VỀ TÊN ĐỊA DANH HAI HÒN ĐẢO KIM DỮ Ở HÀ TIÊN (1) Trong dịch phẩm bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, phần quyển Bảy, thầy Phan Đăng đã dịch...
VỀ TÊN ĐỊA DANH HAI HÒN ĐẢO KIM DỮ Ở HÀ TIÊN
(1) Trong dịch phẩm bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, phần quyển Bảy, thầy Phan Đăng đã dịch như thế này "Bên bờ bắc cửa này có núi Tô Châu, ở đó có dân cư, phía đông nam bên ngoài cửa có hai hòn đảo là hòn Xú Lớn và hòn Xú Nhỏ, ở đó có đồn phân thủ trấn Hà Tiên.".
Nhưng thầy không cho chúng ta biết, là tại sao tên viết Hán Nôm "𡉕臭大 𡉕臭小" mà thầy lại dịch thành ra là "hòn Xú Lớn & hòn Xú Nhỏ" ? Xú Lớn và Xú Nhỏ là gì ? Trong đoạn văn trên, chữ 臭 chắc không thể đọc là Xú (tức ô uế) bởi vì nơi đây là một trong 10 cảnh đẹp Hà Tiên xưa mà ngài Mạc Thiên Tích đã ca ngợi (tức là cảnh trong bài Kim Dữ Lan Đào 金嶼攔濤).
Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, thì chữ 臭 còn có thể đọc là Xó tức là "chỗ hóc, chỗ góc" (a corner) (xem >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd2/b2s583.png) ví dụ như "xó xỉnh".
Vậy rất có thể, tên Hán Nôm ""𡉕臭大 𡉕臭小" cần được diễn âm là "hòn Xó Đại & hòn Xó Tiểu" tức là hai hòn (đảo) nhỏ & lớn ở góc chân trời (xó xỉnh) của đất nước, chứ không có phải là hai hòn (đảo) nhỏ & lớn thúi quoắc như thầy Phan Đăng đã diễn âm
(2) Đáng ngờ hơn, là trong dịch phẩm bộ Gia Định Thành Thông Chí, quyển 2 Sơn Xuyên Chí, phần trấn Hà Tiên, thầy Phạm Hoàng Quân khi dịch 2 địa danh "Đại Kim dữ 大金嶼 & Tiểu Kim dữ 小金嶼", thầy lại có để thêm phần chú thích dấu ngoặc "Đại Kim dữ (hòn Sú Lớn)" và "Tiểu Kim dữ (hòn Sú Nhỏ)". Trong phần chú thích 908 (trang 268) thầy cho chúng ta biết là tên Hán Nôm 𡉕臭大 trong bộ Hoàng Việt được đọc là "Hòn Xú Đại", và tên Hán Nôm trong bộ XLQLTTL 1810 viết là "[⿰石丸][⿰犭臭]吝" diễn âm là "Hòn Sú Lớn".
Nhưng chúng ta không hiểu là tại sao thầy Quân cho rằng:
(a) chữ 臭 trong bộ Hoàng Việt nên diễn âm là Xú (mà nghĩa Hán Việt là ô uế / xú uế, mà không là Xó (tức xó xỉnh) như mình nêu bên trên ?
(b) chữ [⿰犭臭] trong bộ XLQLTTL đọc là Sú ? Sú ở đây có nghĩa là gì ? Quan trọng hơn nữa, là từ đâu mà thầy Quân cho rằng chữ [⿰犭臭] này nên đọc là Sú (là một từ rất có thể không hề có mặt trong ngôn ngữ Việt Nam) ? Hay là thầy Quân lại áp dụng phương pháp là chữ ⿰犭臭] này chưa được biết diễn Nôm ra sao nên thầy tự ý dịch và cho là "có thể" đọc là Sú ?
Như vậy phần chú thích "(hòn Sú Lớn)" để chỉ cho tên địa danh Đại Kim Dữ mà thầy Quân tự ý đưa vào bộ GĐTTC là hoàn toàn có vấn đề. Có vấn đề ở chỗ là thầy không cho chúng ta biết thầy dựa vào đâu để khẳng định nên diễn âm là Xú / Sú khi giải thích cách diễn âm này (cũng tương tự như trường hợp trong phần về địa danh Vàm Nao, thầy Quân đã tự quyết định cách diễn âm Nôm và cố tình dịch sai luôn cả câu văn Hán Nôm nguyên gốc >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/5703984732975306/).
Và một điều quan trọng nữa, là mặc dù hai hòn (đảo) này được người Việt chúng ta ngày nay biết đến với tên "Đại Kim dữ" (hòn Đại Kim) và "Tiểu Kim dữ" (hòn Tiểu Kim) qua việc tung hô cảnh đẹp của chúng trong bộ Hà Tiên Thập Vịnh, nhưng đáng ngạc nhiên thay, là trong bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, viết vào đầu đời Gia Long, hóa ra các quan địa phương cùng quan Lê Quang Định chưa bao giờ nhắc gì về bài Kim Dữ Lan Đào 金嶼攔濤 hay tên Kim Dữ gì cả, mà chỉ gọi tên trơn tuột là hòn Xó Đại và hòn Xó Tiểu. Điều này cho ta thấy, có thể tập thơ Hà Tiên Thập Vịnh của ngài Mạc Thiên Tích, trước khi ngài Trịnh Hoài Đức đã phát hiện (lại) và phổ biến, tập thơ này chưa bao giờ ra khỏi giới tinh hoa Hà Tiên, và có thể tên hòn Xó Đại và hòn Xó Tiểu chính là 2 cái tên được dân gian dùng, chứ không ai biết gì về cái tên "Đại Kim Dữ" và "Tiểu Kim Dữ" nào như ngài Trịnh Hoài Đức sau này đã chép vào bộ GĐTTC cả.
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào