Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam #nhan_ngu #ca_voi Bài 2 - Lại đọc thử đoạn phân tích trong Chương VII quyển Thần Người Đất Việt của thầy Tạ Chí Đạ...
Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam
#nhan_ngu #ca_voi
Bài 2 - Lại đọc thử đoạn phân tích trong Chương VII quyển Thần Người Đất Việt của thầy Tạ Chí Đại Trường
Thầy họ Tạ đã khẳng định như thế này:
****
Và Dương Văn An chưa nói đến Long Vương Miếu mà cũng phân biệt được nhiều loại đền thần biển khác. Cá voi cũng là một thần biển riêng biệt của phương Nam nhưng hẳn phần lớn dân Việt đầu thế kỉ XVI chưa nhận ra nên khoảng 1516 – 1526, dân chài cửa Việt còn bắt cá mắc cạn lúc thuỷ triều rút đi, lấy xương sống làm xà nóc dựng nhà mà không coi là “ngọc cốt”. Tuy nhiên, Dương Văn An có lẽ đã thấy một đền thờ cá voi ở cửa sông Tam Kì khi ông liệt kê một “đền loài thuỷ tộc làm thần sông”.(14)
****
Cũng như ở bài phân tích trước (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/5718533311520448/), chúng ta cũng không hiểu là thầy họ Tạ từ đâu, mà lại cho rằng trong sách Ô Châu Cận Lục, ông Dương Văn An khi viết về "Đền loài thủy tộc làm thần sông" lại liên quan gì tới việc thờ đền cá voi nào đấy.
Bởi vì ngược lại với nhận định trên của thầy Tạ, trong phần đền Thủy tộc này, đoạn văn trong sách Ô Châu Cân Lục có viết rõ là "Ở gần sông Tam Kỳ thuộc hai xã Câu Nhi và Hà Lộ, huyện Hải Lăng. Thần vốn là loài sống dưới nước. Tục truyền là xã Hà Lộ có một cô gái chưa chồng và thần tư thông với nhau rồi cô gái ấy chết và được phối thờ làm thần".
Như vậy theo truyền thuyết này, vị thần thủy tộc được thờ kia là sự phối ngẫu giữa một nam thần (nào đó) và một cô gái người phàm. Và chúng ta không thấy thầy Tạ giải thích gì về mối mắc xích quan trọng là tại làm sao từ việc một vị thần cá voi cao quý người Chàm mà khi vào văn hóa người Việt, lại là một nam thần ăn ngủ với một cô gái người phàm mà thành được thờ chung là một thần Thủy tộc ?
Thật ra, nếu chúng ta để ý xíu, thì ông cha người Việt mình thời xưa đã có câu "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Hà Bá là một vị thần sông trong Đạo Giáo, và chúng ta còn đó truyền thuyết Hà Bá lấy vợ mà chắc ai nghiên cứu về Đạo giáo cũng biết qua. Nên rất có thể, là mối mắc xích từ thuyết các cô gái đồng trinh bị quăng xuống sông để làm vợ Hà Bá thời xưa trong Đạo Giáo, chuyển thành thuyết thời ông Dương Văn An là nam thần ăn ngủ với cô gái đồng trinh, gần hơn nhiều, khi so với mối mắc xích linh tang lang tang nào đó là người Việt tự đi lấy việc thờ thần cá voi linh thiêng của người Chàm, mà tạo ra thuyết nam thần ăn ngủ với cô gái đồng trinh nào đó.
Vậy đền Thủy Tộc xưa trong sách Ô Châu Cân Lục, có thể là thuộc về văn hóa người Việt / Tàu xưa thông qua Đạo Giáo, được người Việt / Tàu đem thêm khi di cư đến Tam Kỳ thời trước Đàng Trong, chứ không liên quan gì đến việc thờ cá voi của người Chàm cả.
Nên đoạn văn trên của thầy họ Tạ là hoàn toàn không có cơ sở. Đáng ngờ hơn, là không hiểu tại sao có vài bài viết của các nhà nghiên cứu, hay đem sách của thầy họ Tạ ra làm bằng chứng. Thầy Tạ Chí Đại Trường viết sách kết luận lỏng lẽo như thế này, chắc chỉ nên được đọc như đọc các bài viết ý kiến cá nhân của Brian trên Facebook, chứ làm gì mà lại nên được liệt kê vào phần mục lục các sách đáng để nghiên cứu nhỉ ?
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào