Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ ĐỊA DANH LÀNG SÌNH Ở HUẾ

Về địa danh làng Sình ở Huế Theo các nhà địa danh học, thì chữ Sình trong làng Sình là tên Nôm nguyên gốc của làng Ngoài tên gọi dân gian Sì...

Về địa danh làng Sình ở Huế

Theo các nhà địa danh học, thì chữ Sình trong làng Sình là tên Nôm nguyên gốc của làng

Ngoài tên gọi dân gian Sình (mà chúng ta không biết đã có tự bao giờ), không biết các nhà địa danh học Việt Nam đã dựa vào sách vở nào để mà cho rằng làng này có tên Nôm là Sình ? 

Bởi vì theo bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí của ngài Lê Quang Định, xuất bản năm 1806, thì địa danh này được viết bằng 3 chữ Nôm khác nhau, đó là: (1) Sình 浧 (2) Trình 程 (3) Trình 埕

Nhưng khi dịch sang Việt ngữ, chúng ta không hiểu tại sao dịch giả Phan Đăng dịch cả 3 chữ Nôm 浧 程 埕 đều là Sình cả, nên có thể chính vì vậy mà các nhà địa danh học Việt Nam cho là làng có tên Nôm là Sình chăng ?

Và đáng nói hơn, là theo bài viết chữ Nôm Huế của tác giả Phan Đăng (xem >> http://nomfoundation.org/Conf2006/PhanDang_ChuNomHue.pdf) trong luật đọc âm Nôm Huế thì có:
Về địa danh làng Sình ở Huế
(a) "5. Nhóm phụ âm TR" thì "Dùng âm chữ Hán có phụ âm đầu TR làm thanh phù cho chữ Nôm có phụ âm đầu GI hay CH và ngược lại. Ví dụ âm Hán Trầm 沈 trở thành âm Huế Nôm Chìm 沈

(b) "6. Nhóm phụ âm D" thì có âm Hán Dụng 用 trở thành âm Huế Chùng 糸⿰用

Như vậy:

(1) Chữ Hán Trình 程 có thể đọc Nôm Huế là Chình

(2) Chữ Hán Trình 埕 có thể đọc Nôm Huế là Chình

(3) Chữ Hán Dĩnh 浧 có thể đọc Nôm Huế là Chĩnh (hoặc Chình)

Mà 2 chữ Nôm Chình / Chĩnh theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, đều là "Đồ đựng bằng đất, to hống, rộng miệng mà thấp" (tức là cái Chĩnh)

Vậy có thể nào tên làng Sình ở Huế, vốn thật sự là Chĩnh, tức là ngã ba Chĩnh chỉ cho một ngã ba phình ra như cái chĩnh không ? Chứ làm gì có liên quan đến thổ ngữ Chàm hay sình lầy ?

À, mà lý thuyết Sình liên quan tới thổ ngữ Chàm của cô Trần Thị Hồng Hạnh (xem >> https://ngonngu.net/thu-li-giai-ve-dia-danh-lang-sinh-thua-thien-hue/547) có vẻ có lý khi đọc. Nhưng nếu đúng là "Theo các nghệ nhân của làng kể lại, thời Trịnh – Nguyễn, người đầu tiên làm tranh làng Sình là ông Kỳ Hữu Hoà. Trong đoàn người tìm vào đất Thuận Hoá định cư, ông đã mang theo nghề làm tranh khắc mộc bản của làng quê mình – làng Đông Hồ để mưu sinh." như cô Hạnh nêu ra, thì không có lẽ gì một làng khắc tranh do người Việt từ ngoài Bắc đem vô Huế, mà lại cần phải lấy cái tên làng bằng tiếng Chàm cả. Họa may nếu làng đó là làng của người Chàm chuyên khắc tranh, rồi người Việt tới ở, thì tên làng Chàm chỉ cho việc "khắc tranh" của người Chàm ở làng đó họa may mới đúng chăng ?
Về địa danh làng Sình ở Huế
Còn thuyết "sình lầy" của các thầy Huế thì không biết là từ đâu ? Có khi họ đọc thấy có chữ Sình nên nghĩ là Sình lầy chăng ?

Vậy theo mình, thì nguyên gốc tên làng Sình ở Huế, vốn có tên Nôm là Chĩnh (tức là chỗ ngã ba phình ra như cái chĩnh), không có liên quan gì tới sình lầy hay là thổ ngữ Chăm gì cả.

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks
Brian


Không có nhận xét nào