Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

HAI TRƯỜNG PHÁI CHỐNG DỊCH VÀ VIỆT NAM

HAI TRƯỜNG PHÁI CHỐNG DỊCH VÀ VIỆT NAM Trường phái thứ nhất: đó là quyết định sống chung với lũ, nghĩ rằng con virus nó sẽ không biến mất, s...

HAI TRƯỜNG PHÁI CHỐNG DỊCH VÀ VIỆT NAM
HAI TRƯỜNG PHÁI CHỐNG DỊCH VÀ VIỆT NAM

Trường phái thứ nhất: đó là quyết định sống chung với lũ, nghĩ rằng con virus nó sẽ không biến mất, sẽ lặp đi lặp lại như một kiểu cúm mùa. Sống chung để cứu kinh tế, sống chung để cứu các bệnh nhân bị bệnh khác. Không thể đóng cửa nền kinh tế, không thể đóng cửa các bệnh viện, trường học. Sẽ có những người chết vì bệnh nền, vì sức miễn dịch yếu. Nhanh chóng phát triển vắc-xin và tiêm trên diện rộng. Trường phái này cho rằng không thể đóng cửa nền kinh tế vì chính nó thiệt hại nhiều hơn là những tác hại gây ra bởi cúm Covid-19. Trường phái này ông cựu tổng thống Donald Trump ở Mỹ đề xướng đầu tiên và những người theo đảng Cộng hoà ủng hộ. Các bang theo phe Cộng hoà như Florida, Texas ủng hộ cách chống dịch này. Ở châu Âu thì Thuỵ Điển cũng áp dụng phương pháp sống chung với lũ này. Người dân ở Thuỵ Điển không cần bắt buộc dùng khẩu trang, chỉ cần giữ khoảng cách an toàn, rửa tay vệ sinh thường xuyên. Nên nhớ Thuỵ Điển là nước có nền y khoa hàng đầu thế giới. Công ty AstraZeneca hiện sản xuất vắc-xin phòng ngừa cúm Covid-19 có một nửa là của Thuỵ Điển. Nó là sự hợp nhất của hai công ty Astra của Thuỵ Điển và Zeneca của Anh. 

Trường phái thứ hai: đó là khoá chặt, kiểm tra, truy vết, kiểm soát nhập cảnh, song song đó là tiêm vắc-xin, quyết tâm loại bỏ virus. Trường phái này các nước Á Châu và  Âu châu dùng. Ở châu Âu họ cũng thực hiện các biện pháp này nhưng với mức độ khác, ít cực đoan hơn, nhân đạo hơn, và quan trọng là họ có hệ thống an sinh xã hội tốt nên người dân không phải khốn khổ nhiều. 

Ở Việt Nam hiện nay, giới bác sỹ có vẻ nghiêng về trường phái thứ nhất. Còn giới chính quyền nghiêng về trường phái thứ hai. Cách thực hiện của chính quyền Việt Nam là vừa làm vừa học, vừa đi vừa mò. Những người lãnh đạo chiến dịch có lẽ là những người chỉ biết hô hào, thiếu khả năng phân tích đánh giá các mặt được mất của một kế hoạch, không có kinh nghiệm hoạch định phương pháp thực hiện, nên không ai biết sắp tới họ sẽ làm gì tiếp, ai được hỗ trợ, và hỗ trợ như thế nào. Đó là chưa nói đến các khó khăn về kinh tế kéo theo khi nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ sắp và đã phá sản. Những doanh nghiệp này sẽ được gỡ như thế nào. Cải cách, hỗ trợ nền kinh tế ra sao. Tất cả là một đống tơ vò mà với trình độ của các lãnh đạo hiện nay, tương lai đất nước còn mờ mịt lắm. 

Nguyễn Huy Vũ
30.6.2021


1 nhận xét

  1. Cúm Tàu ra đời dưới ngôi sao xấu ! Giữa lúc cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Tàu đang hồi kịch liệt, lại kéo theo bầu cử Mỹ.
    Cho đến hôm nay cũng chưa có thuốc đặc trị cúm Tàu . Về vắc xin cũng vậy , không chết vì coronavirus nhưng lăn quay chết vì chích ngừa cúm tàu .

    Lý luận cùn : vẫn nên chích vì đây là cách tốt hơn cả để ngăn ngừa lây nhiễm !!!
    Nhưng khi chích đủ hai liều vẫn dính trấu , vẫn dương tính , vẫn tiêu diâu âm cảnh !!! Thế là vừa bỏ khẩu trang ,Mỹ, lại có quân sư quạt mo đưa ý kiến ý cò cho đeo lại !!!

    Ngu tôi thấy ý kiến này rất hay , vắc xin vắc cho làm gì , vừa mệt vừa tốn kém trong khi chỉ khẩu trang đeo vào là virus tắc tị ; chắc ăn theo lời dạy của chuyên gia dịch tễ Fauci đeo hai cái là khỏe re , vũ khí hiệu nghiệm chống lây lan vừa tiện vừa rẻ lại không sốc phản vệ .
    Bằng không thì cứ như Việt Nam và Sweden : sống chung với lũ !!!

    Trả lờiXóa