Về Văn Hóa có vai trò gì trong xã hội ? #thay_Tran_Ngoc_Them Thì trong quyển Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam, thầy Trần Ngọc Thêm khẳng định **** (1...
#thay_Tran_Ngoc_Them
Thì trong quyển Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam, thầy Trần Ngọc Thêm khẳng định
****
(1) Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Nhưng đáng tiếc là, câu kết luận ấy là một câu kết luận nửa vời. Nửa vời là vì ngày nay ở Việt Nam chúng ta thường nói và viết "văn hóa tham nhũng", "văn hóa độc tài", "văn hóa đạo văn", v.v & v.v. Những thứ "văn hóa" như thế này, chưa bao giờ là "... thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết .." như thầy Thêm khẳng định cả. Ngược lại, chúng là những thứ ung nhọt trong xã hội mà người dân phản ánh kia mà.
****
(2) Văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội
Nhưng cũng rất đáng tiếc, là trong các trường hợp "văn hóa độc tài", "văn hóa tham nhũng", "văn hóa đạo văn", "văn hóa hối lộ", v.v & vv., văn hóa chưa bao giờ"có chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động" cả. Mà đáng ra, những dạng văn hóa này, chỉ đơn thuần là các hệ thống biểu trưng và ý nghĩa, không hơn và không kém.
****
Bạn thấy rất rõ là khi đọc quyển sách Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam này của thầy Trần Ngọc Thêm, một độc giả có kiến thức trung bình cũng có thể phản biện dễ dàng
Nếu bạn muốn đọc thêm chút về Văn Hóa, bạn nên đọc bài viết của thầy Nguyễn Hưng Quốc tại đây >> https://www.voatiengviet.com/a/van-hoa-la-gi/2617131.html
Và nếu bạn để ý, là các GS TS bên Việt Nam, thường khi viết về một chủ đề gì, họ thường viết với những từ ngữ đao to búa lớn lắm. Nhưng nếu bạn mà có vốn kiến thức Anh ngữ kha khá, và bạn đọc các bài viết Anh ngữ về chủ đề được nghiên cứu, bạn có thể dễ dàng phản biện hay bốc phốt các luận điểm của những GS TS bên Việt Nam.
Điều này cho thấy, những GS TS bên Việt Nam mà Brian nêu ra, có thể họ già lên lão làng, chứ không hẳn họ đủ trình độ và kiến thức chuyên môn để dạy gì cho người trẻ Việt. Nếu có dạy, là họ dạy cho người trẻ Việt thói viết sách với từ ngữ đao to búa lớn nhưng cạn rỗng kiến thức đó bạn.
Và mình công nhận với bạn, là khi mình đọc sách thầy Cao Xuân Hạo, lần đầu tiên mình cảm thấy rất nể. Nể ở đây không phải chỉ là những gì thầy nêu ra (có thể đúng hay sai), mà là cách thầy viết Việt ngữ, mặc dù thầy học rất cao, nhưng câu văn Việt ngữ thầy viết rất trong sáng, xứng đáng cho một độc giả người Việt đọc và học hỏi.
Còn quyển Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam của thầy Trần Ngọc Thêm, nó như là một quyển sách đầu gà đít vịt, lấy đoạn này úp vô đoạn kia và phần lớn các câu khẳng định trong đó đều không có tính học thuật hay khoa học cao, mà chỉ là những ý kiến cá nhân. Một GS về văn hóa mà chỉ có thể viết về văn hóa như thế, còn phải đọc thêm nhiều sách lắm, chứ kiến thức như vậy, chưa đủ trình độ để dạy các bạn về văn hóa đâu. Mình nói thiệt đó.
Mời bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào