Tháo chạy và trở về Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân tỉnh lẻ khỏi các thành phố lớn như HCM, HN đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự t...
Tháo chạy và trở về
Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân tỉnh lẻ khỏi các thành phố lớn như HCM, HN đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật không những của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế.
Nó chứng tỏ những cuộc “đổ bộ” triền miên trước đó, người dân vì miếng ăn mà li tán khỏi quê hương. Vì sao họ ra đi? Vì quê hương không nuôi nổi họ. Những vùng quê ảm đạm, bạc phếch, nghèo nàn với một nền sản xuất manh mún, lạc hậu; và những vùng quê đầy những tệ nạn của cuộc đô thị hóa nham nhở, lếch thếch. HÌnh ảnh người nông thôn đổ vào các đô thị lớn ngày nay có thể được hình dung như những cuộc đi phu của cùng đinh thời thuộc Pháp. Ở đây, nó bộc lộ gương mặt quản trị tồi tệ khi đã không gây dựng được một cơ cấu kinh tế đa dạng, phù hợp với một thu nhập đủ để an dân trên các vùng đất vốn đầy lợi thế về nông nghiệp, về ngư nghiệp, về du lịch và dịch vụ. Không những thế, những vùng nông thôn đang bị tàn phá bởi những bàn tay lông lá của quyền và tiền với phân lô bán nền, với đào núi lấp sông, với ô nhiễm trầm trọng...
Đói thì đầu gối phải bò, không thể trách người dân được. Và họ bò tới những nơi có người thuê mướn để kiếm ăn qua ngày; trên vai họ là cha mẹ già thuốc men, là con cái học hành, là nợ nần nhà cửa. Không đi sao được khi ở quê vào ra trà vặt rượu nát, nếu không lâm vào nghèo khổ thì cũng hư hỏng con người. Nông thôn thì bán đất ăn dần, về phố thị thì bán sức mưu sinh đắp đổi qua ngày. Chỉ cần một biến cố thôi như như dịch bệnh thì tất cả phơi trắng ra: không có của để dành, không có phúc lợi an sinh, không một nơi để bấu víu. Cái gì đang đợi họ ở quê sau những ngày đi xe máy, xe đạp, đi bộ vượt núi băng rừng để về nhà? Không có gì cả ngoài một nơi thân thuộc đã từng gắn bó. Nếu anh em, cha mẹ, họ hàng, bè bạn ở quê có nổi vài triệu bạc thì làm sao nỡ để họ đạp xe 1300 cây số như thế, làm sao để cả một đoàn người rồng rắn đi qua cát bỏng hàng trăm cây số như thế?
Một đất nước mà cơn gió nhẹ thổi tới đã rung lắc chao đảo, tất cả đều như lá trên cây: không tiền, không thuốc, không hiểu biết – tất cả lúng túng quay cuồng hoảng loạn rối bời. Diện tích nội thị trên tổng diện tích quốc gia chỉ chiếm khoảng 4.4% nhưng lại có dân số chiếm đến hơn 60% và GDP 70% cả nước. Những con số “lệch lạc” này không phải chỉ dừng lại ở đó, mà quan trọng hơn là thực trạng của phần lãnh thổ còn lại (nông thôn), đó là thực trạng của sản xuất, của quản lý, của chính sách. Cuộc di dân về phía độ thị chính là câu trả lời giản dị nhưng rõ ràng cho thực trạng ấy.
Phải làm gì với hơn 90% diện tích kia của đất nước? Quốc gia chỉ phát triển hài hòa, phồn thịnh, và chấm dứt cuộc di dân tự phát đầy bất trắc này khi giải quyết được những vấn đề của nông thôn. Không những phải giữ được người dân ở lại quê hương mà còn phải kéo được cả những người thành phố rời ra khỏi các độ thị. Dân cư phải được phân bố lại bằng một nền sản xuất bền vững, bằng an sinh lâu dài.
Không thể cứ hát mãi câu “đất nước nơi đầu song ngọn gió” được nữa.
Thái Hạo
Giật mình khi nhìn hình ảnh những đoàn người lũ lượt rong ruổi trên xe tìm đường trốn chạy ;phải chăng một phần Đại Lộ Kinh Hoàng 1972 , một phần những tháng trước 30/4/75 là đây .
Trả lờiXóaCảnh vạ vật trong cách ly tập trung ! cảnh chờ chuyển đi cách ly tập trung ... gợi nhớ Mậu Thân 68 !! dân SảiGòn tan cửa nát nhà , phải tạm trú trong các trường học , các bệnh viện .. tìm nơi an toàn .
Lịch sử lập lại ?
Lần này không phải người giết người , mà người với Coronavirus , dưới mắt dân thường là vô hình vô ảnh , là̀ kẻ thù ẩn mặt !
Con người ai cũng sợ chết , khi cái chết vô hình vô ảnh được kích lên tầng cao ... càng làm con người hãi sợ , sợ tột đỉnh ; thêm vào ngăn sông cấm chợ , cách ly , giãn cách , khoanh vùng , giấy xét nghiệm ,giấy đi đường ,giới nghiêm ..... gây thêm sự căng thẳng toàn xã hội .
Rõ ràng chết dịch chưa tới 2000 người trong gần 2 năm nay , đa phần là già cả và mắc sẵn bệnh nền ! So với "đaị dịch" giao thông còn thua xa ; nhưng người ta bấn loạn , vì những chỉ thị vì những tập trung cách ly , ngăn sông cấm chợ , giới nghiêm ... như gió thổi lửa bùng lên to lên , đúng như kịch bản , đúng như mục đích yêu cầu !!!
Không hay chưa chết vì Coronavirus mà chết vì bệnh khác không được chữa trị , chết vì không tiền thất nghiệp , chết vì đói khổ ....
Chưa chết vì virus nhưng chết vì hoảng loạn ! Tranh nhau về quê tránh dịch ! Cả một sai lầm lớn ; ở đâu cũng phải ăn để sống , không thể cạp đất mà sống ! Vậy thì về quê có là giải pháp cho lúc này ??
Hỏi tức trả lời . Tất cả là do chính quyền, họ muốn nó như vậy ... thì nó như vậy . Bởi nhà nước luôn định hướng dư luận , hướng dẫn dư luận bằng truyền thông , TV, bích chương ..!!!
Đường nào cũng về La Mã , đừng hoảng hão !!!
Ai gây cảnh đoạn trường này ?
Trả lờiXóaPhải chăng đây là mục đích yêu cầu của kịch bản Delta virus ??
" Các cột đèn " bên Mỹ thì lại khác ,chủ nhân hãng Atrium Săn Sóc Sức Khoẻ bó buộc nhân viên phải chích ngừa cúm Tàu , nhân viên trong hãng không đồng ý , kéo nhau đi biểu tình phản đối chủ nhân :https://www.yahoo.com/news/healthcare-workers-protest-charlotte-over-193305043.html
" Các cột đèn " Mỹ bị nhiễm Delta virus tăng cao, nhưng số đi nằm bệnh viện giảm nhiều so với cùng số lượng nhiễm ở đợt 1 cao điểm .
Số tử vong lại càng ít hơn , chỉ bằng 1/10 lúc trước : https://news.yahoo.com/between-cases-deaths-greatly-weakened-102200844.html
Tin vui trong giờ tuyệt vọng , cho những ai quá hoảng loạn bởi truyền thông và chỉ thị .