Về các hình thức chủ nghĩa thực dân #thuc_dan #colonialism Có lẽ khi bàn về thực dân, thì chúng ta, những độc giả người Việt (không chuyên ...
Về các hình thức chủ nghĩa thực dân
#thuc_dan #colonialism
Có lẽ khi bàn về thực dân, thì chúng ta, những độc giả người Việt (không chuyên nghiên cứu về chủ đề thực dân) ngày nay, cũng chả biết thực dân là như thế nào, ngoại trừ chỉ được dạy từ đời ông cố ông sơ là có thực dân Pháp ác ôn lắm, chuyên vơ vét tài nguyên hay gì gì đó. Nhưng thật ra, theo Wikipedia, thì chủ nghĩa thực dân có rất nhiều hình thức và mình xin tạm dịch phần các hình thức chủ nghĩa thực dân từ Anh ngữ sang Việt ngữ dưới đây để các bạn tham khảo và cùng nâng cao kiến thức.
Bạn thấy rất rõ là ở ngoài kia, người Tây họ đã phân tích rất nhiều về các hình thức chủ nghĩa thực dân, và nếu bạn có biết Anh ngữ, bạn tha hồ mà tra thêm và đọc trên Google. Nhưng ngược lại tại Việt Nam, mình đồ là ngoại trừ các nhà nghiên cứu chuyên môn về thực dân (ví dụ như các cán bộ ban Tuyên Giáo chẳng hạn), chắc là 99% người Việt chả phân biệt được thực dân là thực dân nào, và kiến thức thực dân của họ, là từ đời ông cố của họ, cho tới ba của họ, tới họ, và bây giờ đây, tới đời con và cháu của họ, và cả một lò dòng họ, chắc cũng chỉ biết thực dân là bọn ngoại xâm, ác ôn lắm, vì người ta cả trăm năm nay đã dạy họ như thế, chứ họ đâu có biết, là ngay luôn thế kỷ 21, có khi nhà nước hiện thời của Việt Nam đang tiến hành chủ nghĩa thực dân nội địa mà bản thân họ còn không biết đấy.
Và đáng ngờ hơn, là làm sao mà trên trang Wikipedia phần Việt ngữ, người ta chỉ dịch có 2 hình thức chủ nghĩa thực dân đầu, mà không dịch thêm các hình thức chủ nghĩa thực dân tiếp theo ? Có phải là khi dịch hết rồi, có khi bạn đọc hết rồi, bạn lại ngậm ngùi mà nghĩ, là ai mà ngờ, thực dân lại có thể không phải chỉ là đến từ những kẻ ngoại xâm như thực dân Pháp mà người ta dạy bạn, mà những tên thực dân mới, lại là người Việt Nam trong nước đã và đang tiếp tục tiến hành việc thực dân hóa Việt Nam đây thôi.
Đây, mời bạn đọc phần tạm dịch Việt ngữ về các hình thức chủ nghĩa thực dân, để bạn không phải tiếp tục mà chỉ biết có thực dân là "bọn giặc ngoại xâm ác ôn vơ vét tài nguyên", như tác giả bài viết Có phải Champa biến mất là do Đại Việt viết tuyên truyền trên mạng Nghiên Cứu Lịch Sử, mà mình đã phê bình tại đây >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/5752511048122674/
Phần này nằm trong bài viết Anh ngữ Wikipedia tại đây >> https://en.wikipedia.org/wiki/Colonialism, đoạn Types of colonialism.
