Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VÌ SAO MẸ KẾ LẠI LÀ DÌ GHẺ?

VÌ SAO MẸ KẾ LẠI LÀ DÌ GHẺ?  Người Nam Kỳ kêu chị,em của mẹ là dì ruột,họ hàng là dì họ.Khi cha lấy vợ khác thì bà vợ cũng được kêu là dì Dì...

Vì sao mẹ kế lại là dì ghẻ?

VÌ SAO MẸ KẾ LẠI LÀ DÌ GHẺ? 


Người Nam Kỳ kêu chị,em của mẹ là dì ruột,họ hàng là dì họ.Khi cha lấy vợ khác thì bà vợ cũng được kêu là dì

Dì là cách xưng hô chánh thức với mẹ kế,nhưng dân gian lại thêm từ "ghẻ" thành dì ghẻ,mẹ ghẻ,truyện cổ tích là "mụ dì ghẻ" 

Ghẻ trong từ "ghẻ lạnh"là lạnh lùng,không thân thiện,ghét bỏ,nhiều người lại nghĩ tới mụt ghẻ 

Nhìn sang Tàu ta thấy khác

"Thọ Mai gia lễ" của người Việt xưa phân ra “tam phụ, bát mẫu” để quy định tang phục, tang chế cho người con 

Trong đó “bát mẫu” là

- Đích mẫu (嫡母): Vợ cả chánh thất của cha 
-Nhũ mẫu (乳母): Mẹ vú nuôi 
-Dưỡng mẫu (養母): Mẹ nuôi
- Thứ mẫu (庶母): Vợ lẽ của cha (Khi mẹ mình còn sống)
- Kế mẫu (繼母): Mẹ kế, do cha cưới về sau khi vợ cả đã qua đời hoặc không còn ở với cha
- Từ mẫu (慈母): Vợ lẽ của cha,có công thay người mẹ quá cố, nuôi con chồng mà yêu thương 
-Giá mẫu (嫁母): Mẹ ruột, nhưng đã lấy chồng khác sau khi cha mất.
-Xuất mẫu (出母): Mẹ ruột, nhưng đã ly hôn với cha,bỏ nhà đi hoặc bị đuổi ra khỏi nhà

Từ "kế mẫu" ,mẹ kế mà thành mẹ ghẻ,dì ghẻ thấy Tiếng Việt quá dữ dội 

Nghe câu mẹ ghẻ,dì ghẻ ,dì ghẻ con chồng làm người ta nhớ tới Tào Thị trong Phạm Công Cúc Hoa 

Truyện thơ "Phạm Công Cúc Hoa" 4610 câu thơ lục bát được xuất bản năm 1880 bởi Thiên Bảo Lâu Thư Cục ,phát hành bởi hiệu sách Quảng Thạnh Nam tại Chợ Lớn, tác giả Dương Minh Đức Thị 

"Phạm Công cùng với Cúc Hoa
Sánh duyên giai ngẫu một nhà tóc tơ
Sa trường võ tướng đêm mơ
Ngày tan bóng giặc phấp cờ hồi gia

Biên thuỳ vó ngựa thân xa
Nào hay con trẻ quê nhà thọ tang
Cúc Hoa thục nữ đài trang
Lìa trần bỏ lại nghĩa chàng con thơ

Thương con ngày tháng vật vờ
Phạm Công gá nghĩa chàng nhờ mối ông
Tào Thị xinh đẹp phượng công
Lòng lang dạ hiểm chỉ mong khanh hầu"

Phạm Công lấy Cúc Hoa,sanh ra Nghi Xuân và Tấn Lực,sau chàng lên kinh đi thi vinh hiển cuộc đời,nhưng rồi Cúc Hoa vắn số qua đời

Phạm Công tục huyền với Tào Thị ,khi đi chinh chiến xa chàng gửi hai con cho vợ kế nuôi dưỡng,ai dè Tào Thị là dì ghẻ ác nghiệt,hành hạ và đuổi hai con chồng ra khỏi nhà sau khi tụi nó phát hiện dì ghẻ "nhảy ngựa" với trai trẻ 

Cúc Hoa hiện hồn về ôm hai con khóc thảm thiết,sau đó nàng báo cho Phạm Công biết ,chàng về nhà đuổi Tào Thị ra khỏi nhà,Tào Thị ra đường sét đánh cài đùng,chết queo

Khong riêng gì người Châu Á có ác cảm với má ghẻ đâu,người Âu Châu cũng vậy

 "Cô bé Lọ Lem" băt đầu bằng những câu kinh điển như sau:

"Ngày xưa, có một ông nhà giàu vợ chết sớm để lại cho ông một cô con gái độc nhứt. Sau, ông ta cưới một bà vợ kế[. Bà này tính tình rất cay nghiệt và đanh ác. Bà ta cũng có hai cô con gái tính nết giống hệt mẹ. Còn cô con gái con bà vợ trước thì vừa đẹp người lại đẹp nết, tánh tình hiền lành, tốt bụng chẳng khác gì mẹ cô hồi còn sống"

Trở lại Việt Nam 

Ca dao về dì ghẻ thường bắt đầu bằng câu "mấy đời":

"Mấy đời bánh đúc có xương 
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng"

Và:

"Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồng"

Rồi:

"Cây không trồng nên lòng không tiếc
Con không đẻ nên mẹ ghẻ không thương
Trách ai giục ngựa buông cương
Làm cho em phải vấn vương mối sầu"

Xã hội xét nét rất dữ,thành ra mối quan hệ con chồng và mẹ kế luôn trong tình trang bị dò xét.Trong khi đó những ông "cha ghẻ" thì ít bị lên án 

Trong lịch sử có những vụ mẹ kế con chồng nổi tiếng 
Tống Văn Công tên thật là Tử Bào 

Công tử Bào rất đẹp trai đã khiến chính mẹ kế của mình là Vương Cơ phu nhân của Tống Tương Công – em gái của Chu Tương Vương đem lòng si mê

Ngày kia Tống Chiêu Công ra ngoài săn bắn bà Vương Cơ phái người ám sát Chiêu Công rồi lập Công tử Bào lên ngôi 

Phan Thanh Giản,người trí thức của đất Nam Kỳ là một bài học về mẹ kế,nhưng đây là mẹ ghẻ nhân từ 

Thân sanh của quan Phan là ông Phan Thanh Ngạn nhà ở gảnh Mù U, bãi Ngao cưới vợ là bà Lâm Thị Búp sanh ra Phan Thanh Giản

Bà Lâm Thị Búp mất năm 1802 khi 27 tuổi,khi đó  Phan Thanh Giản chỉ mới 7 tuổi

 Cha có vợ khác là  Trần Thị Dưỡng,nhưng bà mẹ ghẻ này hết lòng lo lắng cho con chồng

Chồng đi xa,ở nhà bà cho Phan Thanh Giản theo học với nhà sư Nguyễn Văn Noa ở chùa Phú Ngãi. Mỗi tháng bà phát cho Phan Thanh Giản 30 tô gạo và 30 con mắm

Ở với mẹ ghẻ mà quan Phan vẫn tránh được cái nạn mẹ ghẻ con chồng và học hành tấn tới,làm quan thanh liêm nổi tiếng 

Ngày nay mối quan hệ giữa con chồng và mẹ kế vẫn là quan hệ rất tế nhị,nhiều người phụ nữ thời hiện đại đã chọn hai cách cư xử cơi con chồng,một là yêu thương con chồng như con mình,cố gắng bù đấp và hạn chế sự mích lòng va chạm,lấy buồn làm vui,hai là "con của ổng để ổng dạy" ,tức là khi có va chạm thì đợi ba mày về mày méc,tao dì ghẻ không dám có ý kiến 

Thiệt ra cái ác cảm dì ghẻ con chồng là từ cả hai,tức là từ mẹ kế và cả con chồng.Nhiều bà mẹ kế cố gắng tiếp cận con chồng để yêu thương cũng không dễ,con chồng mà chừng sáu bảy tuổi thì rất khó xóa định kiến trong đầu của nó,nhiều khi chẳng ai đánh mà nó đã la làng rồi 

Xóa định kiến phải bắt đầu từ cả hai,quá trình này rất khó khăn,đòi hỏi mọi người phải nhìn hướng tích cực của nhau.

Nguyễn Gia Việt

Không có nhận xét nào