NGƯỜI NAM KỲ KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM LẬP ĐỀN,PHỦ HẦU ĐỒNG Khi nói rằng trong văn hóa Việt Nam tuy cùng thờ mẫu nhưng chuyện đồng cốt Nam và Bắc l...
NGƯỜI NAM KỲ KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM LẬP ĐỀN,PHỦ HẦU ĐỒNG
Khi nói rằng trong văn hóa Việt Nam tuy cùng thờ mẫu nhưng chuyện đồng cốt Nam và Bắc lại khác nhau, suy nghĩ hai bên người dân tại hai miền khác biệt hoàn toàn là một câu chính xác
"Đồng cốt" là một tín ngưỡng thờ mẫu dân gian
Miền Bắc có khái niệm đền phủ thờ Mẫu Tam phủ,Tứ phủ.Miền Bắc có 3 vị thánh mẫu: Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải
Rồi còn có Cô Đôi Thượng Ngàn, cô Bơ, cô Chín, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bẩy, Đức Thánh Trần...
Miền Bắc khi thực hiện nghi lễ có xuớng hầu bóng (lên đồng) mà 36 giá đồng là 36 câu chuyện như kể lại
Người hầu đồng sẽ múa quạt, múa xòe, múa chén, múa chèo đò, múa lắc chuông và đặc trưng nhứt là múa mồi lửa và nhạc đệm sẽ là hát chầu văn
Thời xưa hầu đồng ở Miền Bắc rất đơn giản ,bà đồng,ông đồng chỉ cần trùm khăn đỏ là có thể thực hành nghi thức hầu đồng
Tuy nhiên ngày nay đã có sự "biến đổi" về trang phục,khi thực hành nghi lễ lên đồng phải có tối thiểu 5 bộ quần áo với những màu sắc khác nhau
Người hầu đồng sẽ mặc quần áo sặc sỡ, đầu đội khăn bước đến bàn thờ cho các vị Thánh Tứ Phủ nhập hồn
Hầu đồng kiểu Miền Bắc là một dạng tâm linh với quyền lực của người hầu đồng rất lớn,các đồng cốt Bắc có quyền nhân danh một thế lực thần linh nào đó ban phát tâm linh ,"ban ơn" tâm linh,ban ân sủng,phát lộc
Thường các các giá đồng có tiền rất lớn,có ba rem tiền bạc ,có giá vài trăm triệu. Hầu đồng kiểu Miền Bắc phân chia thứ bậc, cao sang, thấp hèn, trẻ già, trai gái,trong ngoài rõ ràng.Vòng ngồi gần đồng là vòng "nhiều tiền" nhứt,vòng xa xa là xóm nhà nghèo,xóm cá kèo
Từ một sinh hoạt tâm linh dân gian “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”,hầu đồng ngày nay ngoài Bắc có thể mở bất cứ lúc nào nếu có yêu cầu của những người chi tiền.Nếu chịu chi thì người bỏ tiền đó sẽ được "đồng" phục vụ tâm linh riêng cho,tức là "thần thánh" sẽ độ cho người đó.Và nghề hầu đồng là nghề đem lại tiền tỷ cho một số người
Đây là một cái mà nhiều người rất "ái ngại" với hầu đồng ngày nay
Khi cúng thì có cảnh quăng tiền ban ơn,ban phép vung vẫy nhìn rất phản cảm
Còn Nam Kỳ thì sao?Nam Kỳ khác hoàn toàn Miền Bắc về đồng cốt
Người Nam Kỳ không có khái niệm hầu đồng kiểu đền,phủ
Người Nam Kỳ thờ nữ thần và mẫu nhưng không chia ba loại như người Miền Bắc.Nam Kỳ có bà Đen, bà Chúa Xứ, bà Ngũ Hành, bà Chúa Ngọc.Năm bà Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) có khắp nơi,thờ trong miếu và đó là dạng tâm linh của những người mở đất mới
Về nghi lễ, ở Nam Kỳ ,nếu nơi nào có thờ Nữ thần thì khi cúng kiếng có diễn xướng múa bóng
Người Miền Nam không hầu đồng,bày ra hai ba vòng ,ba rem tiền bạc để hầu đồng như người Miền Bắc
Múa bóng là múa dâng lễ,nó cũng giống như học trò lễ đi hai hàng khi cúng đình vậy
Bà bóng sẽ đến múa lễ và dâng lễ vật,múa dâng bông, múa dâng đèn, múa dâng mâm vàng mâm bạc...
