Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHÔNG KHÓ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN TỬ VONG CỦA QUÂN NHÂN TRẦN ĐỨC ĐÔ – LUẬN GIẢI MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN!

KHÔNG KHÓ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN TỬ VONG CỦA QUÂN NHÂN TRẦN ĐỨC ĐÔ – LUẬN GIẢI MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN!    Dẫn nhập: Trao đổi v...

KHÔNG KHÓ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN TỬ VONG CỦA QUÂN NHÂN TRẦN ĐỨC ĐÔ – LUẬN GIẢI MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN!

KHÔNG KHÓ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN TỬ VONG CỦA QUÂN NHÂN TRẦN ĐỨC ĐÔ – LUẬN GIẢI MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN!

   Dẫn nhập: Trao đổi với  Báo Thanh Niên sáng 30.6, Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng, cho hay, liên quan đến thông tin quân nhân Trần Đức Đô (19 tuổi, quê tại khu Đa Hội, P.Châu Khê, TX.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) tử vong trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường đại học Quân sự Quân khu 1 vào ngày 28.6, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng "đang điều tra, làm rõ". Trước đó, đại diện Quân khu 1, Bộ Quốc phòng xác nhận vụ việc quân nhân Trần Đức Đô tử vong, bước đầu là do tự tử trong trạng thái treo cổ. Sau khi phát hiện, nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Tuy nhiên, trên bài của Báo Người lao động thì ‘Theo gia đình quân nhân Trần Đức Đ., chiều 28-6, gia đình nhận được điện thoại của đơn vị, thông báo quân nhân này tử vong do tự tử trong đơn vị. Tuy nhiên, gia đình quân nhân Trần Đức Đô cho rằng nguyên nhân tử vong không phải do tự tử vì trên người anh Đ. có nhiều vết thương”.

   Vụ việc nêu trên đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận, nhất là khi trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video, hình ảnh được cho là do gia đình quân nhân quay, chụp lại, thể hiện trên người có dấu hiệu của những tác động ngoại lực, từ đó dẫn đến việc gia đình quân nhân, cũng như một bộ phận công chúng hoài nghi rằng đây là một vụ án mạng, mà không phải do quân nhân này tự tử. Hiện tại, các Cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra và làm rõ nguyên nhân tử vong của nạn nhân. Tuy nhiên, xuất phát từ việc, Đơn vị quản lý quân nhân cho rằng, nạn nhân chết là do thắt cổ tự tự, trong khi gia đình quân nhân, cũng như một bộ phận công chúng hoài nghi rằng đây là vụ án mạng, mà không phải do quân nhân này tự tử - Cho nên, trong Bài viết này, Tác giải sẽ luận giải một số vấn đề có liên quan dưới góc độ chuyên môn pháp lý, để Bà con tham khảo. Bài viết này, sẽ phân tích có tính gợi mở dựa trên các khoa học chuyên môn, để từ đó giúp Người đọc có thể đưa ra được những nhìn nhận và đánh giá chuẩn xác hơn về vụ việc, mà không hề có tham vọng là có thể khẳng định được việc nạn nhân bị tử vong, chính xác là do nguyên nhân nào, vì điều đó cần đợi kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng trực tiếp giám định pháp y. 

I. KHÔNG KHÓ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN TỬ VONG CỦA QUÂN NHÂN TRẦN ĐỨC ĐÔ

   Việc xác định một nạn nhân bị tử vong do treo cổ (Tự tử), hay do bị siết cổ (Bị giết), hay án mạng đầu độc xong gây án (Cho uống rượu, thuốc an thần gây ngủ rồi treo cổ), hay bị chết rồi mới treo cổ dựng hiện trường giả (Treo xác chết)…. Là một điều không hề khó đối với khoa học giám định pháp y trong thời đại ngày nay. 

   Một người nếu bị tử vong do treo cổ (Tự tử) thường trọng lực sẽ hướng về trước, rãnh hằn để lại ở cổ cao sát dưới cằm ở giữa hoặc trên xương móng sụn giáp; hướng rãnh hằn chếch lên trên; sự đóng khép rãnh hằn thường không khép kín; đáy rãnh treo thường không xuất huyết, hai bờ rãnh treo có điểm xuất huyết; tổ chức não, màng não, ứ huyết không rõ; lưỡi ít khi thè ra ngoài; mặt tái nhợt, nốt xuất huyết ở kết mạc mắt không rõ…..

   Trong khi đó, một nạn nhân bị tử vong do bị siết cổ (Bị giết) thường cổ sẽ ngược về phía sáu, bị kéo ngã ra sau (Ngược lại với treo cổ tự tự); rãnh hằn thường ở ngang hoặc dưới sụn giáp, sụn nhẫn; hướng rãnh hằn nằm ngang, sự đóng khép rãnh hằn thường khép kín hoàn toàn; đáy rãnh thất đa phần xuất huyết cho nên màu sắc khá đậm; tổ chức não, màng não, sung huyết mạnh, lưỡi thường thè ra ngoài, mặt xanh tím phù nề, mí mắt thường có nốt xuất huyết…… 

   Còn nếu bị chết trước rồi mới treo cổ dựng hiện trường giả (Treo xác chết) rãnh hằn sẽ không mang tính chất sống như nêu trên, và không thể hiện được bản chất tử vong như treo cổ là do ngạt bởi thiếu oxy trầm trọng; hình thành bởi cơ chế chèn ép bó mạch cảnh gây thiếu máu, ứ trệ tuần hoàn, phù não; chèn ép đường hô hấp do đẩy cuống lưỡi lên chèn ép lấp họng hầu hoặc kẹp khí quản…… 

   Hơn nữa nếu bị chết trước rồi mới treo cổ dựng hiện trường giả (Treo xác chết), nghĩa rằng bị chết bởi một nguyên nhân khác, thì lúc đó cơ thể sẽ để lại những dấu hiệu của nguyên nhân chết này, chẳng hạn nếu bị đánh, đập thì cơ thể sẽ có vết bầm tím, sung, nội tạng bị chấn thương như bị dập, vỡ lá lách do bị đá, đấm, đầu có vết lõm, trầy thể hiện bị đánh bằng vật cứng……

   Tóm lại, để xác định nguyên nhân tử vọng của nạn nhân, là điều hoàn toàn làm được, đặc biệt với những Người có chuyên môn về giám định pháp y thì sẽ làm rõ được ngay nguyên nhân dẫn đến cái chết là gì! Tất nhiên, có những trường hợp, đôi khi bằng mắt thường, không có trình độ chuyên môn về pháp ý, vẫn có thể nhận diện ra được, khi đó là những vết thương quá rõ ràng như bị dao đâm, bị đánh vào đầu nứt sọ….. Còn nếu là những vết thương kín, hoặc được gây ra bởi những “Cao thủ”, thì rõ ràng là cần phải có kết luận của giám định pháp y. Cho nên, những lý do được nại ra, nếu có, thì cũng không thể nào qua mắt được chuyên môn của cơ quan pháp y. Vì như đã nói, mỗi nguyên nhân tử vong, sẽ để lại những dấu hiệu, bằng chứng khác nhau, mà không khó để xác định bản chất sự thật. 

II. GIẢ ĐỊNH ĐÓ LÀ MỘT VỤ TỰ TỬ

   Vì có nhiều “Chuyên gia” khi nhận định về vụ việc, có nói rằng, nếu giả định kết luận điều tra cho thấy rõ ràng đây là một vụ tử tự, thì xem như không có dấu hiệu tội phạm, bởi nạn nhân đã tự tước đoạt mạng sống của mình – Chính vì vậy, Tác giả phải viết thêm phần này, để Bà con có thể hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vụ việc. Theo đó, Giả định rằng, nếu như kết luận cuối cùng được đưa ra là nạn nhân bị chết do tự tử - Thì cũng không đương nhiên khẳng định được ngay rằng, đây không phải là một vụ án hình sự. Vì sao vậy?!

