Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NÀNG BARRETT M-22 MRAD

NÀNG BARRETT M-22 MRAD Quốc gia nào có ngân sách quốc phòng dồi dào mới có thể chạy đua võ trang với Mỹ Đế, giống những nàng siêu mẫu sang ...

Nhà sáng chế Ronnie Barrett còn là nhà quán quân của Tu Chính Án Thứ Hai. Trên áo ông có đeo huy hiệu khẩu Barrett 82 đứa con đầu đời được sử dụng ở Afghanistan để tiêu diệt lính xâm lược Liên Xô.

NÀNG BARRETT M-22 MRAD

Quốc gia nào có ngân sách quốc phòng dồi dào mới có thể chạy đua võ trang với Mỹ Đế, giống những nàng siêu mẫu sang trọng thay đổi quần áo thời trang đắt tiền mỗi ngày.

Tấm hình mình mặc bộ đồ ngụy trang “ghillie suit” cầm khẩu súng bắn tỉa M40A3 lừng danh cách đây trên dưới 15 năm. Nhưng than ôi cục cưng ấy đã trở thành đồ chơi cổ lỗ sĩ bởi vì Quân Lực Hoa Kỳ vốn thích chạy theo đợt sóng mới, hợp thời hơn.

M40 tuy cổ điển nhà quê, nhưng ống nhắm của khẩu súng cù lần này có khả năng nhìn thấy một con ruồi cách xa 100 yards hay 91.44 mét. Có thể bắn 5 viên đạn trúng hết vào một lỗ lớn của hồng tâm chỉ bằng một đồng cắc quarter 25 cents. Cách 300 mét có thể bắn 5 viên vào một nhóm lỗ đạn cách nhau khoảng 1 hay 2 cm. Cách 400 mét bảo đảm sẽ bắn trúng một gáo dừa tràn đầy nhựa sống.

Sau 400 mét, cục kẹo đồng bắt đầu mất sức đẩy nên đi cầu vòng. Xạ thủ phải biết tính toán đạn đạo cầu vòng bằng cách vặn các nút trên ống nhắm bao nhiêu “click”, là tiếng kêu nhỏ qua mỗi nấc đơn vị cao thấp hay trái phải. 

Trình độ mình vẫn còn tính toán chậm chạp các click nên thường bắn hụt các mục tiêu gáo dừa sau 400 mét trở đi vì không theo kịp thời gian đã ấn định. Nhưng các xạ thủ chuyên nghiệp tập luyện thường xuyên và có kinh nghiệm chiến trường họ có thể bắn trúng chóc gáo dừa cách 800 mét. Ở khoảng cách xa xôi này thì địch quân tự nhiên lăn đùng ra ngỏm, hổng biết cục kẹo đồng từ đâu bay đến vì vận tốc viên đạn nhanh hơn âm thanh của tiếng nổ.

Hơn một thập niên qua khẩu M40A3 được cải tiến thành M40A5 rồi A6 để hoàn mỹ hơn. Nhưng cuối cùng người Mỹ vẫn không bao giờ hài lòng với những gì họ đang có. Họ muốn có đồ chơi mới lạ và tối tân hơn.

Hai binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và Lục Quân Hoa Kỳ cùng với các đơn vị ưu tú như Biệt Kích có dự án năm tới 2021 sẽ bỏ rơi mấy nàng bắn tỉa một thời vang bóng như M40 và M24 để kết duyên với người đẹp Barrett M-22 MRAD (Multi-role Adaptive Design, Thiết Kế Đa Dụng). 

Barrett M-22 MRAD ngoài đặc tính có độ tin cậy cao, chính xác và sáng tao. Cây M-22 MRAD này có thể xếp báng súng lại cho gọn khi di chuyển. Tháo ráp các cơ phận giống súng M-16. Có thể thay đổi mau lẹ các loại nòng súng có đường kính khác nhau để dùng các loại kẹo đồng có công dụng thích hợp cho từng sứ mạng. Ví dụ kẹo 7.62 mm cho mục tiêu thường, kẹo 300 win magnum cho mục tiêu xa, 6.5 mm Creedmoor có vận tốc nhanh và công phá v.v.

Một đặc điểm đáng nể của em Barrett M-22 MRAD là hệ thống chốt khóa cơ bẩm vận hành (bolt action) lên đạn bắn từng viên, hoàn toàn sáng tạo mới lạ không giống hệ thống “bolt action” của súng M40 và M24.

Súng bắn tỉa “bolt action” chính xác hơn súng bắn tỉa bán tự động vì có ít cơ phận chuyển động bên trong súng. Súng bán tự động không chính xác bằng vì mỗi lần hơi ga tống cơ bẩm ra sau để đẩy viên đạn khác vào nòng sẽ làm súng chuyển động làm ảnh hưởng đạn đạo. 

Hệ thống chốt khóa cơ bẩm vận hành “bolt action” của M40 và M24, là cọp dê sáng chế súng “bolt action” đầu tiên của nhà phát minh Johann Nikolaus von Dreyse, người Đức vào năm 1848. Sau đó cả thế giới xúm lại ăn cắp sáng chế của ông để sản xuất những khẩu súng lừng danh cho riêng mình. Ví dụ Hoa Kỳ có khẩu M1903 Springfield và M1917 Enfield, Nga có khẩu Mosin – Nagant, Anh Quốc có cây Lee–Enfield (1889), Quân đội Nhật Hoàng ở Thế Chiến 2 có khẩu Arisaka 38/99, Đức Quốc Xã có cây Gewehr Karabiner 98k v.v.

Để tiếp nối những thiên tài sáng chế súng, góp phần làm thay đổi cục diện thế giới, như John Browning với các cây trung liên BAR, đại liên 30, đại liên 50. Eugene Stoner của khẩu M-16, trung liên Stoner 63 của Biệt Kích US Navy SEAL trên chiến trường Việt Nam. Ronnie Barrett trở thành một nhà phát minh súng bắn tỉa lừng danh của thế kỷ 21. 

Ronnie Barrett xuất thân là một nhiếp ảnh gia sinh năm 1954 ở tiểu bang Tennessee. Ông có sở thích như hàng triệu công dân Mỹ Đế là rất yêu đồ chơi nóng và rất sáng tạo. Trong một chuyến viếng thăm một chiến đỉnh có trang bị hai khẩu đại liên 50 “đúp” gắn song song. Ông chụp hình cặp đại liên 12.7 mm này và chợt có ý tưởng muốn chế tạo một khẩu súng bắn tỉa 12.7 mm bán tự động đầu tiên trên thế giới.

Bạn bè của Ronnie Barrett giống người Việt là khoái bàn ra. Họ khuyên răn ông rằng “Nếu là một ý tưởng hay thì đã có người tài giỏi hơn chế tạo rồi”. Tức là gián tiếp nói “Mày là thằng ngu thì ráng mà sống an phận đừng đèo bồng nghe chưa mậy”.

Barrett hổng nản lòng, ông thiết kế và được một người thợ tiện tên Bob Mitchell đến giúp chế tạo khẩu súng bắn tỉa bán tự đông 12.7 mm trong nhà đậu xe của mình bằng những máy móc thô sơ. Đứa con đầu lòng oe oe ra đời ở trong “garage” xe không đầy 4 tháng thai nghén. Ronnie Barrett đem súng đến một nơi triển lãm “gun show” ở Houston Texas để quảng cáo và được tờ tạp chí súng Shotgun News viết bài giới thiệu. Có 3 người đặt cọc để mua súng. Ông dùng tiền cọc tân trang “xưởng chế tạo” súng ở nhà xe để làm thêm 30 khẩu nữa.      

Chẳng bao lâu, mấy ông kẹ tình báo CIA Mỹ đến gõ cửa vỗ vai rờ gáy Barrett. Họ đặt mua hàng nóng để gởi qua Afghanistan cho kháng chiến quân Mujahideen làm thịt lính Liên Xô đang xâm chiếm nước này. Khẩu súng bắn tỉa 12.7 mm Barrett 82 (1982) vang danh từ thủa ấy. Hiện nay khẩu súng này đã được cải tiến thành M-107 và được các đơn vị bắn tỉa của thế giới tự do yêu chuộng vì quá lợi hại.

Một điều lý thú là Ronnie Barrett, một con chiên của Tu Chính Án Thứ Hai của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Barrett bán súng cho dân Mỹ, cho Quân Đội Hoa Kỳ và thế giới tự do. Nhưng Ronnie Barrett từ chối bán hàng nóng của mình cho chính quyền tiểu bang California và New York. 

Ông tuyên bố: ”Barrett không thể bán hàng của mình một cách hợp pháp cho những kẻ phạm pháp, kể từ khi California ban hành đạo luật AB50. Tiểu bang này đã không tuân thủ Tu Chính Án Thứ Hai và Thứ 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ không cung cấp sản phẩm của mình cho bất kỳ cơ quan chính quyền nào của California”. Lời tuyên bố này được áp dụng luôn cho New York cấp tiến.

“Barrett cannot legally sell any of its products to lawbreakers. Therefore, since California's passing of AB50, the state is not in compliance with the US Constitution's 2nd and 14th Amendments, and we will not sell nor service any of our products to any government agency of the State of California”.

Tu Chính Án Thứ 14 đại ý như sau: Tất cả công dân Mỹ hay nhập tịch Hoa Kỳ dù sống ở tiểu bang nào thì chính quyền của tiểu bang ấy không thể dùng luật lệ của họ để tước đoạt quyền tự do và miễn trừ của công dân Mỹ. Ngụ ý nói chính quyền California và New York là một đám độc tài dùng luật rừng để cai trị công dân Mỹ.

Ronnie Barrett hổng phải là một khoa bảng trí thức rởm xa rời thực tại. Barrett chỉ tốt nghiệp trung học. Nhưng trí óc sáng tạo của ông đã giúp thế giới này bớt đi những kẻ ác. Ông lập gia đình với cựu nữ Dân Biểu tiểu bang Donna Rowland Barrett thuộc đảng Cộng Hòa.

Nàng Barrett M-22 MRAD tối tân nõn nà khêu gợi trị giá khoảng 5 ngàn đô la. Cộng thêm máy nhắm và đồ phụ từng linh tinh thì sẽ trên 7 ngàn. Nhưng đây là một sản phẩm thuần túy Mỹ hổng cọp dê lai giống phát minh của nước ngoài. Nàng còn là biểu tượng của tự do, của Tu Chính Án Thứ Hai bất khuất. Một món đồ chơi trong danh sách ước mơ của những người yêu đồ chơi nóng.

Bong Lau

Khẩu súng bắn tỉa M40 Remington 700 lừng danh của TQLC Mỹ ở Khe Sanh năm 1968.

Khẩu M40A5 của TQLC Mỹ sử dụng hiện nay.

Khẩu súng bắn tỉa "bolt action" M24 Remington 700 7.62mm của Lục Quân Hoa Kỳ và FBI sử dụng mấy chục năm qua. Nặng khoảng 7 kg.

Tác giả mặc bộ đồ ngụy trang “ghillie suit” cầm khẩu súng M40A3. Hổng dám nằm trong bụi vì sợ kiến cắn.

Bắn từng nhóm 5 cục kẹo đồng ở khoảng cách 91.44 m rồi điều chỉnh ống nhắm cho tới khi nó trúng vào ngay giữa hồng tâm.

5 viên ngay chóc ở khoảng cách 91.44 mét (100 yards).

Súng bắn tỉa Barrett M-107 12.7mm ở chiến trường Iraq.

Barrett M-22 MRAD có báng xếp nên rất gọn khi di chuyển.

Cách tháo ráp Barrett M-22 MRAD tương tự như súng M-16.

Hai binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và Lục Quân Hoa Kỳ cùng với các đơn vị ưu tú như Biệt Kích có dự án năm tới 2021 sẽ đặt mua súng Barrett M-22 MRAD (Multi-role Adaptive Design, Thiết Kế Đa Dụng). Súng nặng 7 kg chưa kể băng đạn.



Không có nhận xét nào