Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI CHỦ/NGƯỜI LIÊN QUAN KHÁC KHI VẬT NUÔI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG/SỨC KHỎE/TÀI SẢN NGƯỜI KHÁC: PHÂN TÍCH VÀ LUẬN GIẢI!

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI CHỦ/NGƯỜI LIÊN QUAN KHÁC KHI VẬT NUÔI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG/SỨC KHỎE/TÀI SẢN NGƯỜI KHÁC: PH...

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI CHỦ/NGƯỜI LIÊN QUAN KHÁC KHI VẬT NUÔI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG/SỨC KHỎE/TÀI SẢN NGƯỜI KHÁC: PHÂN TÍCH VÀ LUẬN GIẢI! 

   Sáng 21.5, thông tin từ Công an H.Thủ Thừa (Long An) cho biết đơn vị đang phối hợp Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi một nam thanh niên không có giấy tờ tùy thân bị chó Pitbull cắn tử vong trong quán cà phê. Ngoài ra, chủ của con chó này cũng bị tấn công, với nhiều vết thương ở vùng mặt, đầu và hai cánh tay, phải nhập viện cấp cứu - Trích từ Báo Thanh Niên! 
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI CHỦ/NGƯỜI LIÊN QUAN KHÁC KHI VẬT NUÔI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG/SỨC KHỎE/TÀI SẢN NGƯỜI KHÁC: PHÂN TÍCH VÀ LUẬN GIẢI!
 Trong tâm thức của một số Bà con ta, thường hay suy nghĩ vật nuôi là súc vật, nên nó "Không biết gì", và được xem như là "Vô trách nhiệm" nếu như nó có gây ra bất kỳ tổn hại nào cho tính mạng, sức khỏe, và tài sản của Người khác; Ngoại trừ một ngoại lệ, như là một tập quán, nếu súc vật ví dụ như trâu, bò phá hoại hoa màu, thì Chủ phải bồi thường - Điển hình nhất, thể hiện cho suy nghĩ vừa nêu, đó là nhiều trường hợp Bà con ta thả rông trâu, bò, chó trên đường..... rồi chẳng may bị xe cán chết, thì Bà con ta hay bắt tài xế phải bồi thường, ngay cả khi lỗi thuộc về Chủ vật nuôi (Thả rông không đúng quy định). 

   Dưới góc độ quy định của luật pháp, quan điểm của một số Bà con ta như vừa nêu trên là hoàn toàn không chính xác. Đúng là súc vật thì không có lý trí và ý chí - Nhưng đó không phải là "Kim bài" miễn trách nhiệm cho Chủ vật nuôi/Người liên quan khác, bởi vật nuôi (Gia súc, Gia cầm) là động vật đã được con Người thuần hóa, và sinh sống dưới sự quản lý của con Người (Chủ vật nuôi/Người trông coi khác), cho nên Chủ vật nuôi/Người trông coi khác, trong quá trình nuôi vật nuôi phải có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường. 

   Cụ thể trong trường hợp Chúng ta đang bàn, thì theo quy định: Chủ vật nuôi (Người nuôi chó) phải đăng ký việc nuôi với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư. Chó phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Người chủ khi đưa chó ra nơi công cộng phải đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ và có người dắt........ Theo đó, nếu vi phạm thì, Chủ vật nuôi sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng nếu không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng....... 

   Và khi vật nuôi gây ra thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của Người khác, thì Chủ vật nuôi hoặc Người khác có liên quan, phải chịu: (i) Trách nhiệm dân sự (Bồi thường thiệt hại) và (ii) Trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành tội danh nhất định. 

I. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

   Về nguyên tắc - Chủ sở hữu vật nuôi phải bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra cho Người khác.  Trừ các ngoại lệ sau đây: 

   1 – Nếu Chủ sở hữu đã thuê mướn người khác trông coi vật nuôi, thì Người trông coi này phải chịu trách nhiệm bồi thường. 

   2 – Nếu vật nuôi bị Người khác chiếm hữu trái pháp luật (Ví dụ bị trộm cắp), và vật nuôi gây thiệt hại trong thời gian bị chiếm hữu bất hợp pháp thì Người đã chiếm hữu bất hợp pháp này phải bồi thường. 

   3 – Nếu bất kỳ Người nào khác (Không phải Chủ sở hữu) có lỗi trong việc dẫn đến vật nuôi gây thiệt hại, thì Người này phải bồi thường. Ví dụ Chủ trâu đã buộc, nhốt trâu cẩn thận, nhưng Người nào đó đã mở cửa, tháo dây để trâu xổng được ra ngoài, thì Người này phải bồi thường. (Quy định này áp dụng cho chính Người bị thiệt hại, nếu chính họ có lỗi dẫn đến bị vật nuôi gây thiệt hại: Ví dụ đến nhà Bạn chơi, mặc dù chó đã được xích cẩn thận, nhưng vẫn lại sát gần nó, có hành động gây hấn, và bị tấn công, thì phải chịu). 

   Kết luận 1: Khi vật nuôi gây thiệt hại cho Người khác, thì những Người có liên quan phải bồi thường cho Người bị thiệt hại. Để xác định đó là Người nào, thì phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, đó có thể là Chủ sở hữu hoặc Người quản lý, trông coi hoặc Người thứ ba có lỗi. Điều đó cũng có nghĩa rằng, không phải cứ trường hợp nào vật nuôi gây thiệt hại, thì Chủ cũng phải bồi thường, mà tùy vào từng tình huống nhất định. 

II. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 
   
   Chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu vật nuôi gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của Người khác, nếu đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm cho một tội danh nhất định, được quy định trong Bộ luật hình sự. Lưu ý là phải đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và cũng tương tự như trên, không phải lúc nào, Người bị xem xét trách nhiệm hình sự cũng đều là Chủ vật nuôi. Chẳng hạn, Ông A nuôi một con chó và đã xích cẩn thận, một tên trộm lẻn vào, cắt xích và trộm con chó, trên đường tên trộm trốn chạy, thì con chó xổng ra được và cắn chết Người - Trường hợp này, đương nhiên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự Ông A được, vì Ông A không có bất kì một lỗi nào, thậm chí còn là nạn nhân. Cho nên việc báo chí dẫn lời một số chuyên gia, khẳng định ngay tắp lự rằng, Chủ vật nuôi phải chịu trách nhiệm là không đánh giá hết mọi khả năng, mọi tình huống có thể xảy ra trên thực tế. 
   
   Như vậy, cũng tương tự như trên: Về nguyên tắc Chủ vật nuôi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự (Nếu đủ yếu tố cấu thành) khi vật nuôi gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho Người khác. Trừ những ngoại lệ như, Chủ vật nuôi đã thuê, mướn Người khác trông coi hoặc do nạn nhân có lỗi trực tiếp (Ví dụ lẻn vào trộm trâu rồi bị trâu húc bị thương) hoặc do Người nào đó có lỗi trong việc để vật nuôi gây thiệt hại. 

   Về tội danh, thì tùy từng trường hợp, đó có thể là vô ý gây thương tích, vô ý làm chết Người, ở đây Chúng ta chỉ nói là có thể, vì nếu gây thương tích mà chưa đạt được một tỷ lệ nhất định, thì cũng không cấu thành tội phạm. và đặc biệt lưu ý rằng, những gì Bà con ta đang bàn ở đây, chỉ nói về lỗi vô ý của Chủ vật nuôi. Có nghĩa rằng, nếu Chủ vật nuôi, nuôi một con chó, rồi huấn luyện nó cách tấn công Người nhằm trả thù ai đó, thì lúc này tùy từng trường hợp sẽ cấu thành tội giết Người hoặc cố ý gây thương tích......
   
    Với trường hợp chó cắn chết Người xảy ra tại Long An, mà Chúng ta đang bàn, thì Chủ vật nuôi có thể sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự với tội danh “Vô ý làm chết Người”; Cũng có một số Bạn cho rằng, tội danh Chủ vật nuôi có thể phạm phải là “Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người” – Quan điểm này cũng không phải không có lý, nhưng áp dụng tội danh này trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm do vật nuôi gây ra, thì sẽ không giải thích được, không thể áp dụng được, cho trường hợp một Người đến nhà Bạn chơi, khi vào trong khuôn viên nhà, chẳng may bị chó do nhà Bạn nuôi, tấn công, cắn chết, vì rõ ràng đó không phải là nơi đông Người.

   Kết luận 2: Khi vật nuôi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của Người khác, thì những Người có liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm cho một tội danh nhất định, được quy định trong Bộ luật hình sự. Để xác định đó là Người nào, thì phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, đó có thể là Chủ sở hữu hoặc Người quản lý, trông coi hoặc Người thứ ba có lỗi. Điều đó cũng có nghĩa rằng, không phải cứ trường hợp nào vật nuôi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của Người khác, thì Chủ cũng phải chịu trách nhiệm hình sự, mà tùy vào từng tình huống nhất định. Và để xác định là phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh nào, thì cũng phải căn cứ vào từng sự vụ cụ thể, để xem các tình tiết trong trường hợp đó thỏa mãn được cấu thành của tội danh nào trong luật hình sự. 

   Qua đây – Bà con ta cũng nhận thấy rằng, khi nuôi vật nuôi, nhất là những vật nuôi có khả năng gây bị thương, thậm chí là gây án mạng, thì Bà con ta phải hết sức thận trọng và cẩn trọng, trước hết là để nó không có khả năng gây ra thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản cho ai, và cũng để Bà con ta không phải vướng vào vòng lao lý.

Viết tại Sài Gòn, ngày 21/05/2021 - Luật sư: Đặng Bá Kỹ!


1 nhận xét

  1. Đúng là bản tin xe cán chó !!!
    Pitbull ,loại chó Mỹ , rất dữ tớn , thường cắn chết người , đôi khi ngay cả chủ cũng bị loài chó này cắn chết . Chuyện Pitbull tại VN hơi hiếm nhưng vẫn có , đương nhiên chủ nhân nó phải dư dả , lắm bạc nhiều tiền .... không ông hay bà bán vé số mà sở hữu Pitbull !

    Vì tin trên là loại tin đọc qua rồi bỏ xó, nhưng nếu nỏ áp dụng cho một loài chó khác , loài chó biết nghe và biết nói tiếng người ... thì cũng nên lắm .
    Xứ đông Lào có một giống chó rất dữ dằn sắt máu lại dễ nuôi , chỉ cần gạo mục cơm hẩm là ok , miễn sao trang bị chó đầy đủ : AK , Đại pháo 130 ly , Hoả tiễn 122 ly , Tăng T54 , PT76 .... bảo cắn ai là cắn , không suy nghĩ , rất vô tư .
    Giống chó này cắn rất tận tụy , chả là sẵn trang bị chúng biết cách tống tiền lương dân , kiếm thêm lương thực bạc tiền , nên chúng vui vẻ trong kiếp chó , và đã tàn phá từ vĩ tuyến 17 dài tới Mũi Cà Mau , chúng cắn chúng day chúng táp .... muôn hình vạn trạng , từ gài mìn , đào lộ , đắp mô , đến ném lựu đạn vào hàng quán , chợ búa , đặt chất nổtrong rạp hát , trong phòng trà .... chúng chả từ việc nào .

    Chúng là chó , chúng hành động theo lệnh chủ , chủ bảo cắn chúng cắn , chủ bảo đâm chúng đâm , chủ bảo giết chúng giết .
    Thế luật nào áp dụng cho lũ chó này ? Chúng cắn chết trên 5 triệu dân Việt , chúng để lại thương tích cho cả 100 triệu con người !
    Luật nào đây ? Bao giờ xử chúng ? Hình sự ư ? Dân sự ư ? Không trăm ngàn lần không , đây là tội diệt chủng , còn hơn Polpot ! Chủ nó và nó đang chở giờ phán xét của loài người ...

    Trả lờiXóa