Thầy Đinh Xuân Lâm bóp méo sử còn hơn các cô ngày nay dùng app bóp eo hình selfie #giac_Chay_Voi hay lại thêm một trường hợp về các vị GS...
Thầy Đinh Xuân Lâm bóp méo sử còn hơn các cô ngày nay dùng app bóp eo hình selfie
#giac_Chay_Voi
hay lại thêm một trường hợp về các vị GS già Việt Nam dạy và làm hoàn toàn trái ngược nhau nè bạn
Trong bài viết trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử năm 1959, liên quan đến việc "phát hiện ra" bài thơ Trung Nghĩa Ca của thủ lĩnh giặc Chày Vôi Đoàn Trưng, thầy Đinh Xuân Lâm (và Triêu Dương nào đó) đã viết về các nguyên nhân dẫn đến cuộc loạn Chày Vôi này.
Bạn xem bài viết nghiên cứu sử này tại đây, trang 95 >> https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=15/52/29/&doc=155229753792214568979089117846483203542&bitsid=9fc52c46-ede7-4c01-b9e8-f04a2c5abb9d&uid=
Và thầy viết về nào là triều đình Huế quỳ gối nhượng quyền lợi cho Pháp để rảnh tay đàn áp nông dân và thầy dẫn cả sử kiện ngài Thân Văn Nhiếp dâng sớ tâu bày lên triều đình Huế phê bình vua Tự Đức lẫn câu trả lời của vua Tự Đức, dẫn đến việc mà thầy khẳng định "Trên một bối cảnh xã hội như thế, trong môi trường biến động chung như thế, có thêm cuộc khởi nghĩa năm 1866 ở kinh thành cũng là dễ hiểu."
Nhưng đáng tiếc là lời tấu trên của ngài Thân Văn Nhiếp, được tâu bày vào năm 1868, tức là SAU cuộc loạn giặc Chày Vôi gần 2 năm kìa. Như vậy lời tấu trên chưa bao giờ là nguyên nhân hay lý do dẫn đến cuộc loạn Chày Vôi, mà chỉ là một lời kết luận về tình trạng xã hội lúc bấy giờ, sau cuộc loạn Chày Vôi.
Và đáng xấu hổ hơn, là ngay luôn trong lời tấu ấy của ngài Thân Văn Nhiếp, sử Đại Nam Thực Lục còn viết rõ ràng "Tuần phủ hộ lý Tổng đốc Bình - Phú Thân Văn Nhiếp tâu bày: ... kính thấy sự thế ngày nay là lúc thế nào ? Đất cũ bị mất, giặc phương Bắc tràn lan ; lụt, hạn, nạn bão, cáo cấp khắp nơi ; của hết, sức kiệt, dân không được nhờ để sống, lòng người ở nơi gần Kinh kỳ náo động, các nơi làm loạn, cái thế yên nguy thực không chỉ trăm mối lo mà thôi, thế mà gần đây việc xây dựng, sửa sang liên tiếp, xa xỉ bừa bãi không ngớt, làm Vạn Niên cơ, so với lăng Thiên Thụ chẳng những gấp 10 lần ...". Đoạn văn "lòng người ở nơi gần Kinh kỳ náo động", đó là chỉ cho cuộc loạn Chày Vôi vừa diễn ra đó chứ.
Vậy mà vào bài viết trên của thầy Đinh Xuân Lâm, thầy cắt xén luôn cả đoạn văn "lòng người ở nơi gần Kinh kỳ náo động", và thế là dùng lời tấu này để chỉ ra THỜI ẤY là thời loạn lạc nào đó, đã dẫn đến sự kiện loạn Chày Vôi. Phân tích sử bằng cách cắt xén như thế này có là phản khoa học và mất đạo đức không ?
Đó là còn chưa nói, thầy Đinh Xuân Lâm lại viết tiếp về thái độ của vua Tự Đức là "Tự-đức không bằng lòng, trả lời rằng: "Các việc mà người chỉ trích đều là lỗi của trẫm. Nhưng trẫm ngày nay việc nhiều mà lại hay đau, nếu bó buộc vì những việc nhỏ nhen quá thì thân này không còn, còn đâu sức lực mà làm việc ...". Và rồi y cứ làm theo ý mình. Như vậy, trách gì lòng người không tăng thêm thù hận với bọn cầm quyền đầu hàng giặc mà đối lập với nhân dân."
