Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐÔNG LÀO BAO GIỜ CÓ DÂN CHỦ?

ĐÔNG LÀO BAO GIỜ CÓ DÂN CHỦ? Tôi hình dung, dân Đông Lào muốn có dân chủ phải đợi đến 300 năm sau. Mặc dù hiện tại ai cũng kêu gào đòi dân ...

ĐÔNG LÀO BAO GIỜ CÓ DÂN CHỦ?

ĐÔNG LÀO BAO GIỜ CÓ DÂN CHỦ?

Tôi hình dung, dân Đông Lào muốn có dân chủ phải đợi đến 300 năm sau. Mặc dù hiện tại ai cũng kêu gào đòi dân chủ.

Dân chủ gắn liền với dân trí. Không ngẫu nhiên mà từ trong hoang dã, ngay từ đầu loài người đã kiến tạo xã hội độc tài. Một bộ tộc phải có người đứng đầu gọi là tù trưởng, còn lại là một bầy đàn chỉ biết tuân theo mệnh lệnh. Vì sao vậy? Bởi vì tù trưởng là người có khả năng chăn dắt cả bầy đàn. Quan trọng hơn, cái bầy đàn đó ngu muội nên rất cần người chăn dắt. Sang thời phong kiến là những ông vua và bên cạnh ông là các quan trên quan dưới, cứ thế chia đẳng cấp cao thấp mà chăn dân. Khi vua, quan này ngu muội thì bị lật đổ và vua quan khác lên thay. Thay triều đại không đồng nghĩa với thay thể chế. Độc tài vẫn độc tài.

Phương Tây bắt đầu từ thời Khai sáng, thế kỷ 17, 18, kéo dài đến hết thế kỷ 20, nhờ khai sáng liên tục mới có dân chủ. Có nghĩa là dân trí đạt trình độ cao mới có dân chủ.

Dân chủ là dân làm chủ với quyền tự do và bình đẳng. Sự phân biệt đẳng cấp không còn. Mỗi cá nhân đều được tôn trọng: tôn trọng tự do, tôn trọng văn hoá, tôn trọng ngôn luận, dù khác biệt. Tôn trọng là luật chơi cao nhất trong một xã hội dân chủ. Khi cá nhân này bị phụ thuộc cá nhân khác, văn hoá bị kỳ thị, ngôn luận bị trấn áp thì chưa có dân chủ. Nói ngắn gọn, tự do cá nhân này không xâm phạm đến tự do cá nhân khác.

Tự do của xã hội văn minh không đồng nghĩa với tự do hoang dã. Tính chất công cộng tự nó điều chỉnh các cá nhân vào cuộc chơi có luật lệ. Mọi cá nhân đều bình đẳng trước luật, không thiên vị.

Tôi không cần bàn chuyện bầu cử, ứng cử tự do mang tính chất chính trị. Chỉ một ví dụ đơn giản về văn hoá. Trong không gian lễ nghi, mọi người đều ăn mặc tề chỉnh, anh cũng phải ăn mặc tề chỉnh, không thể hở hang hay trần truồng. Đừng biện bạch rằng anh đói khổ hay bình dân rách rưới nên không thể. Không thể thì mời anh đi nơi khác. Nhưng trong không gian bãi tắm tiên, mọi người đều trần truồng phơi mình giữa bãi tắm, riêng anh ăn mặc tề chỉnh để nhìn là phạm luật.

Vụ chị CEO và những anh Hề cho thấy trình độ dân trí và dân chủ ở xứ Đông Lào đến đâu. Mở màn, chị CEO lột truồng Thần y qua tố cáo hàng loạt hành vi lừa đảo, mặc dù trước đó, chị CEO và Thần y là chỗ dựa của nhau. Bất ngờ, phe Thần y gồm có các anh Hề tung một đoạn ghi âm lột truồng chị CEO ra với âm thanh gợi dục cuồn cuộn. Đến lượt chị CEO tức giận lột truồng luôn các anh Hề. Tất cả đều nhồng nhỗng trên không gian mạng. Gọi là lột truồng vì mọi thứ quần áo của văn hoá đạo đức không còn một mảnh. Lớp quần áo mang nhãn hiệu về lòng nhân đức, từ thiện nhiều năm phủ lên trang điểm cho một đẳng cấp gọi là thượng lưu quý tộc, thậm chí là thần tượng của nhiều người, do chính họ tự trút bỏ hết. Họ tự lột lẫn nhau rất bình đẳng giữa bãi tắm tiên có tên là mạng xã hội.

Chưa bao giờ họ nói thật như bây giờ, mặc dù họ tố cáo lẫn nhau. Đã thật thì ngôn ngữ phải tục, đúng nghĩa trần tục. Chị CEO tục, phe chị CEO cũng góp phần tục cho thêm đậm đà. Đến lượt phe các anh Hề cũng tục để đáp trả. Người ta nói cuộc đời là vở diễn, nhưng chưa bao giờ như bây giờ, CEO và Showbiz không diễn nữa mà phô bày sự thật, nói thật đến trần trụi. Tuyệt nhiên không có ngôn từ bị cấm nào không tuôn ra. Nôm na là tao có xấu thì mày cũng chẳng đẹp. Đời thế là vui vì sòng phẳng. Tôi tán dương cả hai phe, dám lột truồng hết ra để... chọi nhau cho thiên hạ xem.

Tuy nhiên, kết cục thì tôi thật sự mất hứng. Khi cuộc chơi đang vui như một hội phồn thực rước của quý thì phe chị CEO được thế xông lên vặt cổ một anh Hề khác về tội văng tục. Mà nếu mặc quần mặc áo vào rồi vặt cổ người ta cũng được. Đằng này vẫn trần truồng nhồng nhỗng nhưng lớn giọng chửi người ta vì sao văng tục, vô văn hoá? Rất nhiều đứa tung những lời tục tĩu nhất đòi kỷ luật, đòi miễn nhiệm anh Hề, vì đang làm thầy, làm quan. Mày đã làm thầy, làm quan thì không được văng tục, hiểu chưa đồ chó, đồ giẻ rách. Đại khái thế. Có nghĩa là tao làm dân thì được tự do văng tục, còn mày làm quan, làm thầy thì không được phép. Đúng giọng trấn áp của giai cấp vô sản cái bang. Vậy là nhân danh đứng về lập trường giai cấp vô sản, người ta kỷ luật miễn chức anh Hề, bất cần theo quy trình của luật lệ nào!

Khiếp cho cái bộ tộc Đông Lào. Anh Hề làm thầy, làm quan kia tưởng đã vào cái bãi trần truồng thì bình đẳng, nào ngờ bị phân biệt, kỳ thị đến khốc liệt. Tự thân những người đòi dân chủ hạ thấp mình xuống hết cỡ trong thế trần truồng nhồng nhỗng để tôn vinh người khác lên hàng phải mặc quần áo đạo đức, văn hoá cho đạo mạo, sang trọng. Ôi thế thì 300 năm nữa mới có tự do, dân chủ đúng nghĩa!

Chu Mộng Long


Không có nhận xét nào