Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƠ INRA SARA CHẤM PHÚC KHẢO GIẢI THƠ BÁO VĂN NGHỆ

TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƠ INRA SARA CHẤM PHÚC KHẢO GIẢI THƠ BÁO VĂN NGHỆ Trong một bài viết KHỦNG HOẢNG NHƯ LÀ TÍN HIỆU TỐT LÀNH! (có đăng c...

TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƠ INRA SARA CHẤM PHÚC KHẢO GIẢI THƠ BÁO VĂN NGHỆ

Trong một bài viết KHỦNG HOẢNG NHƯ LÀ TÍN HIỆU TỐT LÀNH! (có đăng chính thức trên Tuổi trẻ), lấy tư cách Tân Chủ tịch Hội đồng thơ của Hội Nhà văn, Inra Sara "chấm phúc khảo" bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm như sau:


4. Trở lại với thơ đoạt giải trên báo Văn nghệ. 
Thơ dẫu là loài vô bằng cỡ nào, hoặc trình độ thưởng thức và cảm thụ văn chương bị phân hóa tới đâu, không phải là không thể [lôi nhau ra tòa] phân xử. Này nhé, nhà phê bình có thể truy vào năm thành tố: Cấu trúc bài thơ kia khác lạ tới đâu; thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ, vậy ngôn từ nơi ấy độc sáng thế nào; thi ảnh mới mẻ chỗ nào; tứ thơ độc đáo ra sao; và cuối cùng toàn bài thơ có làm lay động [con tim/ khối óc] người đọc không?
Qua theo dõi vụ nổ vừa qua, tôi thấy ta chưa công tâm với nhà thơ. Hoặc phê phán đầy cảm tính và tùy tiện, hoặc từ lô cốt hệ mĩ học của mình, ta phán xét, chứ chưa đặt trên một nền tảng thuyết phục.
Tôi từng đề nghị lối “phê bình đi vào trong”. Trước một văn bản cụ thể, với tư cách người làm phê bình, bạn cần ‘đi vào trong’ hệ mĩ học của tác phẩm - dù tác phẩm đó thuộc loài cổ điển, hiện đại hay hậu hiện đại - để nhận ra cái ‘hay’, cái ‘đẹp’ của nó. Một nhà phê bình mà chỉ chấp nhận cái ‘hay - đẹp’ của sáng tác thuộc hệ mĩ học mình ưa chuộng, thì vừa bất lực trước văn bản thơ lạ lẫm, vừa không tránh khỏi phân biệt đối xử với loài thơ khác gu của mình. Đây là điều diễn ra ngày qua ngày trên văn đàn, vài chục năm qua. Học biết chấp nhận [những] cái khác others là khởi đầu cho tinh thần dân chủ. 

(Nguyên văn cả đoạn, không trích)

Đặt trong toàn bài, Inra Sara nói thơ đang khủng hoảng. Nhưng tôi đọc kỹ từng dòng, chẳng thấy có khủng hoảng nào. Toàn bài ngợi ca thơ Việt đương đại phát triển đa dạng, nhiều hệ hình thẩm mỹ, nhiều trường phái và cả nhiều tên tuổi lớn Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Quang Thiều, Đinh Linh, Lê Vĩnh Tài. Tiếc là so với sách và những bài viết khác của ông, ông khiêm tốn không kể trong đó có tên tuổi lớn là chính ông, Inra Sara! Không kể nhưng ai cũng hiểu, ông mới xứng là tiên phong, cả thơ lẫn phê bình.

Vậy thì cái gì khủng hoảng? Giả vờ nói thơ khủng hoảng chứ hiển ngôn trong bài viết của ông, đó là khủng hoảng của tiếp nhận và phê bình. Tiếp nhận và phê bình đang có vấn đề: "Hoặc phê phán đầy cảm tính và tùy tiện, hoặc từ lô cốt hệ mĩ học của mình, ta phán xét, chứ chưa đặt trên một nền tảng thuyết phục". Nôm na là hoặc vô học hoặc có học nhưng kiến thức cổ lỗ. Đó là lối "phê bình bên ngoài". Hậu quả là thiếu công tâm với nhà thơ, không chấp nhận cái khác, tức độc tài.

Inra Sara hướng dẫn, thực chất là đã chấm phúc khảo cho bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" đang bị lối "phê bình bên ngoài" nổ. Ông viết: "Này nhé, nhà phê bình có thể truy vào năm thành tố: Cấu trúc bài thơ kia khác lạ tới đâu; thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ, vậy ngôn từ nơi ấy độc sáng thế nào; thi ảnh mới mẻ chỗ nào; tứ thơ độc đáo ra sao; và cuối cùng toàn bài thơ có làm lay động [con tim/ khối óc] người đọc không?"

Như vậy là có thể hình dung kết quả: 1) Inra Sara mắng Ban Giám khảo gồm Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Khuất Quang Thuỵ, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đức Mậu thuộc loài có tim mà không có đầu. Bởi vì các lời biện minh của Ban Giám khảo cũng chỉ nói "tinh thần nhân văn" "làm lay động con tim" các ông, tức mới dựa vào 1/2 của một trong 5 tiêu chí của phê bình có học. 2) Nếu dựa hết vào 5 tiêu chí: cấu trúc, thi tứ, ngôn từ, thi ảnh, cảm xúc, bài thơ của Tòng Văn Hân đạt cả 5: cấu trúc lạ, thi tứ lạ, ngôn từ độc sáng, thi ảnh mới mẻ, toàn bài làm lay động con tim và khối óc của người đọc. Tóm lại là, đạt 5 tiêu chí ấy, bài thơ Mẹ chửi kẻ trộm phải đoạt giải A Cường quốc thơ hoặc là giải Nobel mới xứng!

Chỉ tiếc là Inra Sara không có câu từ nào chỉ ra bài thơ lạ, mới mẻ, độc sáng và lay động ở chỗ nào? Tài thật, tiên sư Tân Chủ tịch Hội đồng thơ, phán như thánh mà không cần chứng minh!

Đã vậy thì đến lượt tôi phải chấm phúc khảo lần nữa. Chấm đúng trên 5 tiêu chí ấy, bằng hệ hình tân mỹ học đàng hoàng, kể cả "phê bình bên trong" chứ không nằm trong "lô cốt mỹ học" cổ lỗ sờ lông bài thơ đâu. Mời ông và các bạn đón đọc bài chính tôi chấm phúc khảo nhé!

Chu Mộng Long

Không có nhận xét nào