Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THƯƠNG YÊU, NUÔI DƯỠNG VÀ DẠY DỖ NGHỆ SĨ

THƯƠNG YÊU, NUÔI DƯỠNG VÀ DẠY DỖ NGHỆ SĨ   Không biết các ban trẻ tìm đâu ra một đoạn phim,một clip ngắn bà Bảy Nam khi đó 90 tuổi đã tâm sự...

Thương yêu, nuôi dưỡng và dạy dỗ nghệ sĩ

THƯƠNG YÊU, NUÔI DƯỠNG VÀ DẠY DỖ NGHỆ SĨ  


Không biết các ban trẻ tìm đâu ra một đoạn phim,một clip ngắn bà Bảy Nam khi đó 90 tuổi đã tâm sự nỗi buồn rời xa khán giả,xa sân khấu,Bà Bảy thều thào xúc động nói khán giả đã "thương yêu tôi,dìu dắt và dạy dỗ tôi" ,rồi bà gửi lời "Nhưng tôi xin một điều , quý khán giả nhận nơi đây lòng biết ơn của tôi,nhớ mãi mãi,nhớ mãi mãi" 

Nghe muốn ứa nước mắt 

Người Nam Kỳ lúc nào cũng thương người nghệ sĩ,người làm nghề "đếm cỏ cầu sương","gạo chợ nước sông" 

Trước nhứt thương vì nghệ sĩ cũng là con em xuất thân trong xóm làng mình,trước khi thành đào kép mang những cái tên đẹp như Mỹ Nam,Mỹ Nữ thì họ từng là thằng Tèo,con Đẹt
 
Thương nghệ sĩ vì hiểu sự cơ cực của cái nghề ăn đình ngủ chợ,những cái bạc bẽo của nghề khi mà sáng có thể no chiều có thể đói,rồi sự ganh ghét thị phi trong nghề sân khấu 

Người Nam Kỳ kêu đào kép là thằng là con,nghệ sĩ kêu con thằng hết không phải vì khinh khi mà kêu như con cháu trong nhà,cái tâm lý Nam Kỳ ngộ lắm,con cháu dù có nhổ giò lớn xộn,có năm sáu chục tuổi khi về nhà  là "thằng,con" hết ráo 

Tiếng hát,lời ca của người nghệ sĩ lúc nào cũng là lời tri âm,họ cống hiến hết sức khi đứng trên sân khấu,cả khán phòng im thin thít,cả một khúc sông im re,khán giả ngồi im nghe họ hát mà muỗi có chích vẫn không hề hấn  gì

Nền văn nghệ của Miền Nam vang danh lừng lẫy một thời cũng là do tình thương của khán giả vun bồi 

Diệu Hương có bài"Bài tình ca của em" ghi lên rất mượt mà cái tình đó 

"Khi người nghệ sĩ cất tiếng hát
trên niềm đắng cay
Trên bờ môi kia vẫn thấp thoáng
nỗi đau thương đầy
Em từ đâu đến mang tiếng hát
xa xăm bên cây đàn
Tôi một người đi qua và dừng chân
nghe khúc tình ca"

Hai tiếng "nghệ sĩ" đã thay thế cho từ "con hát",đó là sự trân trọng,quý báu và cầu thị của xã hội dành cho nghề hát 

Người Miền Nam luôn thương nghệ sĩ vì họ bỏ tiền ra và hà hơi tiếp sức cho nghề này.Việt Nam có hai trường phái văn nghệ,Bắc dựa vào chánh quyền và Nam Kỳ thì luôn dựa vào khán giả mà tồn tại 

Người Miền Nam thương nghệ sĩ một lẽ nữa,đó đây người nghệ sĩ cùng người dân đã bước qua những khúc lịch sử rất khắc nghiệt của lịch sử Miền Nam 

Nghệ sĩ cũng là nhân chứng,là dấu ấn nhắc nhớ cái ngày xưa thân ái,giữ những lời ca để mà con cháu biết thân phận,biết mục đích tồn tại

