Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SAU KHI LÁI XE TĂNG HÚC ĐỔ CỘT CỜ DINH ĐỘC LẬP VÀO NGÀY 30/4 CÁC ANH BỘ ĐỘI VỀ NHÀ CHĂN NUÔI ...HEO.

SAU KHI LÁI XE TĂNG HÚC ĐỔ CỘT CỜ DINH ĐỘC LẬP VÀO NGÀY 30/4 CÁC ANH BỘ ĐỘI VỀ NHÀ CHĂN NUÔI ...HEO. Thật tội nghiệp cho một đất nước sau 20...


SAU KHI LÁI XE TĂNG HÚC ĐỔ CỘT CỜ DINH ĐỘC LẬP VÀO NGÀY 30/4 CÁC ANH BỘ ĐỘI VỀ NHÀ CHĂN NUÔI ...HEO.

Thật tội nghiệp cho một đất nước sau 20 năm có internet nhưng vẫn không hiểu một nguyên lý đơn giản : khi anh chiến đấu trong một thể chế chính trị độc đảng thì anh không phải chiến đấu cho tổ quốc dân tộc mà là anh đang chiến đấu cho quyền lực cai trị của đảng đó.
Các anh là những học sinh chỉ mới lớp 10 hệ giáo dục rút gọn 2 năm nhằm đăng lính lúc 17 tuổi vào chiến trường Quảng Trị để chết thế cho con cái của đảng viên Cộng sản được gởi đi học Liên Xô, Đông Âu. Các anh lái xe tăng vào húc đổ Dinh Độc Lập hay chết vì sốt rét trên đường Trường Sơn cũng chỉ để tạo ra 3 triệu dân oan khắp cả nước và để dân Trung Quốc tràn vào, để nhượng địa, hải đảo bị bán. Trong khi có con cái của đảng viên nắm hết các vị trí chủ chốt của quyền lực để tham nhũng, lạm quyền.
Nhà thơ Lê Bá Dương, tác giả của bài thơ "Lời gọi bên sông" :
Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.
đã nhiều lần than phiền bài thơ của mình bị ăn cắp tên tác giả và mỗi năm đều về thả hoa đăng trên sông để tưởng nhớ đồng đội đã căm phẫn khi nhận ra dưới các nấm mồ liệt sĩ không hề có hài cốt mà chỉ là mộ gió.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc viết trên talawas: "Tôi, người may mắn sống sót sau những hy sinh của Dương Thị Xuân Quý, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Giá, Chu Cẩm Phong cùng hàng triệu đồng bào đồng chí của tôi, từ 1975 trở đi càng ngày càng thấy nhân dân tôi đã lâm vào một bi kịch thê thảm nhất, cay đắng nhất, quái gở nhất: vì độc lập tự do mà cuồng nhiệt tự nguyện dốc cả sông máu núi xương để rồi “tự do” tự nguyện choàng lên cổ mình một cái ách nô lệ “vàng son” mang tên là sự lãnh đạo của Đảng, mà thực chất chỉ là sự cai trị độc đoán của hơn một trăm Ủy viên Trung ương, thậm chí chủ yếu là mười mấy Ủy viên Bộ Chính trị. Nô lệ đến mức người ta bảo bỏ phiếu cho ai là ngoan ngoãn bỏ cho người ấy, chẳng biết người ấy tốt xấu thế nào. Nô lệ đến mức muốn nói điều mình nghĩ, mình thấy, mình biết cũng không báo nào đăng cho, cỡ như cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn mà cũng không được đăng trọn vẹn. Nô lệ đến mức người ta áp đặt cái đường lối sai lầm dựa trên một kiểu lý luận nói lấy được (chữ dùng của tướng Trần Độ) là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng không biết mà cãi, hoặc biết mà không dám cãi, hoặc muốn cãi thì cũng không có diễn đàn mà cãi."
 Và ông kết luận :

Các anh – những người Tháng Tám
Các anh đâu rồi? Thấm mệt rồi chăng?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán
“Thế sự du du…” thật giả nhập nhằng!…
Có lẽ nào? Có lẽ nào? Lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỷ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi
Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sống cho mình
Và cứ thế dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời
Các anh đâu rồi
Những người Tháng Tám?
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn tấn trò bội phản
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do?
Dân tộc từng sống chết chẳng so đo
Quyết không làm nô lệ
Sao hôm nay Người đành cam chịu thế
Mặc thân phận mình dưới ách tà gian
“Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than…”
Câu hát cũ lòng tôi rỉ máu
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu
Tháng tám ơi! Tháng Tám nước non mình
Tôi lại đi, lầm lũi cuộc hành trình
Chỉ có thế thôi! Thơ
Với cường quyền
Ðối mặt
Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Ðang thét đòi món nợ: Tự Do!



Dương Hoài Linh


Không có nhận xét nào