ẤN ĐỘ...ẤN ĐỘ Một người em hỏi tôi, anh ơi: Ấn Độ...Ấn Độ. Xin trả lời, với Đất nước Ấn Độ, mọi chuyện đều có thể xẩy ra. Với hàng chục gia...
ẤN ĐỘ...ẤN ĐỘ
Một người em hỏi tôi, anh ơi: Ấn Độ...Ấn Độ.
Xin trả lời, với Đất nước Ấn Độ, mọi chuyện đều có thể xẩy ra. Với hàng chục giai cấp, giai tầng xã hội... Với vô cùng nhiều Tôn giáo từ cổ đến kim, với truyền thống của Nền văn minh sông Hằng... Mọi chuyện đều có thể xẩy ra và không lạ lùng gì ở Đất nước này.
Chúng ta, ai cũng sợ ốm đau bệnh tật, cũng sợ chết nhưng rồi những lãnh tụ vĩ đại nhất cũng chết, những người tôn kính nhất cũng chết, và chắc chắn, chúng ta cũng sẽ đi đến điểm kết thúc. Sống mới khó chứ chết thì ai cũng vậy thôi, cũng chết. Ở ta thì Địa táng, ở Tây Tạng thì Thiên táng, Điểu táng, ở đâu đó thì Thủy táng.
Nhiều tôn giáo phương Đông không chôn người chết, thay vào đó, họ hỏa táng thi thể. "Theo tôn giáo của người Hindu, linh hồn không thể được giải thoát hoàn toàn nếu không có lửa", Braj Kishore Pandey, một người dân ở ngoại ô thủ đô New Delhi, nói.
Chết trong tiếng Phạn là "dehanta", có nghĩa là "sự kết thúc của xác phàm", chứ không phải là kết thúc cuộc sống. Một trong những nguyên lý trọng tâm của triết học Hindu là sự phân tách rạch ròi giữa cơ thể và linh hồn. Người Hindu tin rằng cơ thể chỉ là vật chứa tạm thời của một linh hồn bất tử ở phàm trần. Khi một người chết đi, cơ thể bị phân hủy nhưng linh hồn vẫn sống mãi. Linh hồn sẽ tiếp tục hành trình sinh ra, chết đi và tái sinh cho tới khi được siêu thoát.
Người Hindu cũng tin rằng linh hồn vẫn gắn liền với cơ thể sau khi một người qua đời và bằng cách hỏa táng thi thể, linh hồn mới có thể được giải thoát.
Một trong những người không thể thiếu tại các khu hỏa táng ở Ấn Độ là "Dom", người trông coi và giữ lửa cho các giàn thiêu. "Một người không thể bước vào cánh cửa thiên đàng nếu thi thể của họ được hỏa táng mà không có sự hiện diện của Dom", Yamuna Devi, người trông coi khu hỏa thiêu Harishchandra ở thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh, cho hay.
Sau khi thi thể được bọc vải trắng và phủ đầy hoa được đặt lên giàn thiêu chất đầy củi, những Dom như Devi sẽ có mặt, trao ngọn đuốc cho con trai của người chết. Khi người này đi quanh giàn thiêu và châm lửa, họ hàng đứng dõi theo trong im lặng.
Theo thần thoại của người Hindu, các Dom đã bị Thần Shiva nguyền rủa vì một thành viên trong cộng đồng của họ tên Kallu Dom đã cố đánh cắp chiếc khuyên tai của nữ thần Parvati. Để được tha thứ, họ đồng ý trở thành người giữ lửa.
Để giải phóng hoàn toàn linh hồn khỏi các ràng buộc phàm trần, sau khi thiêu, tro và những mảnh xương còn lại của người chết được thả xuống sông hoặc biển, và thường là một địa điểm linh thiêng như bờ sông Hằng.
Ketika Garg, nghiên cứu sinh Đại học California ở thành phố Merced, Mỹ, cho hay trong quan niệm của người Hindu, thi thể được thiêu chỉ đơn giản là một cái xác phàm, không còn là người thân của họ.
"Nghi thức giải thoát linh hồn người chết khỏi các ràng buộc với thể xác cũng được xem là lời nhắc nhở người còn sống buông bỏ những ràng buộc với người đã chết", Garg cho biết.
Đây là những tư liệu sưu tầm được.
Khu vực dành cho hỏa táng là vùng đất chuyên riêng cho lễ thiêng liêng này. Ở các ghat, việc tiến hành lễ này là thường xuyên, thời covid thì quá tải.
Dân số Ấn Độ là 1,366 tỷ người, toàn thế giới là 7,8 tỷ, cứ sáu người có một là người Ấn Độ.
(TBTCO) trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 13.800 ca tử vong và trên 800.000 ca nhiễm mới. Ấn Độ tiếp tục lập kỷ lục ca nhiễm mới, trong khi ca tử vong vượt mốc 200.000. Các chuyên gia lo ngại số ca nhiễm thực tế ở nước này có thể cao gấp 30 lần báo cáo, lên hơn nửa tỷ người.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 28/4 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 149.289.818 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.147.190 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 801.473 và 13.866 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 127.326.251 người, 18.813.969 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 111.026 ca nguy kịch.
Cũng trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (362.902 ca), Brazil (71.107 ca) và Mỹ (43.457); Ấn Độ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 3.285 ca), tiếp theo là Brazil (2.818 ca) và Mỹ (777 ca)
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ hiện là 32.918.502 triệu người, trong đó có 587.276 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 17.988.637 ca nhiễm, bao gồm 201.165 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 14.441.563 ca bệnh và 395.022 ca tử vong.
Tính theo tỷ lệ dân số, Hungary là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 277 người tử vong. Tiếp đến là CH Séc với 272 người và Bosnia-Herzegovina với 255 người/100.000 dân.
...
Mỹ có 328,2 triệu dân, nhiễm virus Covid 32,9 triệu người, tức là, xấp xỉ 10% Dân số nhiệm Virus. Chết 0,58 triệu trên tổng số 328,2 triệu dân, tỷ lệ khoảng 0,17% dân số.
Tỷ lệ nhiễm Virus từ 1% đến 3,7% dân số... Với một tỷ ba trăm sáu sáu triệu người, thì số người có thể nhiễm Virus của Ấn Độ thật khủng khiếp.
Quy ngang tỷ lệ từ Mỹ sang Ấn Độ thì cần có 136,6 triệu người mắc- nhiễm Virus và độ khoảng vài triệu người chết mới tương xứng.
Cầu mong bình an cho Trái đất này.
Cầu mong bình an cho Đất nước tôi, cho Dân nước tôi, cho gia đình, anh em bạn bè của tôi./.
Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng.
Chú thích ảnh: Hình ảnh một là hình ảnh Hỏa thiêu ở Varanasi - nơi người Ấn thèm được đến để chết. Họ cầu mong được hỏa táng dọc bờ sông Hằng linh thiêng để được siêu thoát. Mỗi lễ hỏa táng là một hội của người chết và gia đình.
Hình ảnh hai là một ghat thiêu người chết, dù chết dịch hay chết bệnh, chết do tai nạn thì lễ hỏa táng đều giống nhau.
Không có nhận xét nào