Không phải tự nhiên mà những ca sĩ,nghệ sĩ hàng 70 trở lên như Thanh Thúy,Hoàng Oanh,Thanh Tuyền,Phượng Liên,Lệ Thủy..vẫn đứng vững trên sân khấu,họ  là biểu tượng của một nền văn hóa huy hoàng  một thời và người dân muốn kéo dài cái một thời đó qua cơn giông gió

Những tiếng hát tiếp nối

"Khi em cất tiếng hát lên, ta nghe trái tim ta rực nóng
Lòng chợt đau từng nỗi hoài mong
Chuyện buồn vui chia ly trùng phùng
Khi em cất tiếng hát lên, đàn năm xưa vang khúc hát tình ca
Lời yêu đương nghe vẫn xa quá xa
Từ bên kia nghe hình bóng quê nhà"

Trong xã hội Miền Nam,bác sĩ cứu người,thầy cô dạy chữ vun bồi giáo dục,công nhân sản xuất,người quét rác làm đẹp đường phố....Ai cũng có nhiệm vụ quan trọng,đó là vì một xã hội tiến bộ,văn minh,khai phóng 

Nghệ sĩ là nghề đặc biệt,ông bà ta kêu là "xướng ca vô loài" ,tức không xếp vô ngành nào hết,nhưng lại là nghề lấy trọn hết tình thương của người ta 

Một ông bác sĩ,một chánh trị gia đi chợ và một nghệ sĩ đi chợ sẽ có dư âm khác nhau,nghệ sĩ luôn gây sự xôn xao giữa bà con cô bác.Nghệ sĩ đi đâu xóm làng um sùm ở đó,khi nghệ sĩ ăn bà con ít khi nào tính tiền,đó là tình thương của khán giả 

Thành ra khi diễn xong nghệ sĩ hay ra trước sàn cúi đầu "Cám ơn bà con cô bác",khi hát xong thì nghệ sĩ khó lòng từ chối khi khán giả kêu hát tiếp,hát nhiều là thương nhiều,hát nhiều thì tiền nhiều 

Trong nền học thuật Miền Nam chưa có nghề nào mà có được chữ "thương" trọn vẹn hơn nghề hát,thương người nghệ sĩ

Nói "ăn cơm Tổ" và "Tổ thương" là kiểu nói chơi chữ,thực tế là khán giả thương và ăn cơm khán giả 

Khán giả nuôi nghệ sĩ chứ nghệ sĩ không có nuôi khán giả.Nhưng nên nhớ có thương sẽ có ghét.Khi khán giả ghét thì không có Tổ" nào cứu được hết 

Ngày xưa nghệ sĩ học không nhiều nhưng khiêm nhường, biết trân trọng nghề hát để hoàn thiện bản thân. Ngày xưa sân khấu là xe trâu, là gò đất, là mui ghe nhưng khán giả thương người hát như người thân của mình 

Ngày nay nghệ sĩ có học trường lớp, có học vị, sân khấu huy hoàng kiểu Mỹ nhưng nghệ sĩ cư xử thua một kẻ không ra gì, khán giả chỉ thẳng mặt chửi vẫn trơ trơ, mặt chai lì lợm

Nghề hát là cái nơi xô bồ nhứt trong cái xã hội này,nó xô bồ không thua một cái chợ,chí ít là từ tâm tánh tới cách cư xử 

Nghề hát  đượm ánh đèn màu,nó dễ làm hư người,tâm lý từ thằng Tèo,con Đẹt chân đất ngày nào sẽ thay đổi khi lên hàng sao,ăn nói sẽ xấc láo,cư xử không văn hoa ,cư xử với đồng nghiệp sẽ khác,với khán giả cũng khác ngày xưa

Rồi giựt vợ giựt chồng,thay chồng vợ,nhà lầu xe hơi,cạnh tranh đồng nghiệp,âm mưu này nọ,đồng tiền kiếm dễ quá sẽ làm người nghệ sĩ như con thiêu thân nhảy xổ vào quơ hốt bất chấp hậu quả gì 

Cái gì cũng cần một sự chừng mực,một giới hạn nhứt định 

Mà khán giả lúc nào cũng tĩnh trí,cũng điềm tĩnh ngồi quan sát,nhìn nghệ sĩ mà họ không hay.Nghệ sĩ có thể vui buồn thái quá,có thể cuồng nộ phong ba,có thể vượt qua ranh giới thiện ác  nhưng khán giả lúc nào cũng tinh anh 

Nghệ sĩ không bao giờ thoát khỏi  bàn tay khán giả,như Tề Thiên không bao giờ thoát khỏi bàn tay Phật Tổ

Đặc trưng sàn diễn,nghệ sĩ luôn đứng diễn trên cao,khán  giả ngồi nhìn,quan sát,nghệ sĩ luôn tìm điểm cho khán giả nhìn mình rõ nhứt 

Đừng nói nghề nghiệp,đời tư nghệ sĩ khán giả cũng nhìn thấy hết ,nghệ sĩ đi đêm cặp với ai,moi của ông nào bà nào khán giả biết hết,vì những người bỏ của đó cũng là khán giả 

Nhiệm vụ của nghệ sĩ là làm đẹp cho đời chứ không phải lấy cái danh ra làm nghề "moi" tiền ,lấy sàn làm trò lố,làm giang hồ, bán danh bán xác, làm thầy dạy đời lại khán giả 

Nghệ sĩ diễn cái khán giả muốn coi,cần coi chứ nghệ sĩ không có tư cách áp đặt món ăn cho khán giả,chỉ cái này nọ khán giả phải gật đầu theo 

Nếu nghệ sĩ đi ngược lại khán giả thì sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi 

Những năm gần đây showbiz Miền Nam loạn lạc,nghệ sĩ tài hoa không nhiều mà nghệ sĩ "con buôn" ,"đồng bóng","mafia","giang hồ","làm trò" nhiều vô số kể 

So với số dân số lượng "nghệ sĩ" tăng lên nhiều một cách bất bình thường 

Mới copy một đoạn bên FB ca sĩ Phương Thanh về tình hình showbiz Sài Gòn,người sống bên trong nói ,xin ghi lại:

" ...bạn thấy showbis như cái chợ , chính những người làm nghệ thuật chân chính họ sẽ không thể đồng hành cùng với cái chợ showbis -họ lui vào bên trong - thu hẹp địa bàn hoặc bước ra xa 1 xíu để không bị đánh đồng

Chu kỳ vừa qua mọi người thấy showbis lộn xộn toàn hàng nóng chi phối . Gái ngành trà trộn - giang hồ trổi dậy .. mại dâm trắng trợn trong vai người showbis.

Showbis hiện tại là cái chợ ĐA CẤP. Đa ngành đa sắc 

Khi mà các công thức pr của showbis bị tuồn ra ngoài sẽ được các nhà kinh doanh các cấp - gái ngành - giang hồ ...sử dụng để đẩy lên cao trào kiếm tiền và lấy danh."(Hết trích) 

Khi loạn quá mà chánh quyền lại làm ngơ,cố tình làm ngơ thì khán giả sẽ lên tiếng,thương cho roi cho vọt,ghét cho ngọt cho bùi 

Khán giả sẽ sử dụng chính quyền lực của mình để làm sạch showbiz Miền Nam 

Các bạn điểm danh lại  xem những "nghệ sĩ" nào cần ít xuất hiện  càng tốt cho cặp mắt và cái lổ tai của khán giả ,phải loại nó ra khỏi đời sống văn nghệ

Không coi show của nó,không coi phim có mặt nó,không coi gameshow có mặt nó,không coi youtube,nhất nút không với youtube của nó,không mua sản phẩn mà nó quảng cáo hay tài trợ cho nó làm trò nhảm,không mua ,tẩy chay mọi thứ,tiệt nọc nó luôn 

Khán giả Miền Nam phải thể hiện ý chí của mình dứt khoát một lần

Đừng xìu xìu ển ển nữa, nếu không con cháu bạn sẽ bị lãnh đủ.


Nguyễn Gia Việt


Không có nhận xét nào