Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ CÓ ĐÚNG LÀ NGƯỜI CỘNG SẢN ĐÃ CHIẾN THẮNG VANG DỘI TRONG TRẬN ĐẦM DƠI TẠI CÀ MAU THÁNG 9 NĂM 1963 KHÔNG ?

Về có đúng là người Cộng Sản đã chiến thắng vang dội trong trận Đầm Dơi tại Cà Mau tháng 9 năm 1963 không ?  Ví dụ nếu bạn đọc báo chí Việt ...

Về có đúng là người Cộng Sản đã chiến thắng vang dội trong trận Đầm Dơi tại Cà Mau tháng 9 năm 1963 không ? 

Ví dụ nếu bạn đọc báo chí Việt Nam, thì người Cộng Sản vào năm 2013 có cả lễ  bắn pháo hoa Kỷ Niệm 50 năm Chiến thắng Cái Nước Đầm Dơi Chà Là. Và ngày nay còn có cả Khu Di tích Quốc gia Địa điểm chiến thắng Đầm Dơi Cái Nước Chà Là. Nếu bạn không đọc thêm tài liệu nào, thì chắc bạn tin rằng Việt Cộng đã đánh thắng 3 trận Cái Nước, Đầm Dơi và Chà Là một cách oanh liệt.
Về có đúng là người Cộng Sản đã chiến thắng vang dội trong trận Đầm Dơi tại Cà Mau tháng 9 năm 1963 không ?
Trận Chà Là thì mình còn đang đi tìm tài liệu, nhưng 2 trận Cái Nước và Đầm Dơi thì lại hoàn toàn không như người Cộng Sản rêu rao đâu bạn. Mà ngược lại, hóa ra là trận Đầm Dơi lại có thể là một trận đánh phản công chiến thắng oanh liệt nhất của quân lực VNCH năm 1963 đó bạn.

Theo nghiên cứu được viết trong bài luận án tiến sĩ năm 2020 The Unknown War: Army of the Republic of Vietnam Combat Operations 1962-1963 (tạm dịch là  Cuộc Chiến Vô Danh: Những cuộc tác chiến của quân đội Việt Nam Cộng Hòa 1962-1963) (xem >> https://aquila.usm.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1778&context=masters_theses), thì trận chiến Đầm Dơi thật ra đáng được xem là trận chiến thắng vang dội nhất của quân lực VNCH vào năm 1963 đó bạn. 
Về có đúng là người Cộng Sản đã chiến thắng vang dội trong trận Đầm Dơi tại Cà Mau tháng 9 năm 1963 không ?

Về có đúng là người Cộng Sản đã chiến thắng vang dội trong trận Đầm Dơi tại Cà Mau tháng 9 năm 1963 không ?
Thế thì làm sao mà trong luận án tiến sĩ bên Mỹ, trận Đầm Dơi là chiến thắng vang dội nhất của quân đội VNCH vào năm 1963, nhưng bên Việt Nam bây giờ lại trở nên là chiến thắng Đầm Dơi là của người Cộng Sản, và còn có cả khu di tích vậy bạn ?

Không hiểu khi các em học sinh hay sinh viên đến khu Di Tích Đầm Dơi này, các em hay các bạn có biết về QLVNCH đã đánh bật Việt Cộng ra khỏi đây như thế nào không ?

Và không hiểu khi các bạn Hướng Dẫn Viên Du Lịch dẫn khách đến thăm nơi này, có biết năm xưa, chính những người lính VNCH đã liều chết xông lên để giành lại đất nước quê hương của họ không ?

Hay các bạn chỉ nghe từ các ông cụ Việt Cộng đeo huân chương Việt Nam và khoe về các ông đã dũng cảm như thế nào, và trận chiến này oai hùng ra sao, mà các cụ "quên" về vụ các cụ giành Đầm Dơi trong thế thượng phong ở trên cao lúc ban đầu, nhưng đã bị những người lính VNCH đánh bật ra khỏi nơi đó ? 

Và còn đó những dòng sử của các Quân Khu mà người Cộng Sản viết, mà tác giả bài luận án tiến sĩ này đã tìm được, cho thấy về tình trạng đáng ngại và bi đát của người Cộng Sản trong việc đánh nhau với chính quyền VNCH vào năm 1963 trước khi ông Diệm bị ám sát ? Có ai đã viết hay đọc về những điều này chưa ?

Đây, mình xin tạm dịch đoạn từ trang 105 đến trang 109 trong bài luận án tiến sĩ bên Mỹ năm 2020, để bạn có thêm nguồn tham khảo về trận Cái Nước và Đầm Dơi và ý nghĩa của các trận chiến này, nhìn từ phía bên kia không-Cộng Sản vậy

****

Ngày hôm sau, (tức ngày) 10 tháng 9, Việt Cộng tấn công hai quận lỵ ở bán đảo Cà Mau là Cái Nước và Đầm Dơi. Cả hai cuộc tấn công (này) đều thành công lúc khởi đầu nhưng nhanh chóng tan rã trong cuộc phản công của quân lực VNCH (từ đây xin viết tắt là QLVNCH). 

[Trận Cái Nước đã diễn ra như sau]: Không lâu sau nửa đêm (ngày 10 tháng 9 năm 1963), Việt Cộng tràn qua Cái Nước sau một trận pháo kích ngắn. Họ đã nắm giữ thị trấn này cho đến tận sau buổi trưa hôm sau, và trong thời gian đó họ đã ám sát viên quận trưởng (của thị trấn). Vào lúc 6 giờ 30 phút chiều, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù (của VNCH) đã được điều đến khu Cái Nước và tái chiếm thị xã sau một cuộc đọ súng dữ dội. [Cuộc tấn công] Cái Nước là một thành công khiêm tốn cho quân Việt Cộng. Họ đã nắm giữ thị trấn này gần như cả ngày và giáng một đòn mạnh vào chính quyền huyện (của VNCH). Tuy nhiên, trận chiến ở Cái Nước đã nhanh chóng bị lu mờ bởi cuộc giao tranh gay gắt tại Đầm Dơi.

[Trận Đầm Dơi đã diễn ra như sau]: Lúc 01 giờ 30 sáng (ngày 10 tháng 9 năm 1963), Tiểu đoàn 306 chủ lực của quân Việt Cộng đã tấn công Đầm Dơi với khoảng bốn trăm lính. Thị trấn này được bảo vệ bởi chỉ một đại đội Dân Vệ (by a single company of Civil Guards - lưu ý: một đại đội Company là khoảng vài chục đến 200 lính), và đại đội Dân Vệ này đã ngăn chặn quân tấn công Việt Cộng trong việc có thể xâm chiếm toàn bộ thị trấn. Để đáp trả, tướng Huỳnh Văn Cao đã ra lệnh cho Thủy quân lục chiến VNCH tái chiếm thị trấn. Vào 08 giờ 30 sáng, Đại Đội 4 Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến 2 của VNCH (the 4th Company 2nd Marine Battalion) đã đổ bộ vào cánh đồng lúa ngập nước và bắt đầu quá trình tiến bước chậm chạp xuyên qua những vũng nước sâu đến thắt lưng của đồng ruộng, hướng đến phía bắc của thị trấn. Cuộc tiến công của quân VNCH đã bị chặn lại bởi hỏa lực súng máy của đối phương.

Vào sáng sớm (tác giả đã viết Anh ngữ sai là vào ban khuya By nightfall), quân VNCH đã tìm được một địa điểm thích hợp để đặt một khẩu súng pháo không giật 57mm (a 57mm recoilless rifle) và tiêu diệt khẩu đại liên của Việt Cộng, rồi từ đó cho phép quân VNCH tấn công và chiếm giữ vị trí của địch. 

Lúc 10 giờ sáng, Đại Đội 3 (3rd Company) của QLVNCH đổ bộ bên cạnh hàng cây cọ bên sông Đầm Dơi. Chính tại nơi đây, cuộc chiến thắng quan trọng nhất của quân lực VNCH đã bị bỏ quên vào năm 1963 bắt đầu. Do vị trí khu đổ bộ của Đại Đội 3 là sát ngay kế bên những vị trí phòng thủ của Việt Cộng trên một loạt các gò đất gần bờ sông, điều này đã khiến cho (a) binh lính thủy quân lục chiến VNCH bị lộ ra trong tầm ngắm của hỏa lực đối phương, (b) và gần như lính VNCH không thể nào tiến qua các đồng ruộng, (c) và hoàn toàn không thể nào thấy được quân du kích qua các tán lá. Lính VNCH vào lúc này, thật ra đang ở một vị trí còn tệ hơn Sư đoàn 7 VNCH ở trận Ấp Bắc, bởi vì tại Đầm Dơi, Việt Cộng đã chiếm đóng khu đất cao hơn khiến cho bất kỳ nỗ lực tấn công nào của quân VNCH đều trở nên khó khăn hơn. Trong vài giờ tiếp theo đó, lính thủy quân lục chiