Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Đề THI VĂN GIỎI CẤP QUỐC GIA.

Đề THI VĂN GIỎI CẤP QUỐC GIA.     Đề bài :  Hãy phân tích, bình luận và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Sài gòn chống dịch" của nhà...

Đề THI VĂN GIỎI CẤP QUỐC GIA. 

   Đề bài : 
Hãy phân tích, bình luận và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Sài gòn chống dịch" của nhà thơ Trương Hòa Bình. 

   Bài làm :

   Tác giả Trương Hòa Bình (THB), là một trong những nhà thơ Cách Mạng nổi tiếng về dòng thơ "con cóc", bởi vì sao ? Bởi tác giả đã có những bước nhảy vọt tuy chậm nhưng rất chắc chắn như một con cóc vậy...từ một anh giao liên thời điểm năm 1970 nhà thơ nhảy lên vị trí Tổ trưởng Giao liên rồi Bí thư Chi đoàn...cứ thế ông cứ nhảy qua bao vị trí, lĩnh vực khác nhau, và trãi qua 51 năm ông chễm chệ trên ngai Phá Thủ Tướng. 
    Thuở bé tác giả đã bộc lộ tài năng thi ca ăn cắp, vay mượn và chắp vá nên lớn lên ưu điểm ấy được phát huy một cách hoàn hảo...

   Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa hình ảnh Sài gòn vắng vẻ, hiu quạnh...Sài gòn đang tổn thương bởi corona đang hành hoành ! Thật vậy, sài gòn đang tổn thương bởi corona nhưng corona nó ẩn nấp vô hình...,người dân Sài gòn không thể nhìn thấy để bắt sống nó bỏ vào lò thiêu mà họ nhìn thấy những điều bất cập của một bộ máy chống dịch, một bộ máy chống dịch bằng chỉ thị, chống dịch bằng tư tưởng cách mạng, chống dịch bằng " ngăn sông, cấm chợ ", chống dịch bằng những cái giấy xét nghiệm dùng làm giấy thông hành, chống dịch bằng cách tập trung tất cả các loại F vào những khu cách ly để rồi từ đó nó lây nhiễm chéo và tăng thành tích các ca dương tính lên một cách ngoạn mục...có lẽ tác giả đã nhận ra sự tổn thương ấy nên đã thốt lên : 
   Sáng hôm nay sài gòn trống vắng 
   Không có còi xe huyên náo đông người 
   Ngày chín tháng bảy một ngày đau nhói
   Trái tim người sài gòn đang tổn thương !
   
    Vâng, nó đã thương thật sự vì cách chống dịch mang tư tưởng Mác - Lê - Mao...này.
    
   Mimosa, tên một loài hoa rất đẹp, rất mỏng manh, e thẹn...một loài hoa được nhiều thi sĩ, nhạc sĩ đưa vào thi ca, âm nhạc. Một trong những ca khúc ấy có bài hát mimosa được sáng tác bởi nhạc sỹ Trần Kiết Tường.
   Tác giả THB đã vận dụng nghệ thuật ăn cắp lời bài hát này để đưa vào thơ của mình tạo cảm hứng cho việc sáng tác, ông ăn cắp của nhạc sĩ một câu và lồng cảm hứng của mình bằng câu thứ hai một cách tài tình :
   Mimosa từ đâu em tới
   Mang đến cho đời hạnh phúc yêu thương !
Có lẽ tác giả đã ví mình như loài hoa mimosa vậy, bởi trong thời điểm ấy nhà thơ đang có mặt tại sài gòn để làm một việc mang lại lợi ích, hạnh phúc cho người khác. Đó là việc vào ngày 16/7 nhà thơ Trương Hòa Bình chủ trì lễ trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND TP, Phó Chủ tịch UBND TP Sì gòn nhiệm kỳ 2021-2026.

    Tiếp theo tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh, vẽ vời, tô điểm...như một họa sĩ để diễn tả "cái con cúm tàu ác nhơn, ác đức kia" nhưng được cái tổ chức ăn hại liên hụp cuốc đặt cho cái tên mỹ miều là corona :
   Corona từ đâu em tới 
   Tên em nghe rất dịu dàng 
   Hỡi cô em tròn mười chín tuổi 
   Vương miện trên đầu lấp lánh ánh hào quang...
   Con cúm tàu vô hình, bí ẩn đến thế nhưng tác giả rất tài tình khi biết đến cả số tuổi của nó thì quả là siêu phàm ? Hay tác giả lấy từ ý tưởng covid 19 để gán cho em corona số tuổi ấy ? Nếu như vậy thì càng trớt quớt vì số 19 ở đây là năm 2019 là thời điểm con cúm tàu xuất hiện bò lổm ngổm trong các tế bào của dân Vũ Hán chứ không phải là nó xuất hiện 19 năm rồi.
    Một giả thuyết khác có thể tác giả mượn hình ảnh cô hoa hậu 19 tuổi ở xứ Thanh là Đỗ Thị Hà để xây dựng nên hình ảnh của em gái corona uyển chuyển, õng ẹo với số đo ba vòng đoạt chuẩn của một hoa hậu và chắc chắn giả thuyết này thuyết phục hơn bởi em corona có đội vương miện như hoa hậu Đỗ Thị Hà vậy !

    Tác giả đã dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ một cô gái dịu dàng, xin đẹp, mang trên đầu vương miện của một hoa hậu thì bất ngờ nàng trở thành một nhân vật làm cho cả thế giới đáng sợ, căm ghét đến tột cùng :
    Sao em không mang đến cho đời hương sắc 
   Tình yêu thương lãng mạn thăng hoa
   Như cơn sóng gào bảo táp phong ba
   Em mang đến nổi kinh hoàng toàn thế giới...
   
   Tác giả thay mặt toàn thế giới để khóc thương cho hàng triệu sinh linh...nhưng có lẽ đó là khóc đểu trong thơ ? Bởi khóc thương chưa dứt thì nhà thơ đột ngột chuyển tông qua niềm tự hào dân tộc :
   Việt nam ơi niềm tự hào trân quý 
   Đất nước ta đã ba lần thắng dịch...
   Có lẽ tác giả dùng cả nghệ thuật lấp liếm với dụng ý nhắc nhở con dân việt về ba lần thắng địch là đánh Pháp, đuổi Nhật, thắng Mỹ chăng ?Bởi nếu đã chiến thắng thì địch hoặc dịch khó quay trở lại một cách mạnh mẽ và kinh khủng như thế. Qua đó ta thấy nghệ thuật lấp liếm của thi ca cách mạng được tác giả sử dụng một cách điêu luyện...

   Từ miêu tả, trách móc, giận hờn...đến cả tự hào thì tác giả chuyển qua trạng thái phỏng vấn cúm tàu :
   Em lả lợi ẩn hiện giấu mình 
   Những biến thể làm đau thế giới 
   Làm thế nào ta bắt được em ?

   Nhưng con cúm tàu vô hình bí ẩn kia đâu nghe thấy tác giả nói gì, cho nên tác giả cũng tự trả lời để an ủi mình vậy :
   Muốn thắng địch phải hiểu mình hiểu ta
   Chỗ ta yếu chính là chưa hiểu địch...
   Như vậy tác giả đã xem em corona xinh đẹp mỹ miều kia là kẻ thù và thừa nhận mình yếu kém vì chưa hiểu hết tính năng của loài cúm tàu này để kịp thời điều chế vaccine và các thuốc đặc trị, tác giả nhấn mạnh sức mạnh của ta chỉ ở sự đoàn kết toàn dân chứ chẳng thấy có sự lãnh đạo sáng suốt của đảng nào đây cả, dù vô tình hay cố ý thì đây được xem là một thiếu sót nghiêm trọng của nhà thơ mà  có thể sau các bài phân tích của thí sinh tác giả sẽ nhận ra điều đó. 

   Chuyển qua nghệ thuật "an dân", tác giả đã sử dụng các ngón nghề trong các lớp lý luận chính trị, tuyên giáo...sử dụng nghệ thuật bầy lừa để động viên an ủi đàn cừu, tác giả cho rằng chẳng có F nào quan trọng nếu biết cách giữ mình...tác giả khuyên đừng hoang mang, hoảng loạn...nhưng nhà thơ đã quên béng một điều là đã lùa hết các F vào khu cách ly dẫn đến quá tải và nguy cơ lây nhiễm càng cao hơn và thực tế đã xảy ra như thế, đây cũng là nghệ thuật né tránh khuyết điểm mà mọi nhà thơ cách mạng thuộc nằm lòng. 

    Kết thúc bài thơ tác giả đã khẳng định cô cúm tàu mỹ miều kia là loài ma quỷ và đã lớn tiếng xua đuổi một cách dứt khoát không thương tiếc :
   Corona cút đi đồ ma quỷ 
    Nghệ thuật đưa lên mây rồi nhận xuống bùn là phép nghệ thuật quan trọng nhất trọng thi ca XHCN đông lào, từ một hoa hậu corona với ánh hào quang lấp lánh trên đầu, cô cúm tàu bỗng trở thành ma quỷ trong vòng một nốt nhạc...và cái đẹp của người khác khi đã ăn cắp để sở hữu là của mình thì vẫn trở lại xinh đẹp như chính cái đẹp ban đầu của nó :
 Mimosa em lại đẹp tuyệt vời !

   Cảm ơn tác giả đã cho độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ trạng thái này, qua trạng thái khác...vui, buồn lẫn lộn...nhưng cốt lõi là đã cho độc giả một bữa tiệc thơ con cóc với đầy đủ gia vị tiêu, hành, tỏi, ớt...để khỏa lấp những ngày giản cách, phong tỏa...đầy u ám nơi một  sài gòn đầy thương hận !

Thí sinh LT, sbd : 19.7.21.


Đề THI VĂN GIỎI CẤP QUỐC GIA.











Không có nhận xét nào