Về thầy Ngô Minh Oanh đã dạy bạn sử miền Nam độc hại như thế nào ? #thay_Ngo_Minh_Oanh Hay nhờ thầy Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Kim Sơn về...
Về thầy Ngô Minh Oanh đã dạy bạn sử miền Nam độc hại như thế nào ?
#thay_Ngo_Minh_Oanh
Hay nhờ thầy Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Kim Sơn về mà đóng cửa dạy lại cán bộ về chuyên môn nghề nghiệp
Sẵn mình thấy thầy Oanh nguyên là Trưởng Khoa Sử ĐHSP TPHCM, nên cũng dò xem thầy viết gì về sử, thì thấy thầy có viết quyển "Một Hướng Tiếp Cận Nghiên Cứu Lịch Sử Nam Bộ" và một bài viết "Góp thêm một hướng tiếp cận phương pháp luận nghiên cứu vùng đất Nam Bộ".
Quyển "Một Hướng Tiếp Cận Nghiên Cứu Lịch Sử Nam Bộ" thì mình chưa tiếp cận được nhưng bài viết "Góp thêm một hướng tiếp cận phương pháp luận nghiên cứu vùng đất Nam Bộ" của thầy, mình đã đọc và xin thưa với bạn, nó là viên thuốc độc về kiến thức đó. Bạn có đọc bài viết này của thầy Oanh, rất là nên cẩn thận, vì những gì thầy viết trong này là tuyên truyền chính trị, chứ chúng không là việc nghiên cứu sử khách quan và dựa vào tài liệu nào cả.
Bạn có thể đọc bài viết trên tại đây >> https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=13/44/54/&doc=134454902448256884058330163505487002382&bitsid=6901967a-789a-4c96-b898-4cf23a80c785&uid=
Sau đây là các kết luận lệch lạc và đầy tính chính trị của thầy Oanh trong bài viết trên:
****
(1) Trong trang 6, thầy Oanh biện hộ cho việc Đại Việt xâm lăng và cướp đất Chân Lạp với lý do là " ... nước Xiêm không chỉ là nguy cơ đối với Chân Lạp mà còn nguy cơ đối với cả Đại Việt ... "nguy cơ" Xiêm là một nguy cơ trực tiếp, mặc dù ngăn cách giữa hai nước đã có Cămpuchia, nhưng trong thực tế chính quyền Chân Lạp đã không còn khả năng thi hành một đường lối độc lập do sự chia rẽ trong nội bộ và áp lực từ bên ngoài. Trong tình hình đó Đại Việt buộc phải có đối sách để ngăn chặn nguy cơ từ phía Xiêm".
Đáng tiếc là, các ví dụ mà thầy Oanh đưa ra về "nguy cơ" Xiêm đánh Chân Lạp và Đàng Trong, là từ gian đoạn 1767 với vương triều Taksin. Nhưng từ năm 1767 trở đi, thì triều đình Đàng Trong đã hầu như chiếm hoặc lấy hết đất miền Nam của Chân Lạp, không liên quan gì đến "nguy cơ" Xiêm nào trực tiếp liên quan đến tình hình an ninh Đàng Trong, như thầy Oanh biện hộ cả. Như vậy, đoạn biện hộ trên của thầy Oanh, là vô nghĩa và võ đoán.
Và khi chúng ta đọc sử, chúng ta biết rõ là Cao Miên, với thân phận là một quốc gia trái độn giữa 2 vương quốc hùng mạnh, đã phải thần phục Xiêm La lẫn Đàng Trong, và do đó mà có lúc triều đình Cao Miên ngả về Xiêm, hay có lúc ngả về Đàng Trong để sống còn. Do vậy mà kết luận của thầy Oanh về "nước Xiêm không chỉ là nguy cơ đối với Chân Lạp mà còn nguy cơ đối với cả Đại Việt" để biện hộ là một kết luận một nửa sự thật. Một nửa sự thật chưa bao giờ là sự thật cả.