   Bộ Luật hình sự có quy định về một số tội phạm liên quan đến hành vi tự tử hay còn gọi là tự sát của nạn nhân. Theo đó – Mặc dù, đây là trường hợp nạn nhân cũng tự tước đoạt mạng sống của mình, tức là do họ tự tử, mà không có ai trực tiếp xô, đẩy. Tuy nhiên, khác với trường hợp tự tử do tự thân nạn nhân mặc cảm về thân phận, bệnh tật…. Thì có những trường hợp, nạn nhân tự tử, bởi do yếu tố tác động tinh thần, tâm lý mang tính quyết định từ người khác - Đây được coi là vụ án có dấu hiệu tội phạm hình sự. Cụ thể: 

   1. Nạn nhân tự tử - Do bị Người khác xúi giục hoặc/và giúp sức. Tức là nạn nhân được Người khác dụ dỗ, kích động dẫn đến tự sát. Ví dụ: "Mày sống cũng không yên đâu, nên chết quách đi". Trong trường hợp này, Người xúi giục, giúp sức sẽ bị khởi tố với tội danh: Tội xúi giục hoặc giúp Người khác tự sát. 

   2. Nạn nhân tự tử - Do bị Người khác làm nhục. Tức là nạn nhân do bị Người khác làm nhục, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, không muốn sống nữa và tìm đến cái chết. Ví dụ: "Mày dám phản tao à, có mặt mọi Người đây, mày quỳ xuống, bò lại quanh nhà cho Tao". Trong trường hợp này, hung thủ sẽ bị khởi tố với tội danh: Tội làm nhục Người khác (Có tình tiết tăng nặng là làm nạn nhân tự sát). 

   3. Nạn nhân tự tử - Do bị Người khác Vu khống. Tức là nạn nhân do bị Người khác Vu khống, bị Người đời nghi kị, cảm thấy phẫn uất, nhục nhã, không muốn sống nữa và tìm đến cái chết. Ví dụ: "Mày lấy hết tiền đúng không, mày có con riêng...". Trong trường hợp này, hung thủ sẽ bị khởi tố với tội danh: Tội vu khống (Có tình tiết tăng nặng là làm nạn nhân tự sát). 

    Như vậy, qua phân tích vừa trên, Chúng ta thấy rằng: Không phải cứ nạn nhân tự tử, là coi như không có tội phạm. Rõ ràng có những trường hợp nạn nhân tự tử không hoàn toàn do ý thức chủ quan của họ. Trong trường hợp như vậy, vẫn cần phải điều tra và xử lý. Bởi rõ ràng, một Người ngay cả khi họ tự tử, thì điều đó cũng phải bị thúc đẩy bởi một động cơ nào đó, nói nôm na, không ai tự nhiên khi không lại tự đi tước đoạt mạng sống của mình, mà luôn phải có nội tình. Và trách nhiệm của cơ quan chức năng là phải làm rõ được nội tình này, nếu xác định có dấu hiệu tội phạm thì cần phải tiến hành điều tra. Do đó, việc khẳng định ngay rằng, nếu tự tử, đương nhiên không có dấu hiệu tội phạm, là một nhận định phiến diện và sai lầm. 
------

   Một cái chết khi chưa xác định được nguyên nhân tử vong, hoặc còn có những hoài nghi, tranh luận về nguyên nhân tử vong, thì cần phải tiến hành giám định pháp y bởi những Cơ quan có chuyên môn, để xác định rõ nguyên nhân tử vong là gì?! Sau khi đã xác định được nguyên nhân tử vong là do tự tử, thì cũng không được vì thế mà có thể khẳng định ngày được vụ án không có dấu hiệu hình sự. Mà cần phải tiến hành điều tra, xác minh xem, nguyên nhân, động cơ thúc đẩy nạn nhân tử tử là gì, có thư tuyệt mệnh hay không, từ đó, xác định xem nạn nhân tử tự có bị ai xúi giục, làm nhục, vu khống gì không, rồi mới đưa ra kết luận là có hay không dấu hiệu hình sự trong cái chết của nạn nhân. Tuy nhiên, khi đang trong quá trình làm rõ sự việc, thì gia đình nạn nhân, cần cố nén đau thương, hết sức bình tĩnh, phối hợp, cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết có liên quan cho Cơ quan chức năng để nhằm tìm ra chân tướng sự việc……

Viết tại Sài Gòn, ngày 30/06/2021 – Luật sư: Đặng Bá Kỹ!

Không có nhận xét nào