Về một ví dụ khác cho ta thấy thầy Thêm chả có bao nhiêu kiến thức chuyên môn gì về những gì ông viết cả #thay_Tran_Ngoc_Them Đó là trong q...
Về một ví dụ khác cho ta thấy thầy Thêm chả có bao nhiêu kiến thức chuyên môn gì về những gì ông viết cả
#thay_Tran_Ngoc_Them
Đó là trong quyển Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam, phần Chương 6, thầy Thêm khẳng định "Đặc trưng nổi bật thứ hai của Phật giáo Việt Nam là khuynh hướng thiên về nữ tính - đặc trưng bản chất của văn hóa nông nghiệp"
Nhưng cũng như mỗi mỗi kết luận khoa học trong quyển sách này, thầy Thêm hoàn toàn không hề cho chúng ta biết thầy dựa vao đâu mà khẳng định như thế cả .
Nhưng rõ ràng, khi chúng ta chỉ bàn về văn hóa nông nghiệp tại Việt Nam và Á Đông (chứ chưa cần bàn về văn hóa nông nghiệp cổ xưa ở vùng Trung Cận Đông), chúng ta thấy rất rõ một điều, đó là trong văn hóa nông nghiệp, mà nói cho chính xác hơn là trong nghề nông, việc thờ cúng phổ biến nhất cho đến ngày nay, là việc thờ cúng thường là liên quan đến thiên nhiên. Ví dụ như thờ Thần Nông, thờ Thành Hoàng, thờ Thổ Địa, v.v., chứ chưa bao giờ là có khuynh hướng thiên về nữ tính như thầy Thêm khẳng định cả. Chả phải Nho giáo đã thịnh trị ở Việt Nam cả ngàn năm đó sao, mà làm gì có việc Nho giáo cổ võ cho cái khuynh hướng thiên về nữ tính linh tinh trong văn hóa nông nghiệp như thầy Thêm khẳng định đâu bạn ? Bạn nếu có tài liệu về những gì thầy Thêm nêu ra là có chứng cớ, xin cứ đem ra đây để chúng ta cùng đọc và tranh luận .
Và ví dụ về hệ thống Tứ Pháp mà thầy Thiêm nêu ra, nó chưa bao giờ đủ để khẳng định là văn hóa Phật giáo Việt Nam là "thiên về nữ tính" cả. Mà đáng ra, trong hệ thống Tứ Pháp đó, các bà đã được khắc để thờ, là hóa thân của các thần Mây Mưa Sấm Sét, tức là thờ những gì liên quan đến thiên nhiên đó chứ. Và việc thờ các bà đại diện cho hiện tượng thiên nhiên Mây Mưa Sấm Sét, nó có thể liên quan đến văn hóa Mẫu Hệ của người Việt cổ xưa, chứ không hẳn có gì liên quan đến Phật giáo sang Việt Nam mà lại dở quẻ thành ra là có "khuynh hướng thiên về nữ tính" như thầy Thêm khẳng định vô căn cứ cả.
Đó là còn chưa nói, văn hóa Phật giáo Việt Nam xưa nay, hoàn toàn không hề có việc chuyển đổi "giới tính" của các vị Phật nam thần thành ra là nữ thần ở Việt Nam như thầy Thêm khẳng định cả. Đó là sự hoang tưởng của thầy Thêm mà thôi. Bằng chứng rất rõ là đến nay, hầu như Phật Thích Ca được người Việt biết đến là một Ông Phật, chứ không là một Bà Phật. Và chúng ta còn có là bao nhiêu ông Phật nữa. Còn việc trong văn hóa Tày Nùng mà gọi Phật Thích Ca là Mẹ Pựt Xích Ca, điều đó chưa bao giờ là đủ để mà khẳng định là "Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Ông - Phật Bà". Ở bên Mỹ, người ta khi cần chứng minh một hiện tượng phổ biến trong văn hóa dân tộc, người ta cần đưa ra nhiều bằng chứng khác nhau, đủ sample sizes, để khẳng định giả thuyết đưa ra là đúng, chứ không phải là chỉ đưa ra một hoặc hai trường hợp cá biệt và thế là xưng tụng "văn hóa Phật giáo Việt Nam" là thế.