****
(2) Cũng trang 6, thầy Oanh viết về "năm 1628 ...Con của Chey Chetta II và bà Ngọc Vạn lên kế vị vua cha. Các thế lực hoàng thân đã tìm cách tranh giành ngôi vua, nhiều người đã trốn vào cung của hoàng thái hậu Ngọc Vạn để nhờ bà xin viện binh của chúa Nguyễn".
Đáng tiếc là, cho đến nay, chúng ta cũng chưa có sử liệu nào đáng tin để chứng minh là:
(a) Vị quốc vương kế vị Chey Chetta II là con bà Ngọc Vạn cả
(b) Vị hoàng hậu Chân Lạp, vợ vua Chey Chetta II có tên chính xác là Ngọc Vạn cả
(c) Khi con vua Chey Chetta II lên vua năm 1628, các thế lựa hoàng thân tranh giành ngôi báu cả, bởi vì chỉ đến năm 1642, mới có cuộc soán ngôi của hoàng tử Shatta tức vua Nặc Ông Chân trong sử Việt sau này >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2288910984693184
(d) Chúa Nguyễn bắt và thả vua Nặc Ông Chân với điều kiện phải triều cống và phải tạo điều kiện cho người Việt sang làm ăn sinh sống. Sử Đại Nam Thực Lục chỉ chép là "Chúa tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần, hằng năm nộp cống."
Như vậy chỉ trong một đoạn ngắn trên, thầy Oanh đã ngụy tạo ra bao nhiêu là sử kiện, đầu độc kiến thức của bạn đấy
****
(3) Ở trang 7, thầy Oanh kết luận "Như vậy, người Việt đến Chân Lạp không chỉ có những đội quân được đưa sang Chân Lạp chống lại quân Xiêm hoặc lực lượng thân Xiêm theo yêu cầu của các vua Chân Lạp, không phải dùng "gươm" để chiếm đất mà là do sự "trả công" một cách tự nguyện của người Chân Lạp. Nhờ vậy mà một vùng đất đai rộng lớn như kể trên đã thuộc chủ quyền Đại Việt."
Nhưng thầy Oanh sẽ giải thích ra sao, là ngay trong sử Đại Nam Thực Lục có viết "Đinh sửu, năm thứ 19 [1757] ... Nặc Nguyên nước Chân Lạp chết. Người chú họ là Nặc Nhuận tạm coi việc nước. Biên thần tâu xin nhân đó lập Nhuận để tỏ ân nghĩa, cho vững biên cương. Chúa bắt phải hiến hai phủ Trà Vinh, Ba Thắc, rồi sau mới y cho" ? Như vậy làm gì có việc triều đình Chân Lạp xin hiến đất trong sử kiện này ?
Nhưng đáng xấu hổ hơn, là sử kiện trên còn được viết rành rành như thế trong sử Đại Nam Thực Lục, thế mà vào trong bài viết của thầy Oanh, thì lại là "Năm 1757, Nặc Thuận xin hiến đất Trà Vinh và Bến Tre (Preah Trapeang), và Sóc Trăng (Srok Trang) cho Chúa Nguyễn" ? Thầy Oanh trích sử như thế có là lưu manh không ?
****
(4) Ở trang 8, thầy Oanh kết luận "Dưới ảnh hưởng của bà Ngọc Vạn, nhà vua đã cho phép người Việt đến sinh sống làm ăn trên đất Chân Lạp, từ đầu quá trình di dân bắt đầu được đẩy mạnh. Người Việt không chỉ xin cho mình mà còn xin phép cho người Hoa vào khai phá vùng đất này".
Đáng tiếc là:
(1) Không có sử liệu nào chứng minh có nhơn vật Ngọc Vạn hoàng hậu Chân Lạp hay vua Chân Lạp vì nghe lời bà Ngọc Vạn mà cho người Việt vào sinh sống trên đất Chân Lạp cả.
(2) Và cũng không có sử liệu nào chứng minh người Việt nhờ bà Ngọc Vạn xin phép cho họ được định cư trên đất Chân Lạp, và đồng thời cho cả người Hoa định cư trên đất Chân Lạp cả
(3) Việc sử Đại Nam Thực Lục viết về đoàn người Minh Hương Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên được chúa Nguyễn cho xuống miền Nam thuộc Chân Lạp lúc bấy giờ định cư, chưa bao giờ là khởi đầu cho việc người Hoa có mặt ở Chân Lạp cả. Trong lịch sử cận đại, người Hoa có thể đã đến Chân Lạp 200 năm trước khi Dương Ngạn Địch xuống Mỹ Tho (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2298171473767135). Còn bạn muốn đọc rõ hơn nữa về lịch sử người Hoa ở miền Nam trước thời Dương Ngạn Địch ư, đọc bài này mình viết năm xưa luôn >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/2301355096782106
Như vậy chỉ trong một đoạn ngắn trên, thầy Oanh đã viết xằng bậy về các sử kiện linh tinh, mang tính chất võ đoán và đầy màu sắc chính trị
****
Với các chứng cớ phản biện trên, bạn có thể thấy rõ thầy Ngô Minh Oanh, một Trưởng Khoa Sử ĐH SP TPHCM hoàn toàn không đủ kiến thức chuyên môn về sử miền Nam, và những gì mà thầy viết trong bài viết nghiên cứu trên đầy những sự sai, lệch lạc, võ đoán và mang màu sắc chính trị linh tinh. Việc 1 trưởng khoa Sử ĐH SP TPHCM mà khi viết một bài viết ngắn nghiên cứu về sử miền Nam, mà lại sai và lệch lạc nhiều như thế này, cho thấy là Khoa Sử trường ĐH SP TPHCM còn phải tập trung vào việc nghiên cứu và đào tạo các nghiên cứu sinh sử học nhiều lắm, và kiến thức của tập thể khoa Sử ĐH SP TPHCM còn kém lắm, chưa đủ trình độ (hay nói theo ngôn từ dân gian là "tâm và tầm") để mà viết sử cho độc giả trí thức đọc đâu.
Còn tại sao một Trưởng Khoa Sử của trường ĐH SP TP HCM mà lại có kiến thức chuyên môn lệch lạc, và khi viết sử, lại "bẻ cong" sử đến thế này, thì đó là câu hỏi dành cho thầy Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Nguyễn Kim Sơn. Thầy Bộ trưởng nên về mà đóng cửa nói chuyện với cán bộ của ông về các yêu cầu khi viết bài nghiên cứu sử cần phải có đủ kiến thức chuyên môn và đọc nhiều sách vở như thế nào. Nếu ngay cả một độc giả thông thường yêu mến sử như Brian Wu, mà chỉ đọc có một bài viết ngắn nghiên cứu sử học của thầy Trưởng Khoa Sử ĐH SP TPHCM, mà thấy sai từ đầu đến cuối như thế, điều này sẽ nói lên gì về chất lượng nghiên cứu của khoa Sử trường ĐH SP TP HCM ? Về kiến thức chuyên môn của các cán bộ giảng dạy khoa Sử trường ĐH SP TP HCM ?
Và đau lòng hơn, một Trưởng Khoa Sử ở Sài Gòn đất Gia Định, mà ngay cả lịch sử miền Nam Việt Nam cũng dốt, thế thì thầy có cần phải lên tiếng xin lỗi dân miền Nam không ? Thầy làm trưởng khoa Sử ở một trường đại học tại Sài Gòn, mà còn dốt sử miền Nam đến thế, thử hỏi các cán bộ dưới tay thầy, kiến thức chuyên môn của họ ra sao ? Có phải là như nước chảy đầu vịt không ?
Mời bạn đọc và suy gẫm
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào