VỀ VIỆC CÓ THỂ PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG HỌ TINH HOA TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY KHÔNG ? Theo mình là không, vì ở Việt Nam ngày nay, một dòng họ có thể...
VỀ VIỆC CÓ THỂ PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG HỌ TINH HOA TẠI VIỆT NAM
NGÀY NAY KHÔNG ?
Theo mình là không, vì ở Việt Nam ngày nay, một dòng họ có thể phát triển rất mạnh về gia sản nhưng họ không hề được cho phép hay được quyền tự do làm nhiều điều khác trong xã hội (ngoài việc làm giàu).
Chắc là không có dòng họ giàu có nào đó ở Việt Nam dám bỏ tiền ra hay được cho phép theo đuổi các công trình nghiên cứu sử học thực tiễn ví dụ văn hóa Việt Nam đã thay đổi như thế nào từ Bắc vào Nam xuyên suốt cả ngàn năm lịch sử. Hoặc ví dụ có dòng họ nào bỏ tiền ra để dịch hết các bộ sử nước nhà qua Anh ngữ, và khuyến khích con cái họ học Hán Nôm. Cũng chắc là không có dòng họ nào sẽ chấn chỉnh việc đưa người Việt Nam về lại với con đường chân chính tôn giáo, hoặc ví dụ dòng họ ấy sẽ để lại hơn 70% gia sản cho các việc từ thiện (philanthropy). Theo mình, văn hóa người Việt Nam xưa nay chưa bao giờ cổ võ cho những chuyện này cả. Ví dụ nếu phải bỏ tiền túi tư của dòng họ ra cho việc dịch thuật các bộ sách sử sang Anh ngữ, thì người ta lại có thể nói "đó là chuyện nhà nước, đâu có ai ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, bộ mầy điên à ?".
Nhưng trách nhiệm của một dòng họ trong một xã hội không phải chỉ là kiếm tiền, và càng không phải là làm những người nổi tiếng trong xã hội. Con người ta sống trong xã hội có những mục đích cao đẹp hơn nhiều, và giàu sang chỉ là một bước cờ để có thể vươn đến và làm được các mục đích cao đẹp ấy, vì xã hội, vì con người.
Mình không nghĩ việc một người mê kiếm tiền mà lại đam mê kiến thức / trí thức là có gì trái ngược cả. Mà bên Mỹ hầu như những người mình biết mà có tiền, họ đều đam mê kiến thức cả, và bạn có thể thấy những người nổi tiếng trong giới software bên Mỹ, họ đều đam mê kiến thức (mặc dù nhiều người trong họ bỏ học để đi kiếm tiền). Ở Việt Nam, mình chưa thấy có ai cổ võ cho những nhà trí thức đi kiếm thiệt nhiều tiền, ví dụ cổ võ cho các cô Hán Nôm đi kiếm thiệt nhiều tiền bằng trí óc của họ. Một người trí thức mà phải chịu sống một kiếp nghèo hay trung lưu, đó là một mất mát to lớn cho người ấy. Ngay cả cô Hán Nôm của mình sau này khi qua Mỹ, mình vẫn muốn tạo cơ hội cho riêng cô, để cô có thể tự làm, tự quản lý và có khi tự cô sẽ kiếm nhiều tiền. Kiếm tiền và làm giàu không có gì là xấu hổ cả, nhưng kiếm tiền và làm giàu sẽ là xấu hổ, nếu người ta chà đạp lên nhân phẩm, chà đạp lên đạo đức, để kiếm bằng được tiền.
Người Việt Nam có cơ hội rất to lớn để tạo ra các dòng họ tinh hoa người Việt Nam bên Mỹ, nhưng không hiểu đã có ai nghiên cứu về làm sao tạo ra các dòng họ như thế không ? Cuộc đời này không thể chỉ là có một vài căn nhà, có tiền rủng rỉnh, về Việt Nam khoe khoang, đã là đủ. Một con người hoặc một dòng họ còn cần sống cho xã hội và sống vì xã hội. Mình ít thấy có người Việt Nam nào nói những chuyện này. Họ hầu như chỉ được dạy sống trong khuôn khổ mà người ta đặt ra sẵn cho họ, ví dụ thầy giáo thì chỉ phải đi dạy học, sử gia thì chỉ viết sử, thương nhân chỉ đi làm giàu, nhưng không ai nói cho họ là đằng sau của việc đi dạy học còn là gì nữa, đằng sau của việc viết sách sử còn là gì nữa, đằng sau của việc làm giàu còn là gì nữa ? Bạn đã có bao giờ đêm đêm nhìn lên trời, nhìn lên các vì sao, và cảm thấy cuộc đời này rất đáng sống, và cần phải sống như thế nào cho thật xứng đáng, thật đã không ?
Brian
Không có nhận xét nào