TẠI SAO CÀNG CÓ NHIỀU TỶ PHÚ THÌ ĐÔNG LÀO CÀNG ĐI XUỐNG Báo chí Việt Nam cứ nhao nhao bữa giờ đăng bài PR cho các tỷ phú mới nổi của nước n...
TẠI SAO CÀNG CÓ NHIỀU TỶ PHÚ THÌ ĐÔNG LÀO CÀNG ĐI XUỐNG
Báo chí Việt Nam cứ nhao nhao bữa giờ đăng bài PR cho các tỷ phú mới nổi của nước nhà được đăng lên tạp chí Forbes như là niềm vinh hạnh của xã hội Việt Nam khi có những người này làm đại diện. Để nói cho rõ, Sáu không thấy việc có nhiều tỷ phú dollar sẽ tốt cho Việt Nam, ngược lại là tốt hơn. Tại sao thì Sáu sẽ phân tích ngay sau đây cho các bạn rõ.
Ai cũng biết rõ việc kinh doanh lớn ở Việt Nam nó liên quan mật thiết đến chính trị như thế nào. Hầu hết những tỷ phú ở Việt Nam đều không đi theo con đường tự thân và có liên hệ rất mật thiết đến cơ cấu lợi ích nhóm tại đây. Trong số 10 người nắm giữ tài sản lớn nhất trên sàn chứng khoán của Việt Nam ngày hôm nay, có 7 người kinh doanh trong lĩnh vực Bất động sản, 1 làm ngành Ngân hàng, 1 làm ngành Hàng không, người còn lại kinh doanh Thép. Trong lúc người dân còn chưa có được quyền sở hữu đất đai thì có một tầng lớp người luôn được giao khoán đất đai để xây dựng những công trình béo bở ở những vị trí đắc địa. Hãy nhìn những lô đất vàng của Vin có được khi xây các toà nhà Vincom tại các thành phố lớn, nó luôn nằm ở các trục đường đẹp nhất, đông đúc nhất và sang trọng nhất trong mỗi thành phố. Càng phát triển theo hướng bất động sản càng thèm khát đất đai và khi không có một bộ luật đất đai hoàn chỉnh thì việc biến một người dân bình thường trở thành dân oan không có gì là khó khăn. Những vụ việc gần đây cho ta thấy vấn đề tăng nóng bất động sản liên quan trực tiếp đến việc thu hồi đất đai nhiều đến mức nào.
Việc phát triển bất động sản mà bỏ qua các ngành sản xuất cơ bản như nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, sản xuất xe hơi tự thân đã bỏ qua cơ hội vàng cho Việt Nam phát triển bền vững. Việt Nam không có được một cơ sở công nghệ cao nào có thể theo kịp được các nhu cầu thời đại như sản xuất chất bán dẫn, con chip, chưa nói đến việc tập hợp tất cả những thứ đó thành một thành phẩm như điện thoại hay laptop. Việt Nam cũng phải nhập rất nhiều những sản phẩm nông nghiệp tưởng như là sản xuất trong nước đã đủ nhu cầu như gạo, thịt gà, trái cây. Những nhà tỷ phú ở Thái Lan, Singapore hay Malaysia đều nắm giữ những ngành đại diện cho linh hồn của các quốc gia này như nông nghiệp và bán lẻ ở Thái, ngân hàng tại Sing, sản xuất oto tại Malaysia. Các tỷ phú này bị quy định chặt chẽ từ chính phủ ngăn cản việc liên kết chính trị. Tỷ phú gần nhất cố gắng thực hiện điều này là ông Thaksin Shinawatra ở Thái đã cố gắng xây dựng hình ảnh bênh vực nông dân hơn là một tỷ phú bình thường và ông đã thất bại.
Tại Việt Nam, không tỷ phú nào không là con tin của chính quyền. Chỉ cần làm phật ý hoặc vật đổi sao dời trong chính phủ là khả năng cao họ sẽ bị truy tố ngay, bằng chứng lúc nào chẳng đầy ắp. Nhìn Phạm Nhật Vũ và Trầm Bê mà xem. Do đó những người này muốn giàu sẽ được ưu đãi cực lớn từ chính phủ song họ cũng phải tuân lệnh tối đa từ chánh quyền Đông Lào. Việc không minh bạch trong mối quan hệ giữa giới kinh doanh và chánh quyền gây ra các hậu quả về phát triển định hướng kinh tế và thất thu ngân sách.
Đó là chưa kể đến các vị nhờ vào mối quan hệ để vay vốn mà làm BOT rồi thu tiền phí một cách vô cùng bất hợp lý với dân chúng. BOT chỉ là một ví dụ về các ngành kinh doanh dựa vào mối quan hệ. Hầu hết các đại gia đầu ngành đều sử dụng cách này để vay vốn ngân hàng. Khi họ làm ăn tốt thì không sao. Khi công việc bị đình trệ do các diễn biến bất ngờ kiểu COVID thì sao? Nợ này sẽ trở thành nợ xấu, ngân hàng có khả năng vỡ nợ cao và phải bán cho nhà nước với giá 0 đồng. Để hệ thống ngân hàng không bị sụp đổ dây chuyền, nhà nước phải mua lại và chuyển phần nợ đó lên gánh nặng nợ công quốc gia cũng như tiền thuế của dân sẽ tăng cao. Con số thật sự của thâm thủng ngân sách sẽ không được biết rõ nhưng ta đều biết rằng thuế ở Việt Nam không bao giờ là thấp cả. Hãy nhìn mức đánh thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí bảo vệ môi trường... những cái tên rất hay nhưng bản chất nó không phải là như thế.
Đó là bản chất của việc gia tăng số lượng tỷ phú ở Việt Nam. Người ta chưa tính đến số nợ ngầm của các vị này, rất thiếu công khai và minh bạch. Khi các vị ăn nên làm ra, chính các vị và bộ phận lợi ích nhóm sẽ hưởng lợi. Nhưng khi làm ăn không được tốt thì chính tiền thuế của người dân phải lấy ra để bù vào nợ xấu của quý vị. Chưa kể đến việc tạo ra rất ít giá trị trong chuỗi sản xuất và cung ứng của thế giới, việc thiếu minh bạch trong đấu thầu, trong hoạt động kinh doanh và cho tặng của các vị này cũng là một phần cho một tương lai u ám của Việt Nam.
Anh Sáu
Không có nhận xét nào