Mời bạn
****
Các hình thức chủ nghĩa thực dân (Types of colonialism)
Các sử gia thường phân biệt các mô hình chủ nghĩa thực dân đa dạng chồng chéo lên nhau, như sau:
(1) Chủ nghĩa thực dân định cư (Settler colonialism) - bao gồm việc nhập cư có tánh quy mô lớn, thường được thúc đẩy bởi các lý do tôn giáo, chánh trị và kinh tế. Hình thức chủ nghĩa thực dân này phần lớn có mục đích là để thay thế dân số của bất kỳ nhóm dân cư nào đang hiện hữu tại nơi đây. Trong chủ nghĩa này, một số lượng người khổng lồ di cư đến thuộc địa với mục đích là lưu lại và khai hoang nơi này. Úc châu, Canada, Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, Nam Phi Apartheid (và trong một chừng mực tranh cãi nhiều hơn là Israel) là những ví dụ về các xã hội "thực dân - định cư"
(2) Chủ nghĩa thực dân bóc lột (Exploitation colonialism), còn được biết (với cái tên) là chủ nghĩa thực dân chủ đồn điền / bòn rút, bao gồm một số ít (người) thực dân và tập trung vào việc bóc lột tài nguyên thiên nhiên, hay (bóc lột) dân chúng như nguồn lao động, thường là dành cho lợi ích của Mẫu quốc (metropole). Hình thức này bao gồm các trạm thông thương buôn bán (trading posts) cũng như là (bao gồm) những thuộc địa lớn hơn là những nơi mà nhóm người thực dân phần lớn giữ vai trò cai trị (quản lý) trong phạm trù chính trị và kinh tế. Trước khi việc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương kết thúc cùng với sự phổ biến của việc bãi bỏ chế độ nô lệ, là thời gian mà nguồn mối lao động từ dân bản xứ đã không còn, các nô lệ thường được nhập cảng sang Châu Mỹ, trước tiên là bởi người Bồ Đào Nha, và sau đó bởi người Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và người Anh.
(3) Chủ nghĩa thực dân đại diện / ủy nhiệm (Surrogate colonialism), liên quan đến một công cuộc định cư lớn (a settlement project) được hỗ trợ bởi một quyền lực thuộc địa, mà trong đó hầu như những người định cư không là cùng sắc tộc với nhóm (người) cầm quyền.
(4) Chủ nghĩa thực dân nội địa (Internal colonialism), là một khái niệm về quyền lực cơ cấu không đồng đều giữa các khu vực (vùng miền) trong cùng một nước (state). Nguồn gốc của sự bóc lột ở đây lại là đến từ bên trong nước (ấy). Điều này được thể hiện qua cách mà sự kiểm soát và bóc lột có thể truyền từ thực dân [tức là người của nước đi lập thuộc địa] sang một nhóm dân nhập cư trong một quốc gia mới được thành lập.
(5) Chủ nghĩa thực dân dân tộc (National colonialism), là một quá trình bao gồm các yếu tố của cả hai hình thức chủ nghĩa thực dân định cư & chủ nghĩa thực dân nội địa, mà trong đó việc tạo lập quốc gia và thuộc địa hóa có mối liên hệ cộng sinh, với việc chế độ thuộc địa tìm cách tái tạo lại các dân tộc bị trị (colonized peoples) trong khuôn khổ văn hóa và chính trị của họ (Mẫu quốc). Mục đích của việc tái tạo này là để các dân tộc bị trị hòa nhập vào nước (nhà), nhưng chỉ (giới hạn ở mức là) những phản ảnh của nền văn hóa mà nhà nước ấy ưu tiên. Trung Quốc Dân Quốc ở Đài Loan là một ví dụ nguyên mẫu của một xã hội thuộc địa-dân tộc.
(6) Chủ nghĩa thực dân thương mại (Trade Colonialism), tập trung vào việc kiểm soát các mối quan hệ buôn bán của thuộc địa. Một ví dụ điển hình của chủ nghĩa thực dân thương mại là vụ cưỡng bức thương mại của Anh quốc sau cuộc chiến tranh Nha Phiến 1842 tại Trung Quốc, ép buộc phải mở thêm những cảng mới cho ngoại thương
Brian
Bạn mới là người nên học lại môn lịch sử nhé, đừng để bị tin giả tẩy não nhé
Trả lờiXóa