nhằm đem lại tự do, dân chủ, văn minh. Họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc thơ ngây, giàu lòng bác ái nhưng ngây thơ về chính trị. Cuối cùng thì vỡ mặt sau ngày 30/4/1975. Người có ý thức thì ngậm ngùi sống cho qua ngày, nghĩ rằng mình đã đi một bước sai lầm. Người có chính kiến hơn thì quay sang chống đối. Còn kẻ xu thời thì tiếp tục tung hô chế độ để kiếm chút bổng lộc. 

Trong một xã hội, đứng trước một vấn đề sống còn như vậy mà giới trí thức chia hai, một nửa đi ủng hộ lực lượng đối địch dẫn đến một xã hội mất đoàn kết. Đứng trước một kẻ thù mà đất nước mất đoàn kết thì trước sau gì cũng bại. 

Nếu Mỹ đổ quân vào muộn hơn, để người dân miền Nam tự trải nghiệm với lực lượng cộng sản nhiều hơn, chắc chắn họ sẽ hiểu ra vấn nạn cộng sản và sẽ đoàn kết hơn. Và khi mà người dân đoàn kết hơn thì chắn chắn một điều rằng lực lượng cộng sản miền Bắc sẽ bị đánh bại nếu họ được trang bị đầy đủ. 

Sở dĩ phe cộng sản đánh bại được phe cộng hoà là vì phe cộng sản đã sử dụng chiến thuật phân hoá xã hội, cụ thể ở đây là tuyên truyền về sự phân hoá xã hội: về địa chủ-nông nô, trí thức-nông dân, tư bản-vô sản, mà nói theo ngôn ngữ cộng sản là những cặp phạm trù. Bằng cách kéo một phe của cặp phạm trù về phía mình, phe cộng sản đã bẻ gẫy mối liên kết xã hội, khiến xã hội phân rã, từ đó dẫn đến loạn lạc, và nhờ vậy mà họ dễ dàng khống chế. 

***

Thứ hai, Mỹ đã chọn một chủ thuyết sai lầm. Để chống lại sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản, Mỹ đã cố xây dựng miền Nam Việt Nam thành một xã hội dân chủ, với hi vọng một xã hội dân chủ thịnh vượng sẽ là ngọn đuốc sáng khuyến khích người dân các nước khác trong khu vực nhìn vào tấm gương Việt Nam Cộng Hoà mà đứng về phía của thế giới tự do. Tương tự như cách mà Hoa Kỳ đã dựng nên một Tây Đức dân chủ thịnh vượng chống lại Đông Đức cộng sản và trở thành ngọn hải đăng về dân chủ của châu Âu lục địa. 

Khác biệt ở chỗ là người dân miền Nam Việt Nam lúc này chưa hiểu và chưa đánh giá được dân chủ nó quý giá tới mức nào. Ký ức Miền Nam Việt Nam cho đến lúc này chưa bao giờ trải qua một chế độ nào tàn bạo, kể cả các chế độ phong kiến ngoại trừ các trải nghiệm của họ với phe Tây Sơn mà trong đó chính quyền Tây Sơn đã thực hiện các cuộc thảm sát dẫn tới người miền Nam đã bỏ theo phe Nguyễn Ánh. Chính vì vậy mà đối với họ, một chế độ dân chủ nửa vời chẳng khác bao nhiêu một chế độ thuộc Pháp. Dân chủ vì vậy mà không phải là nhu cầu của người dân miền Nam lúc này. 

Đối với người dân miền Nam cho đến lúc này, một nước vừa ra khỏi chế độ phong kiến, bị lệ thuộc Pháp, mong mỏi của họ là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. 

Sự sai lầm trong chủ thuyết của Mỹ dẫn đến việc Mỹ chiến đấu ở miền Nam Việt Nam nhưng không có đồng minh địa phương. 

***

Thứ ba, một xã hội tự do chính nó đã là một điểm yếu trong việc đoàn kết chống lại một lực lượng độc tài. 

Trong một xã hội tự do, thông tin được tự do đưa ra, vì vậy mà phía đối phương thoải mái sử dụng các thông tin đó để đánh giá tình hình nội bộ của mình. Ngược lại, sự mờ mịt thông tin trong các chế độ độc tài khiến phe dân chủ hầu như chẳng biết gì mấy thông tin trong các chế độ này. Mà thông tin đóng phần vô cùng quan trọng trong các chiến dịch thắng lợi.

Việc cho phép thông tin tự do trong các xã hội dân chủ vì vậy nó cũng trở thành kẽ hở để phe độc tài lợi dụng hòng tuyên truyền những luận điểm có lợi cho chủ trương của mình. Xã hội miền Nam Việt Nam cởi mở, cố gắng xây dựng một xã hội dân chủ, vì vậy mà chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Mác-xít, chủ nghĩa xã hội độc tài được dịp thoải mái trình bày mà không có bất kỳ sự ngăn cấm nào, từ đó nó dẫn đến sự hình thành một nhóm người theo chủ nghĩa xã hội, và nhóm này tự nhiên trở thành một đối lập với chính quyền cố gắng xây dựng chủ nghĩa tư bản. Và thực tế cho thấy nhóm này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc khuấy động đời sống chính trị xã hội miền Nam Việt Nam.

Trong một chế độ độc tài, chính quyền dễ dàng tập trung nhân lực, vật lực cho một mục tiêu nào đó mà không cần phải giải thích nhiều. Xã hội vì vậy trở nên rất đoàn kết vì một mục tiêu nào đó. Ngược lại, trong một xã hội dân chủ, để tập trung cho một mục tiêu, các chính trị gia buộc phải thuyết phục người dân. Nhưng không phải lúc nào thuyết phục cũng thành công. 

***

Thứ tư, người ngu thì không sợ chết. Ngu ở đây là ngu trung. Ngu trung tức là tin một cách không đặt dấu hỏi về một điều gì đó. Có nhiều ví dụ, nhưng ví dụ rõ nét nhất là các võ sỹ sẵn sàng tử đạo. Đó là lý do mà trước các trận đấu tướng lĩnh phải lên giây cót tinh thần, khích động toàn quân. 

Trong chế độ cộng sản ở miền Bắc trong thời chiến, các quân nhân được tuyên truyền tối đa về Mỹ và miền Nam Cộng hoà. Đây là quá trình ngu trung hoá những người lính, khiến họ trở nên không sợ chết nữa khi ra trận. 

Ngược lại, ở phía các xã hội tự do, mà ở đây là miền Nam Việt Nam, mỗi một sinh mạng là một con người, một thành viên của gia đình và xã hội, người dân trân quý cuộc sống hơn, và vì vậy mà trở nên sợ chết hơn. Các thanh niên đến tuổi đi lính ai cũng muốn khai tuổi thấp lại để khỏi phải ra trận. Những quân nhân vì vậy mà không muốn chiến đấu nếu họ không đứng trước chọn lựa sinh tử. Và họ lại càng không muốn chiến đấu khi phải bắn vào những người đồng bào mình ở miền Bắc. Từ đó mới hình thành cái gọi là rã ngũ. Rã ngũ tức là các quân nhân không chiến đấu nữa, buông bỏ vũ khí khi quân đội cộng sản miền Bắc thực hiện chiến dịch Mùa Xuân 1975 lúc mà quân Mỹ không còn bên cạnh. 

***

Thứ năm, các chính quyền Miền Nam Cộng hoà đã thực hiện nhiều sai lầm chiến lược về mặt quân sự. 

Sai lầm thứ nhất là quân đội chủ yếu dựa vào nam giới. Trong trường hợp phải đối phó với một kẻ địch mạnh, nhu cầu cần có một đội quân bao gồm tất cả mọi giới là một điều cần thiết. Phụ nữ và trung niên vì vậy cũng cần phải được đào tạo để trở thành những quân nhân chuyên nghiệp hoặc dự bị. 

Sai lầm thứ hai là không đa dạng hoá nguồn cung vũ khí, tiến tới tự chủ sản xuất vũ khí, và dự trữ những nguồn năng lượng dự phòng. 

Sai lầm thứ ba là rút quân. Binh pháp có dặn rút quân khó hơn ra quân. Ra quân thì quân lính trong tư thế chuẩn bị, mọi việc đã được sắp xếp, vì vậy mà đội hình nghiêm chỉnh. Ngược lại, rút quân thường trong trạng thái vội vã, thiếu chuẩn bị, hoảng sợ, vì vậy dẫn đến rối loạn đội hình, dễ làm mồi cho kẻ địch. Việc rút quân trong hoảng loạn ở miền Trung đúng ra đã là một bài học cho giới lãnh đạo quân đội miền Nam. Nhưng họ đã không rút kinh nghiệm mà thực hiện tiếp việc rút quân ở Tây Nguyên dẫn đến rã ngũ ở binh lính và mất hết toàn bộ lực lượng. Rã ngũ tức là binh lính tự động buông bỏ hàng ngũ, đội quân tự động tan rã. 

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Ban Tham mưu nghĩ rằng việc rút quân về cố thủ một vùng nhỏ hơn từ Nha Trang trở vào sẽ dễ dàng bảo vệ quốc gia hơn. Nhưng nếu nghĩ kỹ hơn một chút sẽ thấy chiến lược này cực kỳ sai lầm. Việc rút quân sẽ khiến dân ở các vùng phía ngoài theo quân di chuyển vào Sài Gòn. Dân di chuyển đông vào Sài Gòn tự nó sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng quốc gia. Một cuộc khủng hoảng quốc gia trong thời chiến, nhất là khi chiến tranh đang xảy ra, thực sự là một tai hoạ. 

Nếu tất cả người dân, ngoại trừ trẻ con, được huấn luyện một cách chuyên nghiệp và được trang bị đầy đủ, được sự giúp sức của các lực lượng chính quy quyết giữ nguyên mặt trận chiến đấu, còn người dân ở các khu vực khác đóng vai trò yểm trợ, thì tình hình có lẽ sẽ khác. 

Nguyễn Huy Vũ
28.4.2021

Không có nhận xét nào