NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG VÀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ 1.NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG Trong quản trị tài chính nói chung và ghi chép kế toán nói riêng, nguyên ...
NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG VÀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ
1.NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG
Trong quản trị tài chính nói chung và ghi chép kế toán nói riêng, nguyên tắc thận trọng (Conservatism principle) là một trong những nguyên tắc cơ bản.
Nó giúp nhà quản trị dự phòng được các rủi ro tài chính, nắm rõ tình hình tài sản có một cách sát thực, không viển vông, hão huyền ở các khả năng chưa xảy ra.
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: các tài sản có chỉ được ghi chép ở mức giá trị trị thấp nhất trong số các giá trị có thể có; các doanh thu bán hàng chỉ được ghi chép khi tiền đã thu về (các khoản doanh thu chưa chắc chắn như đã bán hàng nhưng chưa thu tiền về phải lập tài khoản riêng – nợ phải thu chứ tuyệt nhiên không được ghi vào doanh thu bán hàng). Ngược lại, với các khoản nợ phải trả hoặc các nguy cơ giảm giá trị của tài sản có, dù tiền chưa phải trả, tài sản chưa mất giá nhưng cần phải ghi số ở mức nguy cơ cao nhất (thông qua các tài khoản như tiền phái thanh toán cho khách hàng, quỹ rủi ro tài chính hoặc khấu hao vô hình tài sản.
Nói một cách nôm na: tiền chỉ được tính là đã có khi nó đã thực sự chui vào túi của mình (còn tiền cho bạn gái mượn chẳng hạn thì không được coi là của mình); ngược lại, tài sản chưa mất nhưng có khả năng khá chắc chắn là sẽ mất thì phải coi như đã mất (ví dụ cái ô tô mới mua 1 tỷ nhưng giá trị thật của nó sau khi sử dụng chỉ còn 1 nửa nên chỉ được tính là 500tr).
Kinh doanh trong cơ chế thị trường, bất cứ nhà kinh doanh nào cũng cần thấm nhuần nguyên tắc thận trọng.
2. LIÊN HỆ RỘNG
Trong điều hành xã hội, nhất là trong chiến tranh, khủng hoảng, nguyên tắc thận trọng đôi khi được vận dụng ngược.
Ví dụ hồi chiến tranh, khi công bố số máy bay rơi, số phi công Mỹ bị bắt sống, các nhà quản trị có xu hướng kê vống con số cao hơn sự thật. Điều đó ban đầu có tác dụng ngắn hạn khích lệ nhân dân. Nhưng về dài hạn gây khó khăn không ít. Bên Mỹ họ theo số liệu số phi công bị bắt, số máy bay bị bắn rơi, họ cứ nghĩ là thật, sau họ cứ đòi phía Việt Nam trao trả cho hết số phi công đã công bố bị bắt, hoặc trao hài cốt nếu bị chết trong tù. Chuyên này gây khó khăn không nhỏ trong ngoại giao thời hậu chiến, làm chậm quá trình bình thường hóa quan hệ 2 nước.
Ngược lại, số bộ đội ta hy sinh trong từng trận đánh cũng như toàn bộ cuộc chiến, lại ít công bố hoặc công bố không đúng, xu hướng là ít hơn thực tế rất nhiều. Điều này cũng làm cho dân ta ngộ nhận.
-Trong điều hành kinh tế thì khỏi nói. Mặc dù là Đảng và Nhà nước luôn yêu cầu phải nói thẳng, nói thật, nhưng tình trạng kê vống thành tích, giấu bớt thất bại trở thành căn bệnh cố hữu của chế độ ta. Đến mức ai đó cộng số cây và hecta rừng nước ta đã được báo cáo là đã trồng thì cây xanh Việt Nam có thể phủ xanh sang hết đất Thái Lan…
3. SỐ LIỆU CHỐNG COVID
Trong chiến dích chống covid, mặc dù việc công khai chính xác thông tin là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản trị chống dịch, nhưng căn bệnh cố hữu của bộ máy điều hành không khỏi mắc vào những sai làm chết người dẫn đến các số liệu công bố không chính xác.
Các con số như: số ca lây nhiễm, số ca bệnh, số ca bệnh đã nhập viện và cách ly, số tử vong tổng trong ngày, số tử vong do covid… cần phải có phương pháp chuẩn về thống kê và phương pháp đếm thì mới thực sự là con số đúng làm căn cứ ra các quyết định điều hành và người dân mới biết các mức độ để có hành vi phù hợp…
Kim Van Chinh
Không có nhận xét nào