Và kỳ lạ hơn, là việc thờ Phật Bà Quan Âm, theo lời thầy Thêm, là "vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á". Thế thì không hiểu một vị thần hộ mệnh sông nước thì có liên quan gì đến văn hóa nông nghiệp ở đây hả bạn ?
Và không hiểu là từ bao giờ mà trong văn hóa chùa chiền Việt Nam, "Chùa hòa nhập với thiên nhiên, bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu tình; bởi vậy mới có cách nói ví "vui như trảy hội chùa". Cảnh chùa hữu tình, hội chùa vui, cửa chùa rộng mở cho nên cũng là nơi che chở cho bao đôi gái trai tình tự như trong truyện thơ nôm Phan Trần hay trong câu ca dao: Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy"
Mà có đúng là chùa của người Việt là lúc nào cũng ở nơi phong cảnh hữu tình, là nơi che chở bao đôi trai gái tình tự như thầy Thêm khẳng định không, thì xin thưa với bạn là không hề có chứng cứ như thế. Chùa của người Việt xưa nay, vốn là nơi để sư sãi tu hành, để tĩnh tâm giác ngộ mà giúp đời, chứ không phải là nơi để trảy hội như chùa Bái Đính thời nay. Thời xưa, có cả việc vua Trần muốn bỏ cả ngai vàng, mà leo lên núi Yên Tử để tu, chứ làm gì mà ngài đi tìm nơi "che chở bao đôi trai gái tình tự" để mà tìm về với chữ Không của nhà Phật hả bạn ?
Và những câu ca dao Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ hay việc tình tứ trai gái trong truyện Phan Trần, chưa bao giờ là những điều phổ biến trong văn hóa Việt Nam cả. Mình có thể đưa ra một ví dụ dễ hiểu cho bạn tự suy gẫm.
Ví dụ nếu mình đem câu ca dao này ra "Vú em nhu nhú chúm cau, Cho anh bóp cái có đau anh đền" và bình luận là từ câu ca dao này, mình khẳng định người Việt là một dân tộc khát dục ghê gớm, họ thiếu thốn tình dục đến nỗi, họ thấy có cô gái nào ra đường, dù quen hay không, cũng là muốn bóp vú liền. Nên hèn chi người Việt xưa nay từ già tới trẻ, từ giáo viên tới học sinh, đụng đâu đụ đó, đụng đâu hiếp dâm tới đó, nên dân tộc Việt Nam là một thứ dân tộc mọi rợ và đĩ điếm khát dục, chứ có văn hiến gì đâu ?
Từ một câu ca dao như thế, mà đi đến việc khẳng định đáng phẫn nộ như thế, là láo đúng không bạn ? Việc khẳng định như thế là cần rất nhiều tài liệu và sử liệu, chứ không thể nào chỉ lấy một câu ca dao ra mà nhục mạ cả dân tộc người ta như thế
Nên việc thầy Thêm của các bạn, chỉ vì có một vài câu ca dao như thế, mà khẳng định Phật giáo Việt Nam là như thế, là láo và vô trách nhiệm đó bạn. Ông ấy đáng ra nên biết nghiên cứu mà như thế là láo đó chứ.
Nên bạn thấy rõ, những gì thầy Thêm viết, chúng không có sự nghiên cứu học thuật gì cả, toàn ý kiến cá nhân.
Mình không thể tưởng tượng nổi, một người như thế, có thể đứng ở giảng đường mà giảng và truyền cảm hứng cho bạn về văn hóa. Thật sự quyển sách Cơ Sở Văn Hóa này, nội dung rất tồi và người viết rất yếu kém về kiến thức chuyên môn văn hóa. Bạn thật sự nên đọc thêm các sách khác (và nhất là đọc thêm các sách hay các bài viết nghiên cứu văn hóa Anh ngữ). Quyển sách này cho ta thấy, thầy Thêm chưa bao giờ nghiên cứu đúng và đủ để bạn học theo đâu, đây là một quyển sách nghiên cứu bậy đó bạn.
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào