Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

XÃ HỘI DÂN SỰ.

XÃ HỘI DÂN SỰ. Một đất nước có dân chủ, có luật pháp ,công lý hay không là nhờ ở phong trào đấu tranh mạnh mẽ của xã hội dân sự. Trung tâm X...

người dân nước Việt hôm nay không hiểu về dân chủ như nhân dân thế giới. Họ không biết nền tảng của công lý xuất phát từ đấu tranh của người dân chứ không từ đạo đức của chính quyền.

XÃ HỘI DÂN SỰ.

Một đất nước có dân chủ, có luật pháp ,công lý hay không là nhờ ở phong trào đấu tranh mạnh mẽ của xã hội dân sự.

Trung tâm Xã hội dân sự của Trường đại học kinh tế London định nghĩa Xã hội dân sự như sau:
Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư...

Như vậy ngoài hình thái đối lập, tam quyền phân lập để kiểm soát quyền lực của chính quyền, một đất nước còn phải hình thành được các tổ chức xã hội dân sự để gây áp lực lên chính quyền.

Chẳng hạn trước một chính sách vụ án bất công người dân không thể phó mặc cho 3 ngành hành pháp, lập pháp,tư pháp với niềm tin rằng bộ ba này sẽ tạo ra công lý. Họ phải dùng những cuộc biểu tình để nhắc nhở rằng nhân dân luôn luôn theo dõi từng bước đi của chính quyền.

Các chế độ độc tài bao giờ cũng dập tắt các tổ chức xã hội dân sự trái với quan điểm của nhà cầm quyền. Chúng dùng hệ thống truyền thông một chiều để vu cáo chụp mũ. Và người dân buông xuôi, chỉ tham gia vào các đoàn thể do chính quyền tạo ra như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc...

Kết quả mỗi khi có những vấn đề nổi cộm như : bầu cử giả tạo, án oan Hồ Duy Hải, cảnh sát cơ động bắn chết dân, cắt cổ dân, cướp đất...người dân Việt Nam chẳng thể kêu gọi nhau để dấy lên những cuộc biểu tình lớn như phong trào "Black Lives Matter" của người da đen ở Mỹ.

Lập luận của người dân Việt Nam luôn là :" Vì chính quyền không cho hình thành xã hội dân sự " nên không thể làm.

Nhưng họ không biết một điều là : không một chế độ độc tài nào trên thế giới này cho dân làm điều đó cả. Nhưng tại sao nhiều nước vẫn có xã hội dân sự. Chẳng hạn như tổ chức "công nhân đoàn kết của Ba Lan". Và chính cộng sản với hình thức thâm nhập phong trào vô sản hóa cũng đã thành lập nhiều tổ chức xã hội dân sự bí mật dưới thời thực dân Pháp.

Tại sao cộng sản làm được, thế giới làm được nhưng phong trào dân chủ của Việt Nam không làm được?

Câu trả lời là người dân nước Việt hôm nay không hiểu về dân chủ như nhân dân thế giới. Họ không biết nền tảng của công lý xuất phát từ đấu tranh của người dân chứ không từ đạo đức của chính quyền.

Giống như một võ sĩ bắt đầu nhập môn phải học từ mã bộ. Phong trào dân chủ Việt Nam không có những con người dám gây dựng nền dân chủ từ các tổ chức xã hội dân sự và tôn giáo nên họ luôn luôn tuân thù các chính sách bán nước, bất công, ô nhiễm của chính quyền mà không thể có những cuộc biểu tình phản kháng hàng triệu người khiến những kẻ cai trị sợ hãi phải nhượng bộ.

Khi người dân luôn đổ thừa hoàn cảnh, đổ thừa cho chính sách tàn bạo của chính quyền mà không biết cách chống trả thì họ sẽ như những con cá đang nằm trên thớt. Nhưng khi có ai nói đến những sự thạt này tất nhiên là họ không thích.


Dương Hoài Linh


Không có nhận xét nào