VỤ VIỆC CA SĨ PHI NHUNG NHẬN HỒ VĂN CƯỜNG LÀM CON NUÔI: PHI NHUNG CÓ THẬT TÂM NHẬN CON NUÔI HAY LÀ ĐỂ CHE ĐẬY HÀNH VI KHAI THÁC, BÓC LỘT SỨC...
VỤ VIỆC CA SĨ PHI NHUNG NHẬN HỒ VĂN CƯỜNG LÀM CON NUÔI: PHI NHUNG CÓ THẬT TÂM NHẬN CON NUÔI HAY LÀ ĐỂ CHE ĐẬY HÀNH VI KHAI THÁC, BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM!?
Khi nói đến việc nhận con nuôi, dư luận hay nghĩ đến mục đích tốt cho xã hội nói chung, tốt đẹp cho tương lai của đứa trẻ được nhận làm con nuôi, theo đó, người cha mẹ nuôi sẽ nhận trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi theo các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định như là đối với con ruột của chính họ vậy, và người con nuôi cũng được đối xử bình đẳng và nhận đầy đủ các quyền lợi như đối với người con ruột. Đây là mục đích cao đẹp mà xã hội mong muốn đạt được trong việc cho nhận con nuôi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là mục đích cao đẹp của việc cho nhận con nuôi đã bị lạm dụng để khai thác, bóc lột sức lao động, cưỡng bức tình dục trẻ em. Chính vì để để đảm bảo được mục đích cao đẹp, cũng như để ngăn chặn tình trạng lạm dụng trong việc cho nhận con nuôi, cho nên việc nhận con nuôi, cho dù là ở Việt Nam hay ở Mỹ, đều phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục và pháp luật quy định. Chẳng hạn như ở Việt Nam, thủ tục nhận con nuôi không có yếu tố nước ngoài thường bước đầu phải thông qua phường, xã xác nhận, rồi tiếp theo là ủy ban nhân dân cấp quận huyện hoặc là Sở Tư pháp ra quyết định công nhận việc nhận con nuôi theo quy định của luật hôn nhân gia đình. Nếu là cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phải là bộ tư pháp (thường là ủy quyền cho Sở Tư pháp địa phương thực hiện), đồng thời, bên cạnh tuân thủ các quy định của luật hôn nhân gia đình, thì việc cho nhận con nuôi còn phải tuân thủ các công ước quốc tế về con nuôi mà Việt Nam đã ký kết và tham gia nữa.
Việc cho nhận con nuôi ở Mỹ có một chút khác biệt so với quy định của Việt Nam. Nếu đứa trẻ đang có mặt trên lãnh thổ Mỹ, cho dù là hiện diện hợp pháp hay bất hợp pháp, thì người cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ cần đem theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, cũng như giấy đồng ý cho con của cha mẹ ruột đến tòa án địa phương để làm thủ tục công nhận con nuôi, và luật áp dụng là luật hôn nhân gia đình của tiểu bang. Nếu đứa trẻ ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ, thì thẩm quyền công nhận việc xin con nuôi của công dân Mỹ hay thường trú nhân thuộc Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS), và luật áp dụng là luật di trú liên bang, cũng như công ước quốc tế về con nuôi mà kỳ đã ký kết và tham gia.
Chính vì thực trạng hiện nay ở Mỹ xảy ra nhiều trường hợp việc nhận con nuôi đã bị lạm dụng trong việc khai thác, bóc lột tình dục, sức lao động trẻ em, nhất là đối với những trường hợp xin con nuôi bên ngoài lãnh thổ Mỹ để đưa về Mỹ, nên việc quy định thủ tục cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài rất chặt chẽ, trong bản báo cáo về tổng thể tình trạng của người cha mẹ nuôi, gọi là Home Study như khả năng tài chính, công ăn việc làm, lý lịch tư pháp, tình trạng tâm thần… nhằm mục đích để xem cha mẹ nuôi có đủ điều kiện nhận con nuôi hay không, và nhất là để ngăn chặn tình trạng bóc lột khai thác sức lao động, tình dục trẻ em. Vậy nên, chỉ khi sở di trú công nhận việc nhận con nuôi, cho dù đó là con nuôi đang ở Mỹ hay đang ở nước ngoài, thì cha mẹ nuôi mới có quyền bảo lãnh con nuôi định cư tại Mỹ.
Như vậy, một khi các thủ tục cho nhận con nuôi đã hoàn thành theo quy định pháp luật, cho dù là ở Việt Nam hay ở Mỹ, thì lúc đó quyền và nghĩa vụ giữa mối quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi cũng giống nhau nhiều mối quan hệ giữa cha mẹ với con ruột công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, để lại thừa kế…
Về vụ việc ca sĩ Phi Nhung nhận Hồ Văn Cường làm con nuôi, nếu những gì dư luận phản ánh là đúng, chúng ta thấy có thể không có mục đích cao cả mà xã hội mong muốn trong việc nhận con nuôi của mẹ nuôi Phi Nhung đối còn nuôi Hồ Văn Cường. Đó là việc Phi Nhung nhận Hồ Văn Cường làm con nuôi khi Cường đã 13 tuổi, và nhất là sau khi Cường đã đoạt giải quán quân Idol Kids; gọi là việc Phi Nhung đã chiếm giữ tiền cát-xê trong hơn 5 năm em đi hát, mặc dù gia đình, cha mẹ, anh chị em của Cường đang sống cảnh nghèo khổ ở quê nhà. Thêm vào đó, nếu Phi Nhung thật tâm muốn nhận Cường làm con nuôi, thì Phi Nhung phải nhanh chóng tiến hành các thủ tục nhận con nuôi theo quy định pháp luật của Việt Nam và Hoa Kỳ để đảm bảo cho Cường nhận được các quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp theo quy định của hai quốc gia. Đằng này, Phi Nhung đã không làm gì cả, nhưng chỉ nhận Hồ Văn Cường làm con nuôi "bằng miệng" mà thôi. TỨC LÀ, MỐI QUAN HỆ MẸ NUÔI - CON NUÔI GIỮA PHI NHUNG VÀ HỒ VĂN CƯỜNG CHỈ LÀ MỘT CHIỀU: PHI NHUNG THÌ ĐƯỢC HƯỞNG NHIỀU VẬT CHẤT TỪ CÔNG SỨC LAO ĐỘNG CỦA HỒ VĂN CƯỜNG; CÒN HỒ VĂN CƯỜNG THÌ CÓ THỂ ĐỂ KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG QUYỀN LỢI GÌ TỪ "MẸ NUÔI" PHI NHUNG NHƯ QUYỀN HƯỞNG THỪA KẾ TÀI SẢN CỦA PHI NHUNG... Thực tế là đã xảy ra nhiều trường hợp Việt Kiều và người nước ngoài đến Việt cũng nhận bừa con nuôi "bằng miệng" như thế này, để sau đó khai thác, bóc lột sức lao động, thậm chí là bóc lột tình dục đối với trẻ em là "con nuôi bằng miệng" như thế.
Qua phân tích trên, nếu những gì dư luận phản ánh là đúng, thì việc nhận Hồ Văn Cường làm con nuôi của "mẹ nuôi" Phi Nhung có thể là dấu hiệu của hành vi che đậy việc khai thác bóc lột sức lao động trẻ em mà thôi, chứ không phải thực chất là nhận con nuôi như mục đích cao đẹp mà xã hội mong muốn. Và như mình đã phân tích ở bài trước, hành vi này của ca sĩ Phi Nhung có thể phải chịu trách nhiệm hình sự do vi phạm luật lao động Hoa Kỳ về việc khai thác bóc lột sức lao động trẻ em.
Tuong Hua
Không có nhận xét nào