Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHI THỦ TƯỚNG ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO DỤC...

KHI THỦ TƯỚNG ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO DỤC... Ngày 6-5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Gi...

 "nguyên nhân vướng mắc trên có yếu tố khách quan, nhưng CHỦ QUAN là chủ yếu"

KHI THỦ TƯỚNG ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO DỤC...

Ngày 6-5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ Giáo dục và đào tạo về những vấn đề tồn đọng, cấp bách cần giải quyết, các đề xuất, kiến nghị của ngành. Ở đó, ông thủ tướng nhận định rằng: "nguyên nhân vướng mắc trên có yếu tố khách quan, nhưng CHỦ QUAN là chủ yếu" (theo TTO). Cái nhìn nhận này rất hệ trọng, vì nó quyết định việc người ta sẽ làm thế nào và kết quả sẽ ra sao.

Khẳng định nguyên ở nhân chủ quan có nghĩa là thừa nhận mọi thứ cơ bản là ổn, là ok; chỉ là do người thực hiện chưa tốt, chưa "gương mẫu" mà thôi. Đánh giá như vậy rất nguy hiểm! Vì sao? Vì nó đồng nghĩa với việc không thấy vấn đề nằm ở tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành mà quy trách nhiệm về cho cá nhân người thực hiện. Một bộ máy tốt thì tự nó sẽ điều chỉnh các thành viên trong bộ máy ấy, kẻ xấu buộc phải tốt lên nếu không muốn bị văng ra; ngược lại thì người tốt luôn có nguy cơ bị xấu đi hoặc bị loại trừ nếu sống trong 1 cơ chế lỗi.

Việc khẳng định nguyên nhân chủ quan đã gây ra bức tranh gd nhàu nhĩ như hiện nay sẽ khiến những người không trực tiếp dính vào các bê bối được miễn trừ trách nhiệm. Một hiệu trưởng sai phạm nghiêm trọng thì bộ trưởng lẫn thủ tướng vẫn điềm nhiên vô sự, vì (thủ tướng đã nói rồi) do hiệu trưởng ấy không tốt mà thôi, chứ không phải do bộ máy (được thủ tướng xây dựng) đang có vấn đề!

Cái nhìn nhận này sẽ dẫn tới nhiều phong trào như ta từng thấy trong nhiều thập kỷ qua. Khi nhìn nhận vấn đề là do đạo đức hay ý chí cá nhân gây ra thì người ta sẽ "phát động" nào là học tập và làm theo, nào là kỷ cương tình thương trách nhiệm, nào là tất cả vì học sinh thân yêu... Xã hội không thể được quản lý bằng cách chờ đợi lòng tốt của những người thực hiện công vụ; xã hội ấy phải được quản trị bằng một thể chế tiến bộ và khoa học. Chính cái thể chế ấy mới "nặn" ra con người văn minh, biết sống có trách nhiệm, có lòng từ ái và ý thức công lợi. Chừng nào chưa nhận ra và thừa nhận điều này, những loay hoay của chính phủ và ngành gd sẽ luôn khiến ta phải hình dung về hình ảnh con kiến mà leo cành cụt...

Tôi sẽ không có ý kiến gì cả nếu vấn đề mà ông thủ tướng nói là những gì rất thông thường, vô thưởng vô phát, nhưng đây lại là một đánh giá mà theo tôi, quyết định ngành gd sẽ đi về đâu. Xin hiểu cho rằng, nhà nước đã thiết kế ra một bộ máy thì khi nó vận hành nếu có bất kỳ chi tiết nào hỏng hóc, nhà nước ấy cũng cần coi lại trên tinh thần của tư duy hệ thống. Nếu anh đổ dầu vào xe máy thì nó cũng chạy được đó, nhưng nó chạy cà giật và chẳng mấy chốc mà toàn bộ "nội tạng" của cỗ máy ấy sẽ bị phá hỏng.

Bắt đầu là việc xác định một nguyên lý (chúng ta hay gọi là triết lý giáo dục - tất nhiên triết lý gd phải thích ứng với triết lý chính trị), rồi sau đó là thiết kế bộ máy để vận hành mà thành tựu cái triết lý kia. Cả 2 phải ăn khớp với nhau. Theo tôi, hiện cả 2 điều ấy đều cần được thay đổi, nhưng cấp bách nhất là vấn đề của bộ máy. Nó đang là 1 cái máy nghiền, và (đang) sẽ băm nát mọi thứ khi chúng lọt vào lòng nó, mà đối với gd thì những "thứ" ấy lại là con người - người dạy và người học

Tóm lại, khi tt quy trách nhiệm về cho chủ quan, nghĩa là chúng ta phải thấy mờ mịt và bất an tột độ. Tôi không nói vì để mua vui, tôi nói vì khi nghe cái đánh giá này, tôi nhìn thấy trong 5 năm, 10 năm, thậm chí lâu hơn nữa, một viễn cảnh ảm đạm, tối tăm đang bày ra. Mà ở đó là cuộc đời con trẻ và tương lai của đất nước. Có cả cuộc đời của tôi nữa.

Thái Hạo.


Không có nhận xét nào