Bà bóng Nam Kỳ mặc áo dài và sẽ múa bóng dâng lễ vật lên các vị nữ thần
Trong suốt buổi lễ,ngoài múa bóng và hát bóng -những bài ca ngợi bà thì bà bóng Nam Kỳ không "có quyền"nhân danh thần linh ban phát ,phát ngôn ban phát ân huệ hay tài lộc gì như kiểu đồng ngòai Bắc
Bà bóng Nam Kỳ cũng không có quyền lên lớp lang gì ,không có cảnh mọi người phải quỳ vòng trong vòng ngoài lạy lục van vái ,không ra giá tiền bạc,không có cảnh quăng tiền vào mặt,trên đầu người coi như đồng Miền Bắc
Bà bóng Nam Kỳ như một nghệ sĩ trên sân khấu khi múa,hát,di chuyển,xoay hông liên tục vô cùng điệu nghệ ,họ đội mâm,quăng mâm vàng điêu luyện
Đó là một sự khổ cực của tôi luyện
Nam Kỳ chỉ cho bà bóng lại múa hát cho nó vui ,vì sau khi dâng lễ xong thì tới những màn múa dao,múa lu,múa bông huệ,múa chậu,múa xe đạp như làm xiếc phục vụ người dân
Bà bóng Nam Kỳ vô tư hát bóng,múa bóng để dâng ,cúng, để hầu ,để phục vụ bà con khán giả với tinh thần cống hiến rồi kết thúc, sau cùng nhận chút ít "cát xê" cho một buổi đó mà thôi
Nghi lễ cúng nữ thần Nam Kỳ như một show biểu diễn vậy.Để nhận thù lao người nghệ sĩ múa bóng phải đổ mồ hôi và cả tai nạn nghề nghiệp,đó là một sự dân chủ và tiến bộ trong văn hóa Miền Nam
Nam Kỳ cũng từng có những bà bóng "đạp đồng",tức là cho thần linh ,hồn âm mượn xác nhập vào
Có ai nhớ tuồng cải lương "Nghêu Sò Ốc Hến" do nghệ sĩ Năm Châu chuyển thể rất nổi tiếng không?
"Nghêu Sò Ốc Hến" ấn tượng khán giả với tiếng khóc như con nít kêu của Trùm Sò và giọng nói ỏng ẹo, đong đưa của cô B óng Năm
B óng Năm trùm khăn đỏ ngồi đồng khiển đồng tiền để tìm ...ăn trộm rồi ngồi ngủ ngáy khò khò
Coi mà cả xóm xúm lại coi mà cười như điên, cười bể bụng, cười không biết chán
Soạn giả phê phán thói buôn thần bán thánh,thói mê tín dị đoan
Tuy nhiên cảnh này đã không còn trong những buổi cúng miễu và xóm làng Nam Kỳ nữa,những trò "gọi hồn" người chết nhiều khi chỉ là sự thương nhớ người thân mà tạo ra tự an ủi người còn sống cũng từ từ không còn nữa,ta gọi đó là sự tân tiến của ông bà Nam Kỳ mình
Vai trò của bà bóng có mặt trong cúng miễu là cầu cho quốc thái dân an,mưa thuận gió hòa và không phục vụ cho một thế lực,cá nhân nào hết
Có bạn nói Miền Nam có "đền phủ" và "hầu đồng" do tồn tại nhiều đền phủ kiểu này ở SG do người Bắc 54 mang vào
Nói vậy là không đúng bản chất
Tỷ dụ như bánh chưng ,thịt cầy,mắm tôm bán đầy ở Bảy Hiền nhưng đâu có ai nói mấy món đó của người Miền Nam
Người Bắc 54 sanh sống có con cháu hai ba đời thành người Miền Nam nhưng đặc tính văn hóa,tôn giáo đâu phải của người Miền Nam
Cái đền thờ Trần Hưng Đạo nằm ở mé Đa Kao,Tân Định lâu nay,nhưng đâu có nhà nghiên cứu nào dám nói tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là của người Miền Nam
Cũng như vậy,cái đền Sòng Sơn ở Nguyễn Thiện Thuật,các đền phủ thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ dù xây trên đất Sài Gòn nhưng nó vẫn được ghi là "nơi những người gốc Bắc sinh hoạt với nhau"
Nói một cách rõ ràng,sát rạt,khẳng định luôn
Ở Nam Kỳ tín ngưỡng thờ mẫu trong nghi lễ, ở Nam Bộ có diễn xướng múa bóng,còn nơi có đền phủ thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ diễn xuớng hầu bóng (lên đồng) là kiểu Bắc
Hai vùng đất, dù là thờ mẫu nhưng từ tính cách người dân lại có hai cách hầu đồng hoàn toàn khác nhau.Một bên thích ban ơn và một bên là thích sòng phẳng
Nhân tiện nói luôn về cái nhà thờ tổ của một "danh hề"
Anh hề này phải nói là có tài,rất giỏi kinh nghiệm sống,giỏi tạo cho mình một thứ "bình dân,đơn giản"giả lả và có thể do anh xuất thân có lúc từ bến xe nên anh rất giỏi "đón gió" ,cái hầu đồng của anh là tột đỉnh của thế thời trong nền chánh trị VN hiện tại
Nếu giá đồng như bà hột xoàn Đại Nam tố cáo bạc tỷ tỷ thì "danh hề" đào trúng hầm vàng rồi,những người thượng lưu Bắc ngất ngưỡng ở VN và đám Nam Kỳ mất gốc a dua sẽ nuôi "danh hề" mãn kiếp
Nghi lễ "cúng tổ" của sân khấu Miền Nam từ thời trước 1975 của bà Phùng Há,ông Năm Châu khác ngày nay
Chưa có nhà nghiên cứu nào khẳng định rõ ràng tổ hát xướng là ai và ở đâu.Nhưng giới sân khấu Miền Nam trước 1975 cúng tổ là một dạng vừa tâm linh vừa tâm lý.Tức là trước khi lên sân khấu nghệ sĩ khấn tổ là một dạng tự trấn an tinh thần để lấy "hồn"bước lên sàn diễn hay hơn
Cái hay của nghệ sĩ Miền Nam là diễn hay,tài năng thiên bẩm,trao dồi kỹ năng,kỹ xảo,trao dồi học hỏi chứ không phải "giỏi" là nhờ trên trời lọt xuống,là nhớ cúng vái mà có,người Nam luôn thực tế trong đời sống
Khi cúng tổ xưa các nghệ sĩ tiền bối như bà Phùng Há lấy đó là dịp tụ hội,sau đó tính tới trao dồi,truyền kinh nghiệm cho đàn em,tính tới việc lo đất đai làm hội tương tế nghệ sĩ,viện dưỡng lão,viện cô nhi và cứu tế cho những người trong nghề già yếu,nghèo khổ ,bất hạnh,đó là tình người ,tình nghệ sĩ
Các nghệ sĩ nay có hiểu câu “Hội nghệ sĩ ái hữu tương tế” của bà Phùng Há không?
愛友 ái hữu là thân ái yêu thương,giao tình thâm hậu ,còn 相濟 tương tế là giúp đỡ lẫn nhau
Còn cúng tổ ngày nay thì thiên về tâm linh quá nhiều,chỉ mang heo quay ,lễ vật cúng rồi khấn,vái "xin" đủ thứ
Xin nhiều nhưng lại quên uốn nắn nghề,rèn luyện trình độ,đạo đức,cách sống của chính mình ,vô trách nhiệm với những người cùng nghề,dùng mọi thủ đoạn kết bè bết cánh hình thành thế lực trong showbiz,coi thường khán giả,dùng bầy đàn kéo đi ngông nghinh công khai
Chưa kể cúng tổ sân khấu còn hằng hà những kẻ a dua ăn theo nữa
"Danh hề" kia là bậc thầy của tâm linh
Anh từ hề đả nhào qua làm một cốt đồng và anh đã trộn đồng vào "tổ" của anh
Nói không bao giờ bịa chuyện
Xem những buổi cúng tổ rình rang của anh này sẽ thấy nó khác hoàn toàn cách cúng tổ của “Hội nghệ sĩ ái hữu tương tế” 133 Cô Bắc xưa nay
"Danh hề" đã phủ màu hầu đồng kiểu Bắc lên cái đền tổ mình đậm đặc,bàn thờ ban bệ ,bày trí kiểu đồng,áo xống kiểu đồng,cúng tổ mà khăn đỏ,nhạc xập xình,xướng lễ ,rước kiệu,voi ngựa như một buổi hầu đồng kiểu Bắc ,mà bản thân mình cũng là một ông bà đồng thì nó phải có gì đó để nói chứ
Nhiều người hỏi đền thờ tổ hay đền phủ thờ đồng ?
Tóm lại vầy
Một tín ngưỡng dân gian như hầu đồng lúc ban sơ lúc nào cũng đẹp,chơn chất và vô tư .Những lời nhạc chầu văn lúc nào cũng réo rắt đầy màu huyền bí tâm linh,nhưng nó có mùi tiền đã là cái gì đó uốn éo rồi
Tín ngưỡng hay tôn giáo đều cần thiết cho con người,nó là nơi nương tựa tâm hồn của con người .Tuy nhiên tín ngưỡng mà có mùi tiền và ra giá cụ thể bao nhiêu,bao nhiêu,rồi quăng tiền ra như quăng bươm bướm ,có mùi quyền lực cá nhân thì nó đã có hơi hám mê tín rồi.
Nguyễn Gia Việt
Không có nhận xét nào