Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CẢNH CÁO LÀ KHÔNG ĐÚNG VỚI MỨC ĐỘ VÀ TÁC HẠI CỦA HÀNH VI CỦA CÔNG CHỨC

CẢNH CÁO LÀ KHÔNG ĐÚNG VỚI MỨC ĐỘ VÀ TÁC HẠI CỦA HÀNH VI CỦA CÔNG CHỨC Với hành động một công an không cứu giúp người đang trong tình trạng ...

CẢNH CÁO LÀ KHÔNG ĐÚNG VỚI MỨC ĐỘ VÀ TÁC HẠI CỦA HÀNH VI CỦA CÔNG CHỨC

Với hành động một công an không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm, rõ ràng, đây là hành động gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và theo Nghị định 112/2020 phải kỷ luật buộc thôi việc với cảnh sát này (công chức).
CẢNH CÁO LÀ KHÔNG ĐÚNG VỚI MỨC ĐỘ VÀ TÁC HẠI CỦA HÀNH VI CỦA CÔNG CHỨC
Dư luận toàn xã hội bức xúc và hành vi đó của vị đại uý đã làm ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới uy tín của cơ quan, tổ chức (ngành), do đó, theo luật định, hành động ấy không thể đưa đến trách nhiệm mà chỉ dừng lại ở hình thức kỷ luật cảnh cáo.

Hành vi đó thực tế đã rơi vào trường hợp lỗi cố ý trực tiếp - biết rõ người khác đang gặp nguy hiểm đến tính mạng, trong một thời gian đủ dài để cân nhắc hành động nhưng theo bổn phận của một cảnh sát về trấn áp và truy bắt tội phạm, vị đại uý này đã không thực hiện hành động buộc phải làm.

Nếu tài xế không may nguy hiểm tới tính mạng thì vị đại uý chắc chắn sẽ đối mặt với một tội danh trong BLHS hiện hành vì hành vi không cứu giúp này của anh ta, mà theo chức trách (được giao phó) anh ta phải hành động ngay lập tức trước tình thế.

Người dân toàn xã hội đã thực sự bức xúc và hành động đó gây một tác hại lớn tới toàn xã hội. Rõ ràng, hình thức kỷ luật buộc thôi việc (với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, Điều 13 NĐ 112/2020/NĐ-CP) mới chính xác để áp dụng cho trường hợp này.

Lê Luân

Không có nhận xét nào