Lời phát biểu đáng buồn của PGS TS Lê Xuân Thại #thay_Le_Xuan_Thai Trong bài viết Không nên dạy chữ Hán (Hán-tự) cho tất cả học sinh phổ thô...
Lời phát biểu đáng buồn của PGS TS Lê Xuân Thại
#thay_Le_Xuan_Thai
Trong bài viết Không nên dạy chữ Hán (Hán-tự) cho tất cả học sinh phổ thông với tư cách là một môn học bắt buộc mà bạn có thể đọc tại đây >> https://tiengvietmenyeu.wordpress.com/2010/08/14/khong-nen-d%E1%BA%A1y-ch%E1%BB%AF-hanhan-t%E1%BB%B1-cho-h%E1%BB%8Dc-sinh-ph%E1%BB%95-thong/, thầy Lê Xuân Thại đã phát biểu rằng:
****
Ai cho rằng dạy chữ Nho ở trường phổ thông để học sinh trực tiếp đọc được văn bản chữ Hán trong di sản văn hóa dân tộc thì đó là một ảo tưởng. Các cụ ta ngày xưa bao nhiêu năm đèn sách, sôi kinh nấu sử mới đạt được trình độ đó chứ đâu phải là chuyện dễ! Học chữ Nho khó không phải chỉ vì bản thân chữ Nho phức tạp mà còn vì văn chữ Nho là văn cổ đại (văn ngôn) mà ngay người Trung Quốc hiện đại cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tôi là người cảm nhận rất rõ điều này. Tôi học tiếng Hán hiện đại đến nay đã hơn 50 năm, chữ Hán tôi học được cũng khá nhiều nhưng đọc loại văn cổ đó tôi cũng chẳng hiểu được bao nhiêu. Không những tôi mà ngay các bạn học Trung Quốc cùng lớp với tôi cũng không hiểu gì mấy khi bất đầu tiếp xúc với Kinh thi, với Luận ngữ, với Sở từ v.v…
****
Nếu đúng là thầy Thại có hơn 50 năm học tiếng Hán hiện đại, mà thầy vẫn "đọc loại văn cổ đó tôi cũng chẳng hiểu được bao nhiêu", thì điều này rất là dễ hiểu, cũng như nếu bạn học chữ Việt ngữ Latin (Quốc ngữ) 50 năm mà bạn không học hay đọc về chữ Latin xưa, thì bạn cũng không bao giờ biết đọc các văn bản Latin cả, dù bạn có là một vị thánh khi bàn về Việt ngữ
Nhưng cái đáng ngờ ở đây, là với hơn 50 năm học tiếng Hán cận đại, thầy Thại có rất nhiều cơ hội để có thể tự học và đọc thêm tiếng Hán cổ đại. Thầy có thể đọc và học từ các dịch phẩm của các học giả xưa, ví dụ đọc dịch phẩm Đại Nam Thực Lục của các cán bộ Viện Sử Học xưa chẳng hạn.
Nên không hiểu khi thầy Thại lên tiếng rằng là "Tôi học tiếng Hán hiện đại đến nay đã hơn 50 năm, chữ Hán tôi học được cũng khá nhiều nhưng đọc loại văn cổ đó tôi cũng chẳng hiểu được bao nhiêu", đây là thầy muốn nói đến việc thầy không thể học Hán ngữ cổ đại với cái vốn Hán ngữ cận đại của thầy trong 50 năm ấy, hay là trong 50 năm ấy, thầy chưa bao giờ đọc Hán văn cổ đại nên khi người ta cho thầy đọc, thầy chỉ ấm ớ hội tề như chúng ta kêu một nhà ngôn ngữ học Việt ngữ mà đi đọc chữ Latin vậy ?
Nếu là thầy Thại có 50 năm học Hán ngữ cận đại mà trong ngần ấy năm, thầy không thể học thêm Hán ngữ cổ đại thì đó là thầy dốt (và theo mình là thầy rất dốt)
Nếu là thầy Thại trong 50 năm ấy chưa bao giờ cầm một quyển sách Hán văn cổ đại, thì việc thầy không đọc được Hán văn cổ đại, là một chuyện đương nghiên
Như vậy bạn thấy rất rõ là trong một câu trả lời như vậy, chúng ta thật sự không hiểu thầy Lê Xuân Thại có hiểu thầy nói và giải thích gì không ?
Và thật đáng buồn nếu những người già trí thức Việt Nam, có đến 50 năm kiến thức Hán ngữ cận đại mà không học được Hán ngữ cổ đại. Những người như thế là dốt đặc cán mai đấy chứ, làm thế nào họ có thể leo lên đến chức Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ thế nhỉ ?
Và xem ra việc thầy Thại giảng nghĩa Hán Việt đầy khuyết điểm như mình đã phân tích (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/5798350583538720/), mình cho rằng thầy Thại đã không học hành đàng hoàng, mà dường như là học như kiểu một cán bộ bình dân học vụ học vậy. Một Tổng biên tập mà có kiến thức Hán Việt kém đến thế, thì làm sao mà chúng ta có thể trông mong về tầng lớp già trí thức Việt Nam có thể giúp gì cho người trẻ có được những kiến thức Hán Nôm vững vàng nhỉ ? Đó là còn chưa nói, bọn học sinh trung học mà biết, chúng nó lại hỏi là nếu những người già, như thầy Lê Xuân Thại, một PGS TS ngôn ngữ học Việt Nam, một Tổng biên tập tạp chí Ngôn Ngữ, mà vốn kiến thức Hán Nôm còn chểnh mảng đến thế, học 50 năm Hán văn cận đại mà còn chưa biết đọc Hán văn cổ đại, thế thì học Hán văn để làm gì ? Để trở thành những con người có vốn trí thức vô dụng như thầy Lê Xuân Thại đó ư ?
Thật đáng buồn
Mời các bạn tham khảo
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào