Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỤC THỜ CÁ VOI Ở VIỆT NAM - VỀ TỤC THỜ CÁ VOI Ở ĐÀNG TRONG CÓ THẬT SỰ LÀ ĐÃ RẤT PHỔ BIẾN TỪ XƯA KHÔNG ?

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam #nhan_ngu #ca_voi Bài 11 - Về tục thờ cá voi ở Đàng Trong có thật sự là đã rất phổ biến từ xưa không ? Dĩ nhiên nế...

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam

#nhan_ngu #ca_voi

Bài 11 - Về tục thờ cá voi ở Đàng Trong có thật sự là đã rất phổ biến từ xưa không ?

Dĩ nhiên nếu các bạn đọc các bài viết của những nhà nghiên cứu Việt Nam, chắc là họ viết rằng tục thờ cá voi đã có từ xưa của ông cha người Việt do ảnh hưởng từ văn hóa Chàm nào đó. Nhưng tất nhiên là họ cũng không hề bao giờ có thể khẳng định xưa là xưa từ thế kỷ nào, và tục thờ cá voi này phổ biến là từ khi nào cả.
Cá biệt chúng ta có cả nhà nghiên cứu Vĩnh Phúc nào đấy, trong bài viết "Hát Bả trạo miền Trung, khảo sát từ hát Bả trạo Nam Trung Bộ" (xem >> http://vannghehue.vn/tin-tuc/p0/c162/n2662/hat-ba-trao-mien-trung-khao-sat-tu-hat-ba-trao-nam-trung-bo.html), còn khẳng định rằng là "Đầu tiên Gia Long ban sắc tặng Ông Nam Hải là “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần” và ra lệnh cho các vạn đầm từ Bắc tới Nam xây lăng thờ cúng Ông Nam Hải".  
Nhưng nhà nghiên cứu này chưa hề cho chúng ta biết, là ông đã dựa vào sử liệu nào để mà khẳng định như đinh đóng cột như thế cả
Về tục thờ cá voi ở Đàng Trong có thật sự là đã rất phổ biến từ xưa không ?
Chứ còn theo sử Đại Nam Thực Lục (bản dịch tập "8") thì cho đến tận năm 1875 thời Tự Đức, thì "Mới định lệ chôn cá voi chết giạt đến các tỉnh hạt. (Theo lệ phủ Thừa Thiên mỗi con cá cấp cho 1 tấm vải, 10 quan tiền).".

Như vậy lệ chôn cá voi chỉ có từ thời Tự Đức năm 1875 mà thôi, và chỉ khi mà có lệ chôn cá voi thì chắc mới có việc xây đền miếu để thờ, chứ không có lý do gì mà thời Gia Long, lại có lệ xây đền miếu từ Bắc vào Nam để thờ cá voi cả 

Và ngay luôn trong bộ Hội Điển, khi viết về các tục lệ thờ cúng Đại Nam, thì việc thờ cúng cá voi chưa bao giờ được viết trong bộ Hội Điển cả. Thế thì làm gì có việc mà thời Gia Long vua đã ra lệnh cho xây đền miếu thờ cá voi từ Bắc vào Nam, mà bộ Hội Điển lại không chép gì cả về lệ thờ cá voi này ? Vậy câu trả lời đơn giản là tác giả Vĩnh Phúc trong bài viết trên, đã ngụy tạo ra sự kiện vua Gia Long ra lệnh xây đền miếu thờ cá voi từ Bắc tới Nam, còn tại sao ông ngụy tạo thì chắc ai đó nên đi hỏi ông vậy.

Nên theo sử Đại Nam Thực Lục, chỉ đến năm 1875, thì cả nước mới bắt đầu có lệ chôn cá voi chết giạt vào bờ kìa, và đó có thể là thời gian mà bắt đầu tục thờ cúng cá voi của người Việt bắt đầu phổ biến ở các tỉnh hạt miền duyên hải từ Bắc vào Nam.

Chứ không hề có việc người Việt nào thờ cúng cá voi từ thờ cổ theo tục người Chăm nào và tục này đã phổ biến từ xưa. Dĩ nhiên nếu bạn cho là năm 1875 là xưa thì đúng là xưa vậy, nhưng như vậy thì cũng xin các nhà nghiên cứu đừng lại không có tài liệu nào, nhưng lại lúc nào cũng sẵn sàng khẳng định người Việt đã thờ cá voi từ rất xưa, xưa như là thời Lê Thánh Tông vậy. Vì có khi người Việt không hề biết hay rất ít biết đến cá voi (họa may lắm mới biết đến 1 con cá voi) thời xưa, và chỉ từ thời Tự Đức năm 1875 trở đi, thì cả nước mới bắt đầu thờ cá voi, và do đó tục thờ cá voi ở Việt Nam chỉ phổ biến mới có chưa đến 200 năm, chứ đừng nói là cổ như thờ Hùng Vương 18 vua sống mấy ngàn năm vậy.



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian

Không có nhận xét nào