Về tại sao triết lý nhân bản của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Kim Sơn chỉ là lời nói suông ? Nếu bạn đọc một chút về triết lý nhân bản trên ...
Về tại sao triết lý nhân bản của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Kim Sơn chỉ là lời nói suông ?
Nếu bạn đọc một chút về triết lý nhân bản trên mạng, và so sánh với những mục đích đằng sau triết lý nhân bản mà thầy Sơn đưa ra (xem >> https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/triet-ly-nhan-ban-lam-nen-tang-giao-duc-cua-bo-truong-nguyen-kim-son-896864.ldo),
bạn thấy rõ là:
(1) Những mục đích mà thầy Sơn đưa ra không liên quan đến triết lý nhân bản
(2) Chắc chắn triết lý nhân bản sẽ không bao giờ có thể áp dụng được tại Việt Nam
Lý giải cho 2 điều trên cũng không phải là khó lắm, vì:
****
(1) Những mục đích mà thầy Sơn đưa ra không liên quan đến triết lý nhân bản
Ví dụ:
(a) Thầy nêu ra "Nhân bản thì phải làm sao cho người thầy có được cuộc sống đàng hoàng để làm thầy tử tế"
Nhưng việc "phải làm sao cho người thầy có được cuộc sống đàng hoàng để làm thầy tử tế" là thuộc về phần ngân sách và kế hoạch dài lâu của Bộ Giáo Dục, chứ còn triết lý nhân bản là lấy con người làm trọng, là một triết lý để tôn vinh cho giá trị con người, chứ không phải là giải quyết việc thầy cô có tiền lương đủ sống trong 1 xã hội hay là không. Việc một thầy Bộ trưởng Bộ Giáo Dục có quan tâm đến việc thầy cô có cuộc sống đàng hoàng trong xã hội Việt Nam không, là trách nhiệm hàng đầu của ông trong vai trò là người nắm đầu tàu của Bộ Giáo Dục, chứ không phải là do toàn xã hội Việt Nam áp dụng triết lý nhân bản, mà thành ra thầy cô sẽ được trả lương đủ sống vậy
(b) Thầu nêu ra "Nhân bản thì học trò có điều kiện tốt để học tập, từ cái phòng học cho đến phòng vệ sinh."
Nhưng triết lý nhân bản là một triết lý đại khái lấy con người làm trọng tâm, chứ không hẳn là trực tiếp liên quan đến kế hoạch "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" của Bộ Giáo Dục. Triết lý nhân bản nói về việc lấy con người làm trọng tâm, nhưng triết lý nhân bản không giúp được nếu các cán bộ Bộ Giáo Dục tham ô và hối lộ từ trên xuống dưới, ví dụ các cán bộ Bộ Giáo Dục ăn chặn tiền ăn trưa của học trò nghèo miền núi chẳng hạn. Việc đặt ra phép tắt và kỷ cương cùng những hình phạt thích đáng đến các cán bộ Bộ Giáo Dục để chấn chỉnh Bộ Giáo Dục là thuộc về luật pháp, về hình luật, chứ không phải là phải đợi đến xã hội hay Bộ Giáo Dục áp dụng triết lý nhân bản thì học trò mới có điều kiện tốt để học tập
(c) Thầy nêu ra "Nhân bản thì không thể có bạo lực học đường tràn lan, không có chỗ cho cô giáo bị bắt quỳ."
Nhưng cũng như phần b, triết lý nhân bản lấy con người làm trung tâm, chứ không liên quan trực tiếp đến việc dạy dỗ học sinh không đánh nhau, hay cô giáo bị bắt quỳ. Những điều đó, là nằm trong chương trình giáo dục công dân và trách nhiệm của học sinh / thầy cô / phụ huynh trong các mối quan hệ nhà trường / gia đình & xã hội. Bộ Giáo Dục mà đứng đầu là thầy Sơn cần có các chính sách để khuyến khích các chương trình giảng dạy giáo dục công dân trong và ngoài trường học, chứ không phải đợi tới xã hội áp dụng triết lý nhân bản, mà tự nhiên từ trên trời rơi xuống, là bạo lực học đường sẽ không còn
(d) Thầy nêu ra "Nhân bản thì không thể có gian lận thi cử, mà hướng đến chân tài thực học."
Nhưng nhìn lại những trường hợp gian lận thi cử tại Việt Nam trong những năm qua, đầu mối của các việc này là đến từ những gia đình quan chức to đầu tỉnh, ngoài ngành Giáo Dục. Những người có quyền thế này đã toa rập cùng các cán bộ Giáo Dục gian lận thi cử với quy mô lớn, từ A-Z. Như vậy việc gian lận thi cử tràn lan tại Việt Nam, không là như học trò thời xưa đem giấy copy vào thí trường, mà là các quan chức quyền cao chức trọng Việt Nam, bản thân họ đã cổ võ cho việc gian lận thi cử. Và để chấn chỉnh việc này, thì chắc là thầy Sơn Bộ trưởng Bộ Giáo Dục chưa hề có quyền lực nào để bắt những vị quan chức này cả, nên việc này mà không có TW tham gia, thì lời nói của thầy Sơn như nước chảy đầu vịt vậy.
Nhưng quan trọng hơn là, triết lý nhân bản không thể nào giải quyết việc gian lận thi cử cả, vì bản thân các vị quan chức tham gia việc gian lận thi cử cho con em, chính họ đã tôn vinh triết lý nhân bản xem con người là trọng tâm đó chứ. Bản thân họ coi con em của họ là quan trọng hơn hết, nên họ mới không từ một thủ đoạn nào để gian lận thi cử. Như vậy, việc thầy Sơn hô hào dùng triết lý nhân bản để mà dẹp đi nạn gian lận thi cử, là mâu thuẫn, vì bản thân các quan chức Việt Nam vì triết lý nhân bản mà tạo ra bao nhiêu vụ gian lận thi cử đó chứ
Nên bạn thấy đó, những mục đích mà thầy Sơn nêu ra, chúng không hề liên quan đến triết lý nhân bản, và triết lý nhân bản thật sự không hề giúp được cho những mục đích này. Ngược lại, những mục đích này đáng ra phải là trách nhiệm mà thầy Sơn nên gánh vác và có kế hoạch đàng hoàng chứ, làm sao mà có thể đem triết lý nhân bản ra để mà có thể đạt được các mục đích trên ?
****
(2) Chắc chắn triết lý nhân bản sẽ không bao giờ có thể áp dụng được Việt Nam
Bởi vì một điều đơn giản, đó là triết lý nhân bản là một triết lý lấy con người làm trọng tâm, và khuyến khích cho sự tự do trong suy nghĩ, hay "không đồng tư duy" như thầy Sơn nêu ra trong bài viết trên.
Nhưng trong xã hội Cộng Sản Việt Nam ngày nay, chắc là thầy Sơn sẽ không bao giờ chỉ đạo cho thầy cô bên Việt Nam khuyến khích học trò đặt ra những câu hỏi tư duy rất nhạy cảm, ví dụ:
(a) Sinh viên Hán Nôm có được phép chọn hay không chọn học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không ? Những học phần như thế, có là dựa vào triết lý nhân bản không ? Tại sao là dựa vào triết lý nhân bản ? Và những học phần như thế, chúng giúp ích cho sinh viên Hán Nôm như thế nào trong việc trở thành hoàn thiện hơn nữa trong việc theo học ngành Hán Nôm ?
(b) Học sinh trung học Việt Nam có quyền được hỏi tại sao những môn học về chế độ VNCH từ lịch sử cho đến nền giáo dục VNCH lại vắng mặt trong học phần trung học không ?
(c) Học sinh người Việt Nam không là người tộc Kinh có quyền không mặc áo dài khi đi học không ? Nếu không, thì việc ép buộc học sinh người Việt không là người tộc Kinh phải mặc áo dài có là vi phạm triết lý nhân bản vốn tôn vinh quyền tự do con người không ? Việc ép buộc như thế có là phân biệt chủng tộc không ?
(d) Sinh viên Việt Nam có được quyền chọn những đề tài chiến tranh Quốc Cộng hoặc thuyền nhân để nghiên cứu với các nguồn tư liệu ngoại quốc không ?
Nếu vài ví dụ trên là các vấn đề nhạy cảm, chưa thể làm, thì việc hô hào triết lý nhân bản trong ngành Giáo Dục Việt Nam ngày nay của thầy Sơn chỉ là lời nói suông. Giá trị của triết lý nhân bản là lấy trọng tâm con người là quý, và từ đó sẽ khuyến khích cho việc tự do trong suy nghĩ cá nhân, trong việc không đồng tư duy (và ra chung một lò nào đó). Nếu triết lý nhân bản mà chỉ áp dụng một phần, nhưng con người ta vẫn không có được sự tự do cơ bản trong suy nghĩ và phát biểu (freedom of expression / freedom of speech), và đều bị lùa vào chung một cái chuồng bò chính trị, thì việc hô hào áp dụng triết lý nhân bản trong 1 xã hội như thế, chỉ là cái bánh vẽ mà thôi
****
Nên từ 2 điều trên, mình cho rằng những gì thầy Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, hô hào về việc áp dụng triết lý nhân bản trong nền học thuật XHCN hiện nay tại Việt Nam là viễn vông. Có thể thầy nói để mọi người lên tinh thần, chứ những mục đích mà thầy nêu ra, chúng không hề trực tiếp liên quan đến việc áp dụng triết lý nhân bản hay là không, vì đó là những việc liên quan đến luật pháp và kỷ cương mà thầy Sơn cần đặt ra, và trong xã hội Việt Nam ngày nay, một xã hội mà khi nói về những điều nhạy cảm, từ chính trị cho tới trong công tác, đều không hề được khuyến khích và bảo vệ quyền ấy, thì triết lý nhân bản sẽ mãi mãi chỉ là ước mơ của người Việt Nam, cũng như ước mơ của độc giả sử học Việt Nam, muốn tại Việt Nam, có được vài thầy đủ trình độ và kiến thức chuyên môn để viết đúng đủ và dạy dỗ người dân đàng hoàng về sử Việt Nam, chứ Việt Nam không là cái lò của bọn chuyên viết sử cắt xén hay dịch bậy vậy.
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Đúng là một bọn VÔ GIÁO DỤC cầm đầu ngành vô giáo dục , chúng thay nhau đứng đầu bộ vô giáo dục của nhà nước Việt cộng .
Trả lờiXóaNói có sách mách có chứng nghen bà con cô bác :
- Nguyễn ác Nhân nổi tiếng với ba không bốn không với nền giáo dục , cũng nổi danh xạo ke , hứa lèo đếch làm !
- Nhạ ngọng , đã ngọng lại thích nói , tiến sĩ đạo văn, biến thày cô thành điếm đực thành ca ve .. ba lần thì được , lần thứ tư truy tố hình sự !!!
- Nguyễn kim Sơn , mới toanh , nhưng nổi như cồn với triết lý nhân quyền !!! Đúng là duy vật nhân quyền , từ thanh tao biến thành bần tiện , từ không sờ không mó , không nắm bắt .... biến thành ôm được , nựng được , rờ được !!!
Chém cha nền vô giáo dục xứ Việt cộng . Hơn nửa thế kỷ chẳng làm đếch gì ra hồn ? Chỉ giỏi mỗi cái đào tạo chuyên viên đáp ứng nhu cầu ở đợ , bán cơ bắp bán phấn buôn hương ...và móc túi xứ người