SỰ NGẠO MẠN CỦA TẬP CẬN BÌNH RẤT CÓ THỂ LÀM TRUNG QUỐC SỤP ĐỔ. Chưa bao giờ tôi nói về sự suy tàn của đế quốc đỏ Trung Cộng nếu không có chi...
SỰ NGẠO MẠN CỦA TẬP CẬN BÌNH RẤT CÓ THỂ LÀM TRUNG QUỐC SỤP ĐỔ.
Chưa bao giờ tôi nói về sự suy tàn của đế quốc đỏ Trung Cộng nếu không có chiến tranh. Nhưng có vẻ như không cần chiến tranh mà chính là sự ngạo mạn của Tập Cận Bình sẽ làm ra điều đó.
Nếu các công ty nước ngoài rút ra khỏi Trung Quốc thì chắc chắn Trung Quốc sẽ sụp đổ.
Mặc dù Trung Quốc có cơ sở hạ tầng tốt hơn tất cả các nước nghèo chung quanh như Ấn Độ, Việt Nam, Nam Dương, Phillipine....nhưng trước nguy cơ bị tịch thu tài sản, mất trắng các công ty nước ngoài rất có thể không còn chọn lựa nào khác ngoài việc THOÁT TRUNG.
Ngày 11/6 Trung Quốc ban hành một đạo luật chống cấm vận nhằm vào những cá nhân và tổ chức ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc, bao gồm cả công dân Trung Quốc và các công ty tư nhân của Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” được công bố ngày 11/6 vừa qua này thậm chí còn cho phép Trung Quốc đòi bồi thường từ các công ty nước ngoài đang kinh doanh tại Trung Quốc.
Các công ty này được xếp vào nhóm “phân biệt đối xử” đối với công dân Trung Quốc và có thể bị áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các “tổ chức” từ này không chỉ nói đến các công ty mà còn ám chỉ cả các chính phủ. Luật trừng phạt còn áp dụng đối với các công dân Trung Quốc tìm cách di cư hoặc nghiên cứu khoa học ở nước ngoài.
Các biện pháp trừng phạt kể trên có khả năng sẽ tồn tại dai dẳng ở Trung Quốc, gây khó khăn cho các công ty nước ngoài kinh doanh tại đại lục, gia tăng áp lực khiến các nước dân chủ giàu có phải ”thoát Trung”. Các quốc gia này cũng sẽ buộc các nước khác trên thế giới phải quyết định giữa làm ăn với Trung Quốc hay hợp tác với một liên minh các nền dân chủ, bao gồm Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và có lẽ cả Ấn Độ - nếu nước này đứng về phía các đồng minh dân chủ hơn là tuân theo chính sách không liên kết.
Hầu hết các quốc gia khác, dựa trên lợi ích thương mại của họ, có thể sẽ tách ra khỏi khối dân chủ nếu buộc phải đưa ra lựa chọn. Ngay cả khi họ không đứng về phía các nền dân chủ chống lại chính quyền toàn trị của Trung Quốc, thì việc tiếp tục làm ăn với Trung Quốc cũng sẽ không có lợi cho các công ty này nếu Bắc Kinh đe dọa trừng phạt họ vì họ tuân theo luật pháp chung. Trong khi đó, phần còn lại của thế giới cũng sẽ trừng phạt Trung Quốc vì lạm dụng quyền con người.
GDP của Trung Quốc chỉ bằng 20% tổng GDP của Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, nước này quá yếu kém về kinh tế để chống chịu được hậu quả từ các biện pháp trừng phạt lớn mà họ vừa ban hành. Đất nước này đang phải gánh chịu sự ngạo mạn độc tài và thất bại về thông tin, điều này có thể giải thích cho hành vi hung hăng và tự hại bản thân như vậy. Một nhà nước phi lý và phi đạo đức đến thế sẽ rất nguy hiểm đối với hệ thống quốc tế và các chuẩn mực dân chủ dựa trên luật lệ.
Luật này thậm chí có thể mở rộng đến những nước mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là “các quốc gia Vành đai và Con đường”, như thể họ là thuộc địa của Trung Quốc vậy.
Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, (SCMP) "Bắc Kinh đã thảo luận về bước đi mới nhất này trong một thời gian khá dài, ngay cả trước khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Trung Quốc", "Cần phải có cách ứng phó hiệu quả đối với lệnh trừng phạt áp đặt lên các đối tác phát triển trong Sáng kiến Vành đai và Con đường”.
Mặc dù mối đe dọa từ các biện pháp trừng phạt đáp trả có thể dẫn đến những thay đổi tinh vi trong luật pháp và chính sách của Hoa Kỳ, nhưng chúng không có khả năng thay đổi hoàn toàn hướng đi của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đã công nhận tội ác diệt chủng và căng thẳng quân sự ngày càng gia tăng. Các biện pháp trừng phạt và đáp trả sẽ tiếp tục trong mối quan hệ Mỹ-Trung những năm tới nhiệm kỳ tổng thống yếu kém của Biden có thể làm cho Biden thất cử năm 2024, chính quyền Biden sẽ phản ứng một cách mạnh mẽ để chứng tỏ mình là một đối thủ cứng rắn với Trung Quốc.
Các nhà bình luận cho rằng luật mới của Bắc Kinh sẽ gây áp lực với một số tập đoàn Mỹ, vốn đang tìm cách tránh rủi ro ngày càng tăng, khiến họ tìm cách “đào thoát” khỏi Trung Quốc. Những người khác lại tin rằng luật sẽ khuyến khích các tập đoàn Mỹ vận động hành lang đối với các quan chức để điều chỉnh chính sách liên quan đến Bắc Kinh. Điều này thật sự đã xảy ra, theo các nguồn tin và báo cáo mà tôi nhận được.
Tờ SCMP cũng dự đoán: “Một khi nhận thức được rủi ro pháp lý nghiêm trọng, [các công ty nước ngoài] có thể cảm thấy áp lực và sẽ để vận động hành lang đối với chính phủ của họ thay mặt cho Trung Quốc”.
Nghĩa là Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để ảnh hưởng đến luật pháp và chính sách của các nền dân chủ trên toàn cầu. ĐCSTQ đang nỗ lực chống lại việc các nước buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về tội ác diệt chủng, việc hủy bỏ hiệp ước Hồng Kông với Anh, và nhiều hành vi xâm phạm nhân quyền và xâm lược lãnh thổ khác.
Một cuộc chiến tranh lạnh mới đang diễn ra, tạo ra một cơn gió lạnh đối với hoạt động kinh doanh của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và đồng minh của họ ở Trung Quốc. Sự xói mòn trong lĩnh vực kinh doanh này theo thời gian sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng chính trị, theo một vòng xoáy đi xuống, làm tăng khả năng chia rẽ kinh tế trên diện rộng và xung đột quân sự với Trung Quốc.
Đó là ngày chấm dứt giấc mơ bá chủ hoàn cầu của chủ nghĩa quái thai XHCN dân tộc Đại Hán.
Henry Quang Vũ
Không có nhận xét nào