Nhưng vua Tự Đức đâu chỉ là nói có thế đâu ? Theo sử Đại Nam Thực Lục "Vua bảo rằng : “Những điều ngươi thiết trách, đều là lỗi của ta, nhưng có cái ngươi chưa hiểu, còn câu nệ ở dấu trước, thì người làm vua nhất thiết đều phải câu thúc, không được chơi, thưởng chút nào, cử động làm gì là chuốc lấy tội tỗi. Ta nay việc bận, bệnh nhiều, đã không lòng sức, không dám viện dẫn xa để phân trần, cũng không dám nói gì, chỉ một lòng uất khổ quá lắm mà thôi, chỉ mong ở trên là thần minh, dưới là người xét mà tha thứ cho, nếu bó buộc phiền toái quá thì thân này không chịu nổi, còn sức đâu mà có thể cùng nhau làm việc, đậy nắp quan tài thì tâm tích người hay, người dở tự khắc định được, đâu đợi phải nói, nhưng kẻ làm tôi thường cần phải nói, để vua nghe biết điều lỗi mới phải, riêng lòng ta tự có nắm vững, không dám sai trái, chỉ có quỷ thần biết thôi, sự học ngày thường để làm gì, hầu dối ai ?".
Nên bạn mà đọc câu trong sử Đại Nam Thực Lục, có thể thấy rõ ràng vua Tự Đức đã làm vua rồi, mà còn nói "Những điều ngươi thiết trách, đều là lỗi của ta ... Ta nay việc bận, bệnh nhiều, đã không lòng sức, không dám viện dẫn xa để phân trần, cũng không dám nói gì, chỉ một lòng uất khổ quá lắm mà thôi, chỉ mong ở trên là thần minh, dưới là người xét mà tha thứ cho, nếu bó buộc phiền toái quá thì thân này không chịu nổi, còn sức đâu mà có thể cùng nhau làm việc", xem ra ông vua này trong câu trả lời trên rất là khiêm tốn, chứ vua Tự Đức làm gì chỉ biện hộ đơn giản rằng là "Nhưng trẫm ngày nay việc nhiều mà lại hay đau, nếu bó buộc vì những việc nhỏ nhen quá thì thân này không còn, còn đâu sức lực mà làm việc". Trích đoạn sử mà trích đoạn một nửa sự thật như thầy Đinh Xuân Lâm đã làm là giết sử đó chứ.
Và ác độc hơn, là đoạn hội thoại này diễn ra SAU sự kiện loạn Chày Vôi, chứ chưa bao giờ là trước khi có loạn Chày Vôi, để mà vua Tự Đức "... cứ làm theo ý mình. Như vậy, trách gì lòng người không tăng thêm thù hận với bọn cầm quyền đầu hàng giặc mà đối lập với nhân dân." như thầy Đinh Xuân Lâm khẳng định.
Nên không hiểu, thầy Đinh Xuân Lâm nghiên cứu sử hoàn toàn không khách quan và trung thực như thế này, thế mà làm thế nào các bạn lại tung hô ông là một trong "Tứ Trụ Sử Học" nước nhà ?
Và lạ lùng thay, thầy Đinh Xuân Lâm này, cũng như bao vị sử gia hay các GS TS Việt Nam khác, cũng mon men đi lên báo mà dạy bọn trẻ "Nhà sử học phải khách quan và trung thực" (xem >> http://daidoanket.vn/gs-dinh-xuan-lam-nha-su-hoc-phai-khach-quan-va-trung-thuc-363327.html).
Nhưng nếu bản thân thầy trong việc nghiên cứu sử còn gian dối như thế, thì tại sao thầy lại nghĩ thầy có quyền lên báo mà dạy bọn trẻ "Nhà sử học phải khách quan và trung thực" thế nhỉ ?
Yup, đây thưa các bạn, mình xin đem ra thêm một trường hợp, một vị GS đức cao vọng trọng của các bạn, lên báo dạy bọn trẻ "phải khách quan và trung thực", nhưng bản thân ông khi viết bài nghiên cứu sử, thì đã không hề "khách quan và trung thực" gì cả. Ông bóp méo sử còn hơn các cô ngày nay bóp eo hình selfie đó bạn.
Mà tại sao nhiều người già trí thức ở Việt Nam, hay lên báo đi dạy trẻ những điều mà chính bản thân họ cố tình làm sai thế ? Người trẻ Việt đâu có muốn đi học những cái tánh láu cá và dối lừa như thế từ thế hệ già đâu ? Và những trường hợp như thế này, là lỗi cá nhân hay thật ra, đây là bản sắc dân tộc Việt Nam, được / bị trui luyện trong một xã hội gia trưởng và lạc hậu ngàn năm ao làng ạ ?
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào