Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TẠI SAO CẦN TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

TẠI SAO CẦN TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA  Không hiểu sao một người có kiến thức như nhà báo Nguyễn Quang Vinh lại có phát ngôn ph...

TẠI SAO CẦN TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA
TẠI SAO CẦN TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 

Không hiểu sao một người có kiến thức như nhà báo Nguyễn Quang Vinh lại có phát ngôn phiến diện như vậy!?

Đáng chú ý là chỉ trong 1 tiếng bài viết đã có gần trăm cmt ủng hộ ý kiến: nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, đặc biệt là vào năm nay lại càng phải bỏ. Còn có người mạnh miệng, rằng nếu có con thi năm nay cũng sẽ băt cháu bỏ thi. Mình đọc vừa thấy chán, vừa thấy buồn cười. 

- Đầu tiên vì yếu tố dịch bệnh,  như năm ngoái để chống dịch kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia cũng đã tạm lùi lại hơn một tháng, và cơ bản đã thành công tốt đẹp. Năm nay, cũng với tinh thần cảnh giác cao độ, những địa phương đang vào cao điểm mùa Covid-19 cũng đã có những biện pháp phòng vệ riếng. Ví như TP.HCM sẽ tổ chức 2 đợt thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, đợt 1 dành cho các thí sinh không ở nơi bị phong tỏa, cách ly, không ở các địa phương có nguy cơ cao hoặc thuộc diện F0, F1, F2.  Điều đó chúng ta phải ghi nhận. 

Với các sĩ tử, nếu giờ mà hoãn vô thời hạn kì thi, tạo ra tâm lý nơm nớp lo âu kéo dài, điều đó còn gây ra sự ức chế tâm lý hơn nhiều lần. 

Phòng chống Covid-19 là điều cực kỳ quan trọng, nhưng chỉ cần chúng ta tổ chức tốt và mọi người cùng có ý thức, mình tin kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay sẽ thành công tốt đẹp.

- Thứ hai, về kiến nghị nên bỏ kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia, mình thấy đề nghị này hết sức buồn cười, ít nhất trong bối cảnh/tình hình nền gd hiện tại của Việt Nam.

+ Lý do thứ nhất, công tác giáo dục/đào tạo học sinh gọi nôm na là quá trình “trồng người”, giống cũng tương tự như việc sản xuất ra một sản phẩm, việc đánh giá nghiệm thu là tối quan trọng. Chúng ta cần tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để đánh giá mặt bằng chung của giáo dục phổ thông toàn quốc. Đây cũng là kết quả đáng tin cậy để Bộ GD&ĐT điều chỉnh chương trình cho phù hợp, nhất là khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. 

+ Lý do thứ hai, trên tinh thần tiết kiệm, mấy năm nay Bộ GD cũng đã quyết định gộp 2 kig thi lại làm một, chỉ tiến hành 1 kì thi xét Tốt nghiệp THPT duy nhất, cũng là kỳ thi cuối cùng ở bậc phổ thông. Việc tổ chức kỳ thi là cần thiết, tạo động lực học tập tích cực cho học sinh góp phần duy trì được nền nếp dạy, học trong các cơ sở giáo dục.

Giờ giả sử như học sinh nếu còn đang học, chưa thi đã biết mình sẽ tốt nghiệp ra sao hoặc không đạt tiêu chuẩn thế nào, vậy các em học sinh sẽ suy nghĩ, học tập trên tinh thần ra sao đây?

+ Lý do thứ ba, có nhiều trường đại học khi xét tuyển đầu vào, không thể hoàn toàn căn cứ dựa trên học bạ - thành tích học tập thời cấp 3, họ cũng cần có một kì thi tuyển đầu vào công bằng, nghiêm túc và sát với năng lực của các em học sinh. Nếu không có 1 kì thi chung từ bộ, sẽ có rất nhiều trường đại học sẽ phải tổ chức kì thi riêng trên  diện rộng. Nó sẽ quay ngược lại bài toán mấy chục năm trở vê trước, sẽ càng lãng phí và tốn kém hơn. Cứ như trường hợp của Đại học Quốc gia thì biết  sau rất nhiều năm nỗ lực để xây dựng một kì thi đánh giá năng lực riêng, rốt cục trường cũng chỉ tổ chức và duy trì được trong 2 năm rồi phải dừng hẳn.

Lời cuối: Đây là thiển ý/quan điểm cá nhân của mình. Và mình nghĩ đơn giản, viêc tổ chức tinh giản kì thi, cải tổ giáo dục hay thay đổi phương thức thi cử luôn là bài toán vĩ mô, cần có cái nhìn toàn diện và sâu sắc của những người trong cuộc và có kiến thức, không thể vì ta thấy được cái này cái nọ mà có thể phán xét linh tinh nọ kia, phủ nhận tất cả sự cố gắng của người khác.

Thân mến!


Lê Việt

Không có nhận xét nào