Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỤC THỜ CÁ VOI Ở VIỆT NAM - CÓ ĐÚNG LÀ CÁC NỮ THẦN BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT LÀ MỘT THẾ LỰC CHỐNG LẠI ÁP LỰC NAM HÓA CỦA NHO GIÁO NHƯ THẦY TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG KHẲNG ĐỊNH KHÔNG ?

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam #nhan_ngu #ca_voi  Bài 15 - Có đúng là các nữ thần biển của người Việt là một thế lực chống lại áp lực nam hóa của...

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam

#nhan_ngu #ca_voi 

Bài 15 - Có đúng là các nữ thần biển của người Việt là một thế lực chống lại áp lực nam hóa của Nho giáo như thầy Tạ Chí Đại Trường khẳng định không ?

Trong quyển Thần Người và Đất Việt Chương 7, thầy Tạ Chí Đại Trường đã kết luận như sau trong mục 3 "Phật Bà Quan Âm và Các Nữ Thần":
Có đúng là các nữ thần biển của người Việt là một thế lực chống lại áp lực nam hóa của Nho giáo như thầy Tạ Chí Đại Trường khẳng định không ?


****

Như vậy sự phát triển thương mại bằng đường biển, sự cần thiết di chuyển – nhất là di dân về phía nam – thuận lợi hơn bằng đường biển đã nâng cao vị thế các nữ thần biển. Họ thành một thế lực chống lại áp lực nam hoá của Nho Giáo trên các làng xóm, đô thị, kinh thành, đã cùng với truyền thống cũ giữ được uy thế trong tập họp Đạo Giáo Việt ở thế kỉ XVIII, XIX trên đất vua Lê chúa Trịnh, và không suy giảm vì sự tập trung quyền hành của nhà Nguyễn cùng sự lấn lướt của người Pháp.

****

Nhưng thầy họ Tạ không giải thích cho chúng ta là vì sao tại Đàng Trong:

(1) Cần phải có áp lực nam hóa của Nho Giáo trong hệ thống thần linh dân gian ? 

(2) Áp lực Nam hóa này đã diễn ra như thế nào ?

Nhưng nếu chúng ta đọc thêm tài liệu, thì:

(1) Việc hoán chuyển giới tính của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát từ nam sang nữ đã xảy ra bên Trung Quốc từ thế kỷ X, không liên quan tới người Việt

(2) Trong lịch sử Việt Nam, không hề có triều đại nào cảm thấy cần thiết phải "nam hóa" Ngài (nữ) Quán Thế Âm Bồ Tát hay cảm thấy sự đe dọa đến từ việc thờ phụng Ngài (nữ) Quán Thế Âm Bồ Tát cả

(3) Người Tàu ở các vùng duyên hải miền Nam Trung Quốc đã đem theo tục thờ bà Thiên Hậu của họ đến các vùng đất mà họ định cư hay làm ăn (trong đó có Việt Nam theo Nho Giáo lẫn Mã Lai theo đạo Hồi). Việc đem theo phong tục quê hương đến mọi nơi của người Tàu là điều rất dễ hiểu, cũng như người Việt ngày nay đem theo hệ thống đền chùa hay nước mắm qua Mỹ vậy. Chưa hề có sử liệu nào viết về việc bà Thiên Hậu được xem là một thế lực chống lại áp lực nam hóa của Nho Giáo tại Việt Nam cả. 

Như vậy ở đây, rất có thể là thầy họ Tạ đã tự tưởng tượng ra là có "một thế lực thù địch" nào đó mà các triều đại quân chủ Việt Nam cảm thấy lo sợ, và do đó cần phải áp dụng áp lực nam hóa trong Nho Giáo lên trên xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Thầy họ Tạ đã tưởng tượng một thế lực thù địch như thế cũng như ngày nay ban Tuyên Giáo Việt Nam cũng tưởng tượng là có "các thế lực thù địch" nào đó vậy

Đáng nói hơn, là theo mình đọc, người Chăm có chế độ mẫu hệ nên việc người Chăm mà có thờ các bà (như bà Thiên Y A Na) cũng không có gì là khó hiểu cả. Và khi người Việt thay thế người Chăm, nếu họ có thay thế việc thờ các bà sang thờ các ông là một điều hoàn toàn dễ hiểu, vì văn hóa người Việt (sau khi bị Trung Quốc đô hộ) là văn hóa phụ hệ. Nhưng chúng ta không hiểu tại sao thầy họ Tạ không nêu ra lý do đơn giản như thế, mà lại phải dùng từ ngữ đao to búa lớn "áp lực nam hóa của Nho giáo" ra như để hù dọa độc giả, và đưa đến câu hỏi của một độc giả (như Brian) rằng là "liệu thầy họ Tạ có thật sự đọc sách nghiên cứu gì không, hay ông chỉ nói bừa cho có lệ ?"

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks
Brian


Không có nhận xét nào