GIẤY RÁCH CÓ CẦN PHẢI GIỮ LẤY LỀ KHÔNG ? Mình đọc bài Thăm nhà cụ Tam Nguyên Trần Bích San của thầy Khiêm Phan Nguyễn (xem >> https://...
GIẤY RÁCH CÓ CẦN PHẢI GIỮ LẤY LỀ KHÔNG ?
Mình đọc bài Thăm nhà cụ Tam Nguyên Trần Bích San của thầy Khiêm Phan Nguyễn (xem >> https://www.facebook.com/phankhiem.nguyen/posts/1814502361921401) mà cảm thấy sững sốt.
Ngài Trần Bích San sức học khủng khiếp như thế này, đỗ đến Tam Nguyên (là việc cực kỳ hiếm thời xưa), thế mà con cháu ngày nay làm sao mà lại cho người khắc đôi câu đối của ngài "Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí, Nhân bất phong sương vị lão tài." "文非山水無奇氣 人不風霜未老才" mà lại khắc nhầm chữ 非 tức là không, là vô thành ra phi 菲 tức là rau cải vậy ?
Liệu con cháu của một Tam Nguyên mà cho khắc câu đối như thế, thì việc "giấy rách cần giữ lấy lề" có còn là việc cần thiết không ?
Có khi giấy rách rồi giữ làm gì nữa nhỉ ?
Mình nhớ đến các cụ trong những ban Hội Đồng đình thần ở miền Nam, lúc nào tới tế lễ, cũng quỳ cũng lạy cũng ê a. Nhưng phần lớn các cụ, nửa chữ Nho cũng không biết, thế mà các cụ lại muốn làm đại diện dân chúng xứ ấy để làm tế lễ thần linh cơ đấy. Các cụ dốt thế, người ta có khi viết chữ Hán sai cho các cụ đọc, các cụ cũng không biết, thế thì các cụ chỉ có thể đem đi sai vặt, chứ làm gì đại diện cho dân nhỉ ? Có thần linh nào mà phải hạ mình đi nói chuyện cùng bọn dốt không ?
Nếp nhà cũng vậy, nếu con cháu đã dốt rồi, thì "giữ lấy lề" làm gì nữa ? Nhất là dân Bắc Hà, nửa chữ cũng ganh nhau, mà con cháu quan Tam Nguyên mà lại cho khắc như thế, có khi người ta cười là hóa ra ông cụ học ra sao, mà con cháu lại thành ra đọc và viết chữ Háng như thế đấy
Yup, giấy rách không cần giữ lấy lề làm gì
Yup, nào có ra gì cái chữ Nho
Brian
Không có nhận xét nào