Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ CHẾ ĐỘ CS TRONG CON MẮT TRÍ THỨC VNCH ĐANG Ở MỸ

CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ CHẾ ĐỘ CS TRONG CON MẮT TRÍ THỨC VNCH ĐANG Ở MỸ Vừa rồi BBC Tiếng Việt có tổ chức bàn tròn hội luận với sự có mặt củ...

Nguyễn Hữu Liêm và ông Ngô Vĩnh Long.

CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ CHẾ ĐỘ CS TRONG CON MẮT TRÍ THỨC VNCH ĐANG Ở MỸ

Vừa rồi BBC Tiếng Việt có tổ chức bàn tròn hội luận với sự có mặt của 2 TS (?) đang sống tại Mỹ, đó là ông Nguyễn Hữu Liêm và ông Ngô Vĩnh Long. Họ đều là những trí thức có tiếng và từng là công dân VNCH trước khi sang Mỹ năm 1975. Nhưng trong 2 cuộc hội luận trên BBC mình thấy có 1 số nhận định của họ về cuộc chiến Nam Bắc và về chế độ hiện tại cần phải trao đổi thêm. 

Cả 2 vị TS nói trên đều là trí thức thiên tả, như rất nhiều trí thức VNCH trước 75, thậm chí ông Liêm còn nói rằng ĐA SỐ trí thức VNCH là thiên tả. Có thể đây là quan điểm của riêng ông nhưng mình cũng có cảm giác như vậy. Với nền tảng về ý thức hệ như vậy nên nhận định của họ về cuộc chiến cũng theo màu sắc thiên tả như chúng ta đã thấy ở bộ phim The Vietnam war ra mắt 2 năm trước. 

Ông Liêm cho thấy quan điểm khá là căm ghét người Mỹ, ông kể rằng Ái Tử (Quảng Trị) quê ông bị quân Mỹ giày xéo. Lính Mỹ còn bắt cả con gái quê ông về để hiếp dâm (?!), ông nghe kể và kể lại như vậy. Vì thế ông có tâm lý căm ghét người Mỹ, tả phái (lời ông nói) và phản chiến cho dù đi lính VNCH từ năm 17 tuổi. Vì quan điểm đó nên ông kể là từng bị An ninh Quân đội doạ bắt. 

Quan điểm tả phái thì không thể nói là đúng hay sai nhưng cho là lính Mỹ ngang nhiên bắt dân quê  ông về hiếp thì nhuốm màu tuyên truyền của CS quá nặng. Về logic thì chuyện đó không dễ gì xảy ra phổ biến trong chiến tranh Việt Nam. Còn việc đất Quảng Trị bị bom đạn Mỹ là hết sức bình thường, vì đó là vùng giới tuyến. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là ông là dân Quảng Trị mà chỉ căm ghét người Mỹ mà chả đả động gì đến việc bị VC tấn công năm 72, pháo kích khiến dân chết đầy đường ở “đại lộ kinh hoàng”, chúng ta dễ dàng tìm ảnh khi search từ khoá trên. 

Còn ông Long, ông cho rằng căn nguyên của cuộc chiến là do Mỹ đưa và giúp người Pháp quay lại chiếm Việt Nam sau năm 45 (?!) Ý ông là vì người Mỹ can thiệp nên mới có chiến tranh. Ông cũng bộc lộ quan điểm chống Mỹ, phản chiến nhưng lại lờ tịt đi việc Liên Xô và TQ cũng can thiệp và viện trợ cho miền Bắc và rõ ràng cuộc chiến chính thức là do quân Bắc Việt và MTDTGP MN khơi mào?

Nhận định này của ông Long mình cho là rất lệch lạc và gần như trùng khớp với quan điểm của phía CS, đó là họ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. TS Lê Mạnh Hùng, 1 người nghiên cứu lịch sử từ Anh, cũng có phản đối quan điểm này của ông Long. Ông Hùng cho rằng, việc mâu thuẫn, mầm mống của cuộc chiến là có từ trước cuộc “đảo chính” (nguyên văn lời ông Hùng) năm 45. Ông dẫn ví dụ cho rằng Việt Nam Quốc dân đảng và Đại Việt có cơ hội giành chính quyền như đã bị VM hớt tay trên. 

Mình đồng ý với ông Hùng rằng mầm mống xung đột Quốc Cộng là có từ trước, không phụ thuộc vào nước ngoài can thiệp. Nhưng theo hồi ký Nguyễn Xuân Chữ (được coi là khâm sai Bắc Bộ thay thế ông Phan Kế Toại), là người chứng kiến những ngày cuối của CP Trần Trọng Kim, thì ông có kể là đại diện Quốc dân đảng có đến gặp ông để nói là sẽ đem quân về bảo vệ CP, nhưng họ đã không thực hiện. Vì thế mà VM gần như 1 mình 1 chợ cướp được chính quyền do quân Nhật không can thiệp và CP TTK không có quân đội. Mình dùng từ “gần như” bởi thực tế là năm 45 vẫn có 1 số tỉnh VM không cướp chính quyền được mà là do Quốc dân đảng, đó là các tỉnh Yên Bái, Vĩnh Yên và 1 vài tỉnh, huyện lẻ là chiến khu của Quốc dân đảng. Họ vẫn duy trì được cho đến năm 46, sau khi quân Tưởng rút mới bị VM triệt hạ. Nhưng vì các tỉnh này không phải có vị trí trọng yếu nên nhận định của ông Hùng cũng không hoàn toàn chính xác. 

Nói thêm là kể từ khi có tư tưởng CS du nhập vào Việt Nam thì họ đã có xung đột rất nhiều với các phe nhóm quốc gia khác hoặc giữa Cs đệ tam hay đệ tứ, qua báo chí ở Nam Kỳ. Đảng viên Quốc dân đảng và thành viên Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội (tiền thân của đảng CS) cũng đả kích nhau vì 1 bên theo quan điểm CM tư sản, bên kia dựa vào vô sản. 

Giai đoạn kháng Nhật thì các bên tạm thời hoà hoãn nhưng sau khi cướp chính quyền xong thì 2 bên đã bắt đầu triệt hạ lẫn nhau. Nhất là sau khi quân Tưởng rút lui. Lúc đó chưa có người Mỹ can thiệp gì hết. Lưu ý là người Anh mới đưa quân Pháp quay lại Đông Dương và Mỹ chỉ chính thức tài trợ cho cuộc chiến Việt Pháp kể từ năm 1950, lúc đó thì TQ cũng đã tài trợ cho VM rồi. Vì thế, cho rằng Mỹ giúp Pháp quay lại Việt Nam nên mới có chiến tranh là nhận thức rất sai lệch về lịch sử (đây không còn là quan điểm nữa).

Không hiểu sao GS lịch sử ở Mỹ như ông Ngô Vĩnh Long lại có nhận định rất hời hợt như vậy về căn nguyên của cuộc chiến?

Tiếp tục, ông Long cho rằng ông Diệm có nhiều cái sai, nhưng ông ấy (đã sửa sai) bằng cách đàm phán với phía Bắc Việt. Thực ra việc ông Nhu đàm phán với ông Phạm Hùng, đại diện của VNDCCH, chưa được phía CS công nhận, nhưng cũng không phản đối. Theo tư liệu của TS Nguyễn Tiến Hưng thì việc đàm phán ở Tánh Linh này không đi đến đâu cả do 2 bên hầu như không có điểm chung. Và việc đàm phán này chỉ là bài của ông Nhu để gây sức ép với Mỹ chứ anh em ông Diệm không thể sống chung với CS được. Nhận định của ông Long ở đây cũng có phần sai lệch khi cho rằng ông Diệm thực tâm muốn đàm phán. 

Tóm lại, cả 2 ông Liêm và Long đều có quan điểm phản chiến, chống Mỹ can thiệp nhưng lại không cho rằng TQ và LX cũng có vai trò can thiệp gần giống Mỹ và chống Mỹ tham chiến nhưng lại không thấy chống quân CS gây chiến? Quan điểm này gần như trùng khít với quan điểm chính thống của phía CS. Vì thế nên mình vẫn nhận định là phía VNCH thua bởi 1 lý do không nhỏ từ thành phần thiên tả trong lòng chế độ VNCH, bởi vì muốn duy trì tự do tư tưởng mà họ không bị chính quyền triệt hạ. 

Ở cuối buổi hội luận, ông Liêm nhận định về chế độ và người dân Việt Nam hiện tại. Ông cho rằng dân Việt Nam vẫn đang ở dạng bán khai (nói thẳng ra là n g u) nên trước mắt cần có phát triển kinh tế đã, rồi tự do sau. Ông tin tưởng lạc quan vào chế độ hiện tại để có 1 tương lai tươi sáng cho Việt Nam và chê những người đấu tranh khác là lỗi thời. Đó là do khi về Việt Nam ông thấy Quảng Trị quê ông có những người bán đất giàu có, có xe hơi, còn giàu hơn ông, nông thôn có điện, đường…phát triển quá!

Quan điểm này thì rất giống với anh em DLV trong nước, đến 90%, chỉ khác nhau về cách dùng từ. Mình đánh giá nhận định này của ông Liêm là kiểu anh em trí thức salon sống ở bển quá lâu, mỗi lần về Việt Nam thì ở KS, resort 5 sao, làm việc ở cao ốc tại HN và SG, nên thấy Việt Nam sao mà giàu có, đâu kém Singapore. Cảnh lầm than, đàn áp, chắc đều do bọn PĐ, chống cộng cực đoan bôi nhọ! Đa số họ đánh giá về TQ cũng như vậy. 

Mình biết TS Liêm còn mới được in sách ở trong nước, nên chắc cũng đã được qua thẩm định về tư tưởng. Nhưng khi thấy ông nhận định như trên ở BBC thì cũng khá bất ngờ. Còn TS Long, còn nổi tiếng hơn, vì là TS Harvard, thì lâu nay vẫn có tiếng là trí thức tả nặng. Nên nhận định như vậy cũng không quá bất ngờ. Tuy nhiên, theo mình, tả hay hữu đều được tôn trọng cũng chỉ nên dừng lại ở quan điểm, tức là không thể có kết luận đúng sai. Chứ tả hay hữu quá đà đến mức làm sai lệch cả sự thật lịch sử là không chấp nhận được, là tội ác. Nhất là khi 2 vị này đều có học vị cao, có danh tiếng ở ngay trên đất Mỹ, không hề bị trói buộc gì về tư tưởng như trí thức trong nước, có nhiều người nhìn vào như 1 tấm gương. Trong buổi hội luận có ý kiến của ông Lê Văn Sinh, nhà nghiên cứu Sử từ HN, lại khách quan và chính xác hơn. Thế mới éo le.

Dương Quốc Chính

1 nhận xét

  1. Trích từ trang web của cố nhà văn Hoàng Hải Thủy : https://hoanghaithuy.wordpress.com/2009/12/18/triet-gia-hut-cau/

    Giang Anh, on December 22, 2009 at 3:06 pm said:

    Ở hải ngọai hiện nay, có hạng người vô tài bất tướng, nhưng lại muốn được nổi tiếng. Chúng nó viết để chọc tức người tị nạn, và muốn được chúng ta chửi nó, và làm ầm ĩ lên. Như thế, chúng được nổi danh, dù là cái danh ô uế, ai cũng kinh tởm. Nhưng đó là mưu đồ của lũ này, mà tên Liếm này là một ! Quên nó đi. Vứt nó vô cầu tiêu, dựt nước cho nó trôi xuống cống !Phỏng vấn, phỏng viếc loại này, để nó được dịp nói bậy, là mắc mưu nó, mưu của quân đốn mạt, dùng hết cách nhơ bẩn để trồi đâu lên khỏi đống phân của người tị nạn cộng sản.

    Trả lờiXóa