Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THỬ ĐỌC LẠI NHỮNG GÌ THẦY VƯƠNG TRUNG HIẾU PHẢN BIỆN THẦY AN CHI XUNG QUANH TỪ NGỮ HÁN NÔM TRONG BẢN KIỀU DUY MINH THỊ 1872

Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Kiều  Duy Minh Thị 1872 #Kieu_Duy_Minh_...

Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Kiều  Duy Minh Thị 1872

#Kieu_Duy_Minh_Thi_1872

Bài 1 - Về chữ Cảo 稿 kỵ húy thời vua Minh Mạng mà thầy An Chi nêu ra

Thầy Hiếu đặt câu hỏi "Tất cả 5 bản Kiều mà chúng tôi tham khảo đều phiên là ‘cảo thơm’, được viết bằng chữ Nôm là 稿 (bản 1866, 1871, 1872, 1902) và 藁 (bản 1870) ... Không hiểu ông AC dựa vào tài liệu nào để tặng cái tên ‘Cảo’ cho vua Minh Mạng vậy?"
Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Kiều  Duy Minh Thị 1872


Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Kiều  Duy Minh Thị 1872


Thật ra, nếu thầy Hiếu đọc quyển Chữ Húy Việt Nam Qua Các Triều Đại, bắt đầu từ lệnh kiêng húy từ thời Minh Mạng 17 (1836) trở đi, thì thầy sẽ thấy là chữ Cảo chính là một trong những chữ húy cực kỳ quan trọng, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Ví dụ ở trang 136 thuộc phần lệnh kiêng húy lần thứ 5: Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) có đoạn viết về lệnh kiêng húy chữ Cảo như sau:

(a) Nguyên trước đây chữ 稿 (Cảo) đã quy định đọc là 教 (Giáo); chữ 縞 (Cảo) quy định đọc là 誥 (Cáo); chữ 杲 (Cảo) quy định đọc là 皓 (Hạo), vậy những chữ ấy đã có âm riêng không ngại gì, chớ có nhận lầm đó là chữ đồng âm với ngự danh của trẫm mà bị tội.

(b) Chữ thứ nhất: Cảo 藁 thuộc diện cấm dùng, 3 chữ sau: 稿, 縞, 杲 thuộc diện không cấm dùng, nhưng phải kiêng âm: 稿 đọc là Giáo, 縞 đọc là Cáo, 杲 đọc là Hạo

Như vậy ít nhất là vào trước năm Minh Mạng 17 (1836), hay có thể trước đó nhiều năm nữa, chữ Cảo 稿 đã được quy định là cho phép viết nguyên dạng, nhưng phải đọc là Giáo 教. Do vậy mà, nếu đúng là vào thời Minh Mạng này, mà có dị bản Kiều nào đó, và dị bản đó mà có viết chữ Cảo 稿 này, thì nó nên được đọc là Giáo, ví dụ "Giáo thơm lần dở trước đèn" chứ không phải là "Cảo thơm lần dở trước đèn"

Và sang đến thời Thiệu Trị, thì lệnh kiêng húy chữ Cảo 稿 này còn mạnh hơn nữa. Trong lệnh kiêng húy lần thứ 3 tháng 7 năm Thiệu Trị 2, chữ Cảo 稿 hoàn toàn bị cấm dùng. Theo Hội Điển quyển 121 trang 155 "Năm thứ 2, chuẩn y lời tâu: Chữ bên tả chữ mộc bên hữu chữ (tức chữ cảo) cũng cùng âm với chữ húy ở miếu đặt vào điều lệ, truyền bảo trong kinh ngoài tỉnh, cấm chỉ lâu dài".

Như vậy thì đến đời hoàng đế Thiệu Trị, từ năm thứ 2 trở đi, chữ Cảo 稿 này hoàn toàn bị cấm dùng, nên nếu có dị bản Kiều nào đó mà được cho là khắc in hay xuất bản thời Thiệu Trị, mà lại có viết chữ Cảo 稿 này, chúng ta cần xem lại tuyên bố đó là đúng không, hay đó chỉ là hàng giả

Rồi đến thời Tự Đức, với lệnh kiêng húy lần thứ 3 năm Tự Đức 4 (1851), thì 8 chữ đồng âm với húy Cảo, lại được quy định là dùng như lệ cũ thời Minh Mạng, mà trong đó:

(a) 3 chữ 藁 稿 皦 là các chữ đồng âm với ngự húy chữ Kiểu 晈 được phép dùng, nhưng phải viết thiếu 1 nét

(b) 8 chữ đồng âm với chữ Cảo vẫn được cho dùng, nhưng như trước đây, vẫn phải đọc theo âm riêng, ví dụ 2 chữ Cảo 藁 稿 này cần đọc là Giáo 教, như dưới thời Minh Mạng

Và lệnh kiêng húy chữ Cảo trên vào thời Tự Đức, vẫn ít nhất là tồn tại cho đến khi ngài băng hà vào năm 1883.

Như vậy chúng ta có thể thấy, ít nhất là từ thời Minh Mạng trở đi, sớm nhất có lẽ là vào năm 1836 chẳng hạn, cho đến hết thời Tự Đức tức là năm 1883, triều Nguyễn đã có quy định rất rõ ràng, là chữ Cảo 稿 này CHƯA BAO GIỜ được cho phép đọc là CẢO cả. Chữ Cảo 稿 này được viết, nhưng phải viết thiếu nét, và khi đọc, phải đọc là GIÁO 教.

Nên không biết trong dân gian ai đó đọc như thế nào, chứ còn nếu chúng ta dựa vào lệnh kiêng húy nhà Nguyễn, thì từ thời Minh Mạng 17 (1836) cho đến lúc hoàng đế Tự Đức băng hà (năm 1883), không có vụ chữ Cảo 稿 được cho phép đọc là CẢO, mà thật ra chữ Cảo 稿 phải đọc là Giáo 教.

Còn tại sao 5 dị bản Kiều thời Tự Đức trở đi, lại có chữ Cảo 稿 viết nguyên nét, mà không viết theo quy định của triều đình đưa ra ? Thì đâu có gì khó hiểu, đó là vì đây là các bản chép tay, của các tư nhân viết, chứ không là do triều đình đặt hàng hay biên soạn, nên có khi ngay cả người chép tay, hay cả dòng họ ấy, cũng không biết về lệ kiêng húy triều đình, hoặc giả không quan tâm đến lệ kiêng húy triều đình (vì họ viết cho bản thân họ đọc), hoặc ví dụ ở miền Nam, người Pháp đã cai trị miền Nam, nên những lệnh kiêng húy của triều đình đang dần mai một, và không ai cần cảm thấy phải tuân theo nữa.

Vì vậy, nếu chúng ta bàn về các dị bản Kiều trong dân gian đọc ra sao, thì đó là một chủ đề khác, vì kiến thức dân gian thì chả ai đi bàn để làm gì, vì có gì để bàn đâu ? 

Nhưng nếu chúng ta đem lệnh kiêng húy thời Nguyễn ra mà bàn về ngữ nghĩa, cách đọc Hán Nôm trong Kiều, thì chúng ta phải dựa vào các luật lệ kiêng húy triều đinh như mình đã nêu trên. Và liên quan đến chữ Cảo 稿, thì ít nhất từ thời Minh Mạng 17 (1836) cho đến lúc hoàng đế Tự Đức băng hà (1883), không có việc chữ Cảo 稿 này được phát âm chuẩn là Cảo, mà chỉ có chữ Cảo 稿 cần phát âm là Giáo 教.

Nên nếu có các dị bản Kiều nào mà được ra đời thời Minh Mạng 17 cho đến hết thời Tự Đức 1883, nếu gặp các chữ Cảo 稿 này, bạn cần đọc là Giáo, ví dụ "Giáo thơm lần dở trước đèn" chẳng hạn

Vậy:

(1) Có lẽ thầy Vương Trung Hiếu không đọc bộ Hội Điển hay không đọc quyển Chữ Húy của thầy Ngô Đức Thọ, nên thầy Hiếu không biết rằng chữ Cảo 稿 chính là một chữ trọng húy thời Nguyễn

(2) Việc thầy An Chi bàn rằng chữ Cảo 稿 là chữ húy thời vua Minh Mạng, nên đọc là Kiểu, là sai. Chữ Kiểu 皎 vốn là tên húy của hoàng đế Minh Mạng khi ngài còn là hoàng thái tử, nên đã bị cấm viết và dùng vào thời Gia Long 15 (1816). Chữ Cảo 稿 thời Nguyễn (ít nhất là từ thời Minh Mạng 17 (1836) đến hết thời Tự Đức năm 1883) cần đọc là Giáo 教. Còn tại sao thầy An Chi viết là thầy Hoàng Tuấn Công (HTC) cũng đọc chữ Cảo 稿 là Kiểu (theo hoàn cảnh thời Nguyễn), thì có lẽ mình cũng rất muốn biết là thầy Công đã dựa vào tài liệu hay điển lệ nào để khẳng định như thế ? 

(3) Nếu thầy Nguyễn Tài Cẩn, hay toàn bộ giới nghiên cứu Hán Nôm Kiều tại Việt Nam, khi nghiên cứu bản Kiều Duy Minh Thị 1872, mà khi đọc chữ Cảo 稿 này, lại diễn âm là Cảo (ví dụ Cảo thơm lần dở trước đèn), nhưng họ lại không để lại chú thích, không diễn giải như mình viết cho các bạn hiểu rõ thêm như trên, về tại sao nên đọc là Cảo, tại sao không nên đọc là Cảo, thì mình thắc mắc là nghiên cứu Nôm Kiều mà không đọc hay không quan tâm hoặc không biết gì về lệnh kiêng húy nhà Nguyễn hay phương ngữ vùng miền, nó có như là đi tán gái Hán Nôm mà chỉ khen cô có nhan sắc đẹp, chứ không hề khen được một câu nào cho cô về kiến thức Hán Nôm của cô, về tình yêu mà cô dành cho Hán Nôm không ? Nếu người ta chỉ cần gái đẹp, họ đã có thể đi kiếm bao nhiêu cô rồi, đúng không ? Chứ đâu có ai đi tán gái Hán Nôm để chỉ tán dương rằng cô đẹp quá đâu nhỉ ? Các cô Hán Nôm chẳng những đẹp người mà các cô còn có cả khối trí óc Hán Nôm rất tuyệt vời nữa mà, đúng không ? 

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks
Brian 


Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872



#Kieu_Duy_Minh_Thi_1872



Bài 2 - Về chữ Trúc 竹 có thể đọc là Trước như thầy An Chi dẫn theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị không ?



Thầy Hiếu khẳng định



****



ĐNQATV nào lại ghi nhận như thế? Đây là nhận định sai lầm. Câu 1798 trong Truyện Kiều bản Duy Minh Thị ghi rành rành chữ Nôm là 竹 (trúc). Đây chính là chữ ‘trúc’ (竹) trong ĐNQATV, cũng có nghĩa là tre. Thí dụ: cần trúc (cần câu bằng tre); trúc ỷ, trúc kỉ (ghế tre). Việc đổi ‘trúc’ thành ‘trước’ cho thấy người viết không rành phương ngữ Nam bộ và không nhận ra sự khác biệt giữa trúc (竹) và trước (竺). ĐNQATV cho biết ‘trước’ (竺) còn đọc là ‘trúc’, tuy nhiên đây là chữ dùng trong Thiên trúc (天竺) – tên xưa của nước Ấn Độ ngày nay, không dùng để chỉ cây tre, trúc. Vậy, câu 1798 phải được phiên âm chính xác là ‘trúc tơ’ không thể đổi thành ‘trước tơ’: 竹絲𠳨旦芸制每𣈜 (Trúc tơ hỏi đến nghề chơi mọi ngày).



****



Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (xem >> http://www.vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd2/b2s501.png và http://www.vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd2/b2s502.png), khi bàn về chữ "Trước", có đến 4 dạng chữ Hán Nôm có thể đọc là Trước. Đó là:



(1) Trước 竹 (trúc / tre)



(2) Trước 畧 (phía trước mặt)



(3) Trước 著 (tỏ ra / bày ra)



(4) Trước 竺 (trúc / Thiên Trúc)



Như vậy, chữ Hán Nôm 竹 này, theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, có thể đọc là "Trước" để chỉ cho trúc / tre.



Do đó, thầy An Chi hoàn toàn đúng khi nêu ra rằng trong bản Kiều Duy Minh Thị 1872, chữ 竹 có thể cần đọc là Trước theo phương ngữ miền Nam, và thầy có dẫn luôn là Đại Nam Quốc Âm Tự Vị viết như thế.



Nhưng đáng tiếc, thầy Vương Trung Hiếu không hiểu đã đọc bản Đại Nam Quốc Âm Tự Vị nào, mà lại khẳng định "ĐNQATV nào lại ghi nhận như thế" ? Có thể do vì thầy Hiếu chỉ tra từ Trúc, mà quên tra từ Trước trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, nên thầy mới đưa ra câu phản biện sai lầm ở trên chăng ?



Nên trong trường hợp này, đọc 竹 là Trước như thầy An Chi nêu ra là hoàn toàn không có vấn đề. Và chính ra, chắc là thầy Hiếu mới là người không hiểu phương ngữ Nam Bộ hay nói cho chính xác hơn, không đọc kỹ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị nên mới cho rằng thầy An Chi là sai chăng ?



Còn giới nghiên cứu Kiều ở Việt Nam, trong đó có cả thầy Nguyễn Tài Cẩn, một bậc Hán Nôm uyên thâm tại Việt Nam, có biết Trúc 竹 cũng đọc là Trước trong phương ngữ miền Nam không, thì đó lại là một việc khác. Như mình nêu ra, nếu thầy Cẩn (hay toàn bộ giới Hán Nôm tại Việt Nam), không đủ trình độ chuyên môn về phương ngữ miền Nam, mà cứ muốn nghiên cứu bản Kiều Duy Minh Thị 1872, đó là dốt và láo chăng ?



À, có thể bạn sẽ phản biện, 竹 đọc là Trúc cũng đúng mà. Yup, bạn nêu ra như thế đâu có gì là sai. Ở đây, chúng ta bàn là chữ 竹 có thể hay nên đọc là Trước theo phương ngữ Nam Bộ không nha bạn. Nên tùy theo bạn muốn biết hay học học về điều gì ở đây ? Bạn muốn biết về phương ngữ miền Nam có cho phép đọc như thế không, hay bạn muốn bảo vệ ý kiến của bạn, là dù thầy Cẩn có dốt gì đi chăng nữa, thì thầy vẫn không phải là dốt (ví dụ trong kiến thức phương ngữ miền Nam), mà do thầy là người đi trước, chỉ có "sai sót" thôi, chứ làm gì mà một bậc đại thụ GS TS Hán Nôm tại Việt Nam, lại có thể được cho là "dốt" khi ông dấn thân vào việc nghiên cứu một chủ đề mà có khi ông không đủ trình độ để mà nghiên cứu.



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872



#Kieu_Duy_Minh_Thi_1872

Bài 2 - Về chữ Trúc 竹 có thể đọc là Trước như thầy An Chi dẫn theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị không ?



Thầy Hiếu khẳng định



****



ĐNQATV nào lại ghi nhận như thế? Đây là nhận định sai lầm. Câu 1798 trong Truyện Kiều bản Duy Minh Thị ghi rành rành chữ Nôm là 竹 (trúc). Đây chính là chữ ‘trúc’ (竹) trong ĐNQATV, cũng có nghĩa là tre. Thí dụ: cần trúc (cần câu bằng tre); trúc ỷ, trúc kỉ (ghế tre). Việc đổi ‘trúc’ thành ‘trước’ cho thấy người viết không rành phương ngữ Nam bộ và không nhận ra sự khác biệt giữa trúc (竹) và trước (竺). ĐNQATV cho biết ‘trước’ (竺) còn đọc là ‘trúc’, tuy nhiên đây là chữ dùng trong Thiên trúc (天竺) – tên xưa của nước Ấn Độ ngày nay, không dùng để chỉ cây tre, trúc. Vậy, câu 1798 phải được phiên âm chính xác là ‘trúc tơ’ không thể đổi thành ‘trước tơ’: 竹絲𠳨旦芸制每𣈜 (Trúc tơ hỏi đến nghề chơi mọi ngày).







****



Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (xem >> http://www.vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd2/b2s501.png và http://www.vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd2/b2s502.png), khi bàn về chữ "Trước", có đến 4 dạng chữ Hán Nôm có thể đọc là Trước. Đó là:



(1) Trước 竹 (trúc / tre)



(2) Trước 畧 (phía trước mặt)



(3) Trước 著 (tỏ ra / bày ra)



(4) Trước 竺 (trúc / Thiên Trúc)



Như vậy, chữ Hán Nôm 竹 này, theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, có thể đọc là "Trước" để chỉ cho trúc / tre.



Do đó, thầy An Chi hoàn toàn đúng khi nêu ra rằng trong bản Kiều Duy Minh Thị 1872, chữ 竹 có thể cần đọc là Trước theo phương ngữ miền Nam, và thầy có dẫn luôn là Đại Nam Quốc Âm Tự Vị viết như thế.



Nhưng đáng tiếc, thầy Vương Trung Hiếu không hiểu đã đọc bản Đại Nam Quốc Âm Tự Vị nào, mà lại khẳng định "ĐNQATV nào lại ghi nhận như thế" ? Có thể do vì thầy Hiếu chỉ tra từ Trúc, mà quên tra từ Trước trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, nên thầy mới đưa ra câu phản biện sai lầm ở trên chăng ?



Nên trong trường hợp này, đọc 竹 là Trước như thầy An Chi nêu ra là hoàn toàn không có vấn đề. Và chính ra, chắc là thầy Hiếu mới là người không hiểu phương ngữ Nam Bộ hay nói cho chính xác hơn, không đọc kỹ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị nên mới cho rằng thầy An Chi là sai chăng ?



Còn giới nghiên cứu Kiều ở Việt Nam, trong đó có cả thầy Nguyễn Tài Cẩn, một bậc Hán Nôm uyên thâm tại Việt Nam, có biết Trúc 竹 cũng đọc là Trước trong phương ngữ miền Nam không, thì đó lại là một việc khác. Như mình nêu ra, nếu thầy Cẩn (hay toàn bộ giới Hán Nôm tại Việt Nam), không đủ trình độ chuyên môn về phương ngữ miền Nam, mà cứ muốn nghiên cứu bản Kiều Duy Minh Thị 1872, đó là dốt và láo chăng ?



À, có thể bạn sẽ phản biện, 竹 đọc là Trúc cũng đúng mà. Yup, bạn nêu ra như thế đâu có gì là sai. Ở đây, chúng ta bàn là chữ 竹 có thể hay nên đọc là Trước theo phương ngữ Nam Bộ không nha bạn. Nên tùy theo bạn muốn biết hay học học về điều gì ở đây ? Bạn muốn biết về phương ngữ miền Nam có cho phép đọc như thế không, hay bạn muốn bảo vệ ý kiến của bạn, là dù thầy Cẩn có dốt gì đi chăng nữa, thì thầy vẫn không phải là dốt (ví dụ trong kiến thức phương ngữ miền Nam), mà do thầy là người đi trước, chỉ có "sai sót" thôi, chứ làm gì mà một bậc đại thụ GS TS Hán Nôm tại Việt Nam, lại có thể được cho là "dốt" khi ông dấn thân vào việc nghiên cứu một chủ đề mà có khi ông không đủ trình độ để mà nghiên cứu.



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872



#Kieu_Duy_Minh_Thi_1872



Bài 3 - Về cụm từ Chênh Chênh 鉦鉦 có thể đọc là Chinh Chinh như thầy An Chi giảng không ?



Thầy Hiếu khẳng định



****



+ ‘Người Nam bộ thuở ấy không chỉ sử dụng “chênh: nghiêng” mà còn “chinh: nghiêng” như ĐNQATV đã giải thích;… Vậy cụ An Chi, nói rộng ra bản Duy Minh Thị đọc “Hiên tà gác bóng chinh chinh”, có gì là sai?’





VTH: Không sai, nhưng thiếu chuẩn xác nếu căn cứ văn bản! Tuy ‘chinh’ và ‘chênh’ đều có nghĩa là nghiêng như ĐNQATV giải thích, nhưng cần đọc câu 241 là Hiên tà gác bóng chênh chênh (軒斜擱䏾鉦鉦), bởi vì chữ ‘chênh’ 鉦 trong câu này thuộc bộ kim 金, viết không giống chữ ‘chinh’ trong ĐNQATV là 征 (bộ sách 彳). Nói cách khác, tuy chữ 征 có 2 cách đọc là ‘chênh, chinh’, song bản Duy Minh Thị ghi là 鉦 thì nên đọc là ‘chênh’.



****



Nếu bạn để ý kỹ, thì hóa ra theo bộ Khang Hy Tự Điển, chữ 鉦 đọc phiên thiết Hán Việt y hệt như chữ 征, tức là chữ 鉦 đọc Hán Việt hóa ra là Chinh (xem >> https://www.zdic.net/hant/%E9%89%A6). Như vậy đọc chữ 鉦 là Chinh, là hoàn toàn OK.





Còn lý luận của thầy Hiếu rằng là "bản Duy Minh Thị ghi là 鉦 thì nên đọc là ‘chênh’", thì mình không hiểu là thầy đã dựa vào tài liệu nào để nêu ra như thế ? Yes, chữ 鉦 có thể đọc Hán Nôm là Chênh, nhưng Hán Việt đọc là Chinh cũng không hề sai mà ?



Và nếu bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị viết rõ Chinh có nghĩa là Chinh Lệch, thì việc thầy An Chi nêu ra chữ 鉦 đọc Chinh Chinh hoàn toàn OK. Đọc Hán Việt là Chinh Chinh 鉦鉦 và hiểu theo ngữ nghĩa của phương ngữ miền Nam là chênh lệch, thì có gì là sai đâu bạn ?



Đó là còn chưa nói, cũng theo bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, chữ 鉦 đọc là Chiêng và có một ý nghĩa là "Chiêng vàng" tức chỉ cho mặt trời (xem >> http://www.vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s140.png). Như vậy ở đây, bộ kim 金 có lẽ là dùng để biểu ý, tức là chỉ cho sự vàng rực của mặt trời. Vậy nếu các cụ xưa mà dùng chữ 鉦 này, để tả cảnh "chinh chinh" hay "chênh chênh" của bóng mặt trời, là chưa bao giờ có vấn đề cả, vì (1) bộ kim 金 trong chữ 鉦 là để biểu ý cho ánh mặt trời, (2) và chữ 鉦 hoàn toàn có thể đọc là Chinh theo Hán Việt, (3) Chinh Chinh theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị là chênh chênh / chênh lệch đó thôi.

Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872


Tóm lại, nếu chữ 鉦 có thể đọc phiên thiết Hán Việt là Chinh 征, thì chúng ta không thể nào có thể khẳng định rằng là chữ 鉦 không thể nào đọc là Chinh trong Hán Nôm cả. Chúng ta chỉ có thể nhận định, có thể chữ 鉦 trong Hán Nôm, ngoài cách đọc Hán Việt là Chinh 征, còn đọc là Chênh (như Chênh Chênh), nhưng không ai có thể nói là chữ 鉦 CHỈ CÓ THỂ ĐỌC LÀ CHÊNH vì nó có bộ Kim 金, và do đó mà cần đọc câu thơ Kiều trên là "Hiên tà gác bóng chênh chênh", chứ không thể đọc là "Hiên tà gác bóng chinh chinh" như thầy An Chi giảng cả.



Do vậy, lý luận thầy Hiếu đưa ra là một nửa sự thật, và trong cách phiên thiết Hán Việt, chữ 鉦 có đọc y hệt là Chinh như chữ 征, nên thầy Hiếu đã sai khi thầy cho rằng chúng ta cần phải đọc chữ 鉦 là Chênh.



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872



#Kieu_Duy_Minh_Thi_1872



Bài 4 - Về chữ Duềnh trong câu Quản chi trên thác dưới duềnh có thể đọc là Gành như thầy An Chi giảng không ?



Thầy Hiếu khẳng định



****



Người này cho rằng bản Duy Minh Thị viết ‘Quản chi trên thác dưới gành”, ông An Chi đổi ‘ghềnh’ thành ‘gành’ là ‘theo lối hiểu của người Nam’.



VTH: Chúng tôi không đồng thuận ý này, bởi vì câu 1951 trong bản Duy Minh Thị ghi là ‘duềnh’ (溋), nghĩa là ‘dòng nước sông, suối’: (Quản chi trên thác dưới duềnh). Chữ này cũng được phiên là 'duềnh' trong những bản Kiều khác, không phải chữ ‘ghềnh’ hay ‘gành’. Chính xác thì ông AC đã đổi ‘ghềnh’ thành ‘gành’ trong câu 56: 揲桥𡮈𡮈𡳳京北昂 (Nhịp cầu nhỏ nhỏ cuối gành bắc ngang). Tuy nhiên, ông AC đã nhầm lẫn. Trong cả 5 bản Truyện Kiều mà chúng tôi tham khảo đều được các nhà nghiên cứu phiên là ‘ghềnh’ (chữ Nôm: 京 hoặc 𡌿). Nhiều người biết rằng bản Duy Minh Thị 1872 phổ biến ở miền nam, song vẫn là ‘hậu bối’ của bản Liễu Văn Ðường—Nghệ An (1866), cả hai bản này đều ghi là 京. Như vậy, chữ 京 phải được đọc là ghềnh theo bản ra đời trước ở miền bắc (bản 1866 ). Việc biến ‘ghềnh’ thành ‘gành’ để hiểu chữ này là phương ngữ Nam bộ là hoàn toàn sai. Trong ĐNQATV, ‘gành’ được viết bằng chữ Nôm là 䃄 (bộ thạch 石), tuy cùng nghĩa với ‘ghềnh’ (京, 𡌿) song cách viết lại khác.



****



Các bạn lưu ý:



(1) Bản Duy Minh Thị viết Hán Nôm "Quản chi trên CÁC dưới DUỀNH 管之蓮阁𠁑溋", chứ không là "Quản chi trên THÁC dưới DUỀNH" như thầy Hiếu (hoặc như các nhà Kiều học trích dẫn). Việc diễn âm Hán Nôm "Trên Các" thành ra "Trên Thác" là sai (ví dụ như trường hợp thầy Đào Duy Anh đã diễn âm trên THÁC như thế). Tại sao lại có tích Trên Các dưới Duềnh thì mời các bạn đọc bài này >> http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai5/200505_NguyenKhacBao.pdf



(2) Thầy An Chi cho rằng chữ 溋 nên đọc là Gành là không có cơ sở, vì không biết từ bộ từ điển Hán Nôm nào chúng ta có thể tra tìm chữ 溋 nên đọc là Gành ?



(3) Riêng về chữ 京 đọc là Ghềnh, thầy Hiếu không cho chúng ta biết bộ từ điển Hán Nôm xưa nào có viết 京 đọc là Ghềnh ? Chúng ta chỉ có cách đọc Ghềnh trong Nôm khi chữ 京 + thêm với những chữ Hán biểu ý khác, chứ chữ 京 đọc Hán Việt là Kinh (như Kinh thành). Vậy rất có thể, là các nhà nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam đã tự suy ra là 京 đọc là Ghềnh, nên do đó bản Kiều LVĐ 1866 Nghệ An có chữ 京 cần đọc là Ghềnh, chứ theo mình hiểu, không hề có từ điển nào viết 京 đọc là Ghềnh cả. Việc thầy Hiếu tự khẳng định "Như vậy, chữ 京 phải được đọc là ghềnh theo bản ra đời trước ở miền bắc (bản 1866)" là võ đoán vì không biết thầy đã dựa theo từ điển / nguyên tắc đọc Nôm nào mà khẳng định như thế ? Nếu chữ 京 mà có thể đọc là Ghềnh, thì không có lẽ gì mà chữ 京 không thể đọc là Gành bạn nhỉ ?



Do đó, ở đây, thầy Hiếu đã chỉ ra rất đúng là việc thầy An Chi đọc chữ 溋 là Gành trong câu "Quản chi trên các dưới gành" là không có cơ sở.



Nhưng song song với nhận định trên, thầy Hiếu cũng chẳng đúng khi cho rằng chữ 京 cần đọc là Ghềnh, vì chúng ta không biết từ đâu mà chữ chữ 京 nên đọc là Ghềnh ? Có khi ngay trong bản LVD 1866 người ta đã viết nhầm 䃄 Ghềnh thành ra là 京 thì sao bạn ? Không biết đã có nhà Kiều học nào lên tiếng về điều này chưa ? 



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872

#Kieu_Duy_Minh_Thi_1872

Bài 4 - Về chữ Duềnh trong câu Quản chi trên thác dưới duềnh có thể đọc là Gành như thầy An Chi giảng không ?

Thầy Hiếu khẳng định



****

Người này cho rằng bản Duy Minh Thị viết ‘Quản chi trên thác dưới gành”, ông An Chi đổi ‘ghềnh’ thành ‘gành’ là ‘theo lối hiểu của người Nam’.

Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872



VTH: Chúng tôi không đồng thuận ý này, bởi vì câu 1951 trong bản Duy Minh Thị ghi là ‘duềnh’ (溋), nghĩa là ‘dòng nước sông, suối’: (Quản chi trên thác dưới duềnh). Chữ này cũng được phiên là 'duềnh' trong những bản Kiều khác, không phải chữ ‘ghềnh’ hay ‘gành’. Chính xác thì ông AC đã đổi ‘ghềnh’ thành ‘gành’ trong câu 56: 揲桥𡮈𡮈𡳳京北昂 (Nhịp cầu nhỏ nhỏ cuối gành bắc ngang). Tuy nhiên, ông AC đã nhầm lẫn. Trong cả 5 bản Truyện Kiều mà chúng tôi tham khảo đều được các nhà nghiên cứu phiên là ‘ghềnh’ (chữ Nôm: 京 hoặc 𡌿). Nhiều người biết rằng bản Duy Minh Thị 1872 phổ biến ở miền nam, song vẫn là ‘hậu bối’ của bản Liễu Văn Ðường—Nghệ An (1866), cả hai bản này đều ghi là 京. Như vậy, chữ 京 phải được đọc là ghềnh theo bản ra đời trước ở miền bắc (bản 1866 ). Việc biến ‘ghềnh’ thành ‘gành’ để hiểu chữ này là phương ngữ Nam bộ là hoàn toàn sai. Trong ĐNQATV, ‘gành’ được viết bằng chữ Nôm là 䃄 (bộ thạch 石), tuy cùng nghĩa với ‘ghềnh’ (京, 𡌿) song cách viết lại khác.

Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872



****



Các bạn lưu ý:



(1) Bản Duy Minh Thị viết Hán Nôm "Quản chi trên CÁC dưới DUỀNH 管之蓮阁𠁑溋", chứ không là "Quản chi trên THÁC dưới DUỀNH" như thầy Hiếu (hoặc như các nhà Kiều học trích dẫn). Việc diễn âm Hán Nôm "Trên Các" thành ra "Trên Thác" là sai (ví dụ như trường hợp thầy Đào Duy Anh đã diễn âm trên THÁC như thế). Tại sao lại có tích Trên Các dưới Duềnh thì mời các bạn đọc bài này >> http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai5/200505_NguyenKhacBao.pdf

(2) Thầy An Chi cho rằng chữ 溋 nên đọc là Gành là không có cơ sở, vì không biết từ bộ từ điển Hán Nôm nào chúng ta có thể tra tìm chữ 溋 nên đọc là Gành ?



(3) Riêng về chữ 京 đọc là Ghềnh, thầy Hiếu không cho chúng ta biết bộ từ điển Hán Nôm xưa nào có viết 京 đọc là Ghềnh ? Chúng ta chỉ có cách đọc Ghềnh trong Nôm khi chữ 京 + thêm với những chữ Hán biểu ý khác, chứ chữ 京 đọc Hán Việt là Kinh (như Kinh thành). Vậy rất có thể, là các nhà nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam đã tự suy ra là 京 đọc là Ghềnh, nên do đó bản Kiều LVĐ 1866 Nghệ An có chữ 京 cần đọc là Ghềnh, chứ theo mình hiểu, không hề có từ điển nào viết 京 đọc là Ghềnh cả. Việc thầy Hiếu tự khẳng định "Như vậy, chữ 京 phải được đọc là ghềnh theo bản ra đời trước ở miền bắc (bản 1866)" là võ đoán vì không biết thầy đã dựa theo từ điển / nguyên tắc đọc Nôm nào mà khẳng định như thế ? Nếu chữ 京 mà có thể đọc là Ghềnh, thì không có lẽ gì mà chữ 京 không thể đọc là Gành bạn nhỉ ?



Do đó, ở đây, thầy Hiếu đã chỉ ra rất đúng là việc thầy An Chi đọc chữ 溋 là Gành trong câu "Quản chi trên các dưới gành" là không có cơ sở.


Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872


Nhưng song song với nhận định trên, thầy Hiếu cũng chẳng đúng khi cho rằng chữ 京 cần đọc là Ghềnh, vì chúng ta không biết từ đâu mà chữ chữ 京 nên đọc là Ghềnh ? Có khi ngay trong bản LVD 1866 người ta đã viết nhầm 䃄 Ghềnh thành ra là 京 thì sao bạn ? Không biết đã có nhà Kiều học nào lên tiếng về điều này chưa ? 



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian



Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872



#Kieu_Duy_Minh_Thi_1872



Bài 5 - Về chữ 呈 trong câu "Mà lòng rẻ rúng đã dành một phen" có đúng là nên diễn âm là Dành không ?



Thầy Hiếu khẳng định



****



VTH: Bản 1872 ghi là 呈. Theo Tự Điển Chữ Nôm Dẫn Giải của TSKH Nguyễn Quang Hồng thì chữ này (呈) có thể phiên thành: ‘chành’ trong chòng chành (nghiêng ngả, lắc lư); ‘dành’ trong câu ‘Mà lòng rẻ rúng đã dành một phen’ (Kim Vân Kiều tân truyện/金雲翹新傳); ‘rình’ trong rập rình; ‘trành’ trong tròng trành (chòng chành) và ‘trình’ (thưa bẩm, báo cáo, giãi bày với bề trên). Như vậy, NTC và NQT phiên là ‘đã dành’ đâu có gì sai. Chữ ‘chành’ theo cách giải thích của ông AC là ‘mở rộng bề ngang’, ‘lòi ra’ thì không phải là chữ ‘chành’呈 ở đây.

Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872


Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872


****



Nhưng đáng tiếc là, chúng ta không hiểu thầy Nguyễn Quang Hồng đã dựa vào đâu mà đọc chữ 呈 là Dành (ý là dành cho), rồi từ đấy mà thầy Nguyễn Tài Cẩn và Nguyễn Quảng Tuân theo đó mà diễn Nôm là "Dành" trong câu "Mà lòng rẻ rúng đã dành một phen", rồi thầy Hiếu dựa vào đó cho là dùng chữ "Dành" như vậy là đúng.



Chứ nếu đúng bản Kiều Duy Minh Thị 1872 là bản có dùng phương ngữ miền Nam, thì thật ra chữ 呈 này, theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, chính là chữ Chường (Chường trong chường mặt ra).



Như vậy nếu chúng ta đọc câu 516 麻𢚸𥜤󰕪㐌呈𠬠边 theo phương ngữ miền Nam, thì nó nên được đọc là "Mà lòng rẻ rúng đã CHƯỜNG một phen".  Tức là 2 câu thơ "Trong khi chắp cánh liền cành, Mà lòng rẻ rúng đã CHƯỜNG một phen" có nghĩa là cô Thúy Kiều đã trách chàng Kim Trọng, là trong khi 2 người đang yêu nhau, nếu mà cô ngủ với chàng, thì sự mây mưa trước khi lấy nhau rẻ rúng như thế nào nó thật là rõ mười mươi, cũng tựa như đi đâu cô Thúy Kiều cũng như là chường mặt ra, mà cho thiên hạ cười hô hố "ả này đã ngủ với bỏn kia trước khi lấy nhau kìa" vậy. 



Do đó, chữ CHƯỜNG ở đây có nghĩa là cô Thúy Kiều xấu hổ về việc nếu mình phải đi ngủ với trai trước khi lấy nhau lắm, cô sợ việc như thế sẽ bị lộ ra (chường ra), như là một sự rẻ rúng



Chứ không có việc sự rẻ rúng này là dành cho bên nào cả. Vì nếu sự việc là rẻ rúng rồi thì còn ai tranh giành hay dành nhau làm gì nữa ?



Nên không hiểu các nhà Kiều học hay Nôm học uyên thâm như thầy Nguyễn Quang Hồng hay Nguyễn Cảnh Tuân hay Nguyễn Tài Cẩn, tại sao khi đọc bản Duy Minh Thị 1872 lại cho là chữ 呈 trong câu 516 này nên đọc là DÀNH ?



Còn thầy Hiếu thì miễn bàn, thầy chỉ viết là các học giả Hán Nôm viết vậy, nên phải đọc là "đã dành" vậy, chứ bản thân thầy Hiếu, cũng chả có ý kiến riêng tư là diễn Nôm chữ 呈 là Dành có đúng theo phương ngữ miền Nam hay là không.



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian 


Một sai lầm sơ đẳng của thầy Nguyễn Tài Cẩn khi diễn Nôm Kiều Duy Minh Thị 1872 (noted - Brian sai đó bạn)



****



Bạn nên đọc luôn chú thích - thoạt: Ở A, B, C, D: THOẮT... ĐÃ ĐẦM ĐẦM CHÂU SA. Ở đây: THOẠT NGHE KIỀU THOẮT CHÂU SA ĐẦM ĐẦM: THOẮT thay ĐÃ, cuối câu đảo sai, mất vần. Cần xét: THOẠT... THOẮT hay THỐT... THỐT? > như vậy là thầy Cẩn đã chú thích và chỉnh sửa lại câu văn, từ "THOẠT nghe Kiều THOẮT đầm đầm châu sa" thành ra là "THOẠT nghe Kiều THOẮT châu sa đầm đầm" đó nghen. Là mình đọc sai mà không đọc phần chú thích đó bạn.
Thử đọc lại những gì thầy Vương Trung Hiếu phản biện thầy An Chi xung quanh từ ngữ Hán Nôm trong bản Duy Minh Thị 1872




****



Ở câu 82, thầy diễn âm là "THOẠT nghe Kiều THOẮT đầm đầm châu sa"



Nhưng đáng tiếc, câu văn Hán Nôm ghi rõ ràng là "説𦖑翹捝珠沙潭潭" tức là "Thoạt nghe Kiều thoắt châu sa đầm đầm".



Nếu bạn có sách diễn Nôm bản Duy Minh Thị của thầy Nguyễn Tài Cẩn, xin bạn coi lại phải câu 82, thầy đã diễn Nôm thành ra là "THOẠT nghe Kiều THOẮT đầm đầm châu sa" không ?



Nếu không, thì đó là do mạng Nomfoundation đã "đánh máy bậy"



Nếu có, thì bạn có thể đi về hỏi lại học trò thầy Cẩn, là thầy đọc Nôm ra sao mà lại thành ra như thế này ?



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian






Không có nhận xét nào