Về địa danh Sài Hồ ở Lạng Sơn có là đến từ tiếng Tày Thái gì đó như giáo sư sử học Lê Văn Lan giải thích không ? Theo giáo sư Lê Văn Lan, tr...
Về địa danh Sài Hồ ở Lạng Sơn có là đến từ tiếng Tày Thái gì đó như giáo sư sử học Lê Văn Lan giải thích không ?
Theo giáo sư Lê Văn Lan, trong bài ca tụng (hơi quá đáng) về địa danh Quảng Nam (xem >> http://baoquangnam.vn/emagazine/quang-nam-vung-dat-ban-linh-sang-tao-110309.html), thầy có phát biểu về tên địa danh đèo Sài Hồ ở Lạng Sơn như thế này:
****
Còn có cách đánh giá của Chúa Nguyễn Hoàng, đó là đất “yết hầu”, tôi có nghĩ đến địa danh, đúng ra là sơn danh thuộc đất Lạng Sơn - Xứ Lạng xưa. Đó là tên một con đèo hiểm trở. Và cái tên đó bây giờ đang được phiên ra thành ngữ Hán - Việt là Sài Hồ - đèo Sài Hồ. Căn cứ vào ngữ nghĩa Hán - Việt thì Sài Hồ không có nghĩa, sài là củi, hồ là vùng nước, không ứng được vào thực tế của con đèo rất hiểm trở, rất quan trọng của Xứ Lạng. Vậy ta phải tìm nghĩa của chữ Sài Hồ, không phải ở chỗ phiên âm sang tiếng Hán - Việt, mà là ở ngôn gốc của người địa phương, đấy là người Tày.
Trong ngôn ngữ Tày Thái cổ, chúng ta bắt gặp từ phát âm gần giống, đó là "slai kho" – Sài Hồ. Trong ngôn ngữ của người Tày Thái – "slai kho" nghĩa là cái cổ họng. Đấy những miền đất vừa là phên dậu, nhưng có thể hiểm trở và đặc biệt có vị trí, công năng, tác dụng giống như chỗ trọng yếu nhất, quan trọng nhất của cả cơ thể người. Đấy là cuống họng, yết hầu. Và Chúa Nguyễn Hoàng đặt cho Quảng Nam cái vị trí, cái tính cách "slai kho" theo tiếng Tày, Sài Hồ theo tiếng phiên âm, mà gốc là cuống họng, yếu hầu. Một lần nữa là sự chính xác đến tuyệt vời.
****
Nhưng thầy Lan không cho chúng ta biết là Sài Hồ viết Hán ngữ ra sao, và từ tài liệu nào mà thầy khẳng định Sài Hồ liên quan gì đó tới tên "Slai Kho" gì đó
Chứ còn theo bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí quyển Bốn khi viết về Lạng Sơn thì "1.102 tầm, hai bên đường đều là núi cao, cây cối rất rậm rạp, giữa đường có hai ngọn núi nổi lên, một ngọn gọi là Núi Ông, một ngọn gọi là Núi Bà, đến Cây Sói 𣘃㰁, ở xã Chi Lăng thuộc Ôn Châu, là nơi giáp ranh với xã Hòa Lạc thuộc huyện Hữu Lũng, lấy Cây Sói làm ranh giới.".
Mà nếu bạn tra từ khóa "Cây Sói" "Lạng Sơn" trên Google thì sẽ thấy có rất nhiều kết quả.
Như vậy cái tên địa danh Sài Hồ, rất có thể, thời xưa (tức là thời Gia Long), đã có một cái tên Nôm là Cây Sói 𣘃㰁 chỉ cho rừng cây sói nơi đây, rồi đến thời sau này, để Hán hóa địa danh, các quan lại nhà Nguyễn mới đổi Cây 𣘃 = Sài 柴, Sói 㰁 = Hồ 弧 (tức Chó Sói ~ Hồ Ly Tinh), như vậy là từ Cây Sói = Sài Hồ đó chứ, chứ làm gì có Sài Hồ là củi và vùng nước như thầy Lan phán đoán ?
Vậy nếu chúng ta dựa vào bộ Hoàng Việt, thì có thể cái tên địa danh Sài Hồ rất sau này ở Lạng Sơn, là một cái tên Hán hóa từ tên Nôm Cây Sói, chứ không có liên quan gì đến "Slai Kho" gì trong tiếng Tày Thái như thầy Lan giải thích cả.
Và dĩ nhiên, nếu bạn có đọc sách sử xưa, thì các danh từ "phiên dậu", "yết hầu" là rất quen thuộc, nên không hiểu tại sao thầy Lan không giảng ngắn gọn mà lại đem cả việc ngài Nguyễn Trãi viết phiên dậu trong Dư Địa Chí, rồi lại đem cả "Slai Kho" gì đó ra mà giảng yết hầu ? Viết và giải thích như thế có là vẽ rắn thêm chân không ?
Đáng ngờ hơn, thầy Lan còn viết "Bác Hồ là người đầu tiên phát hiện ra và tổng kết hai truyền thống song hành của lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta. Đó là truyền thống dựng nước và giữ nước “các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước…”.". Nhưng không biết ông sẽ nghĩ sao về bài thơ "Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời, Cớ sao ..." ? Phải chăng những giáo sư sử học già tại Việt Nam, như thầy Lê Văn Lan, chỉ được dạy Bác Hồ là một nhơn vật vĩ đại, chứ không hề được dạy là trước Bác Hồ, Việt Nam còn có bao nhiêu vĩ nhơn khác chống phương Bắc và còn để lại những câu nói nổi tiếng cho người đời sau ?
Quảng Nam, yup, xứ lắm chuyện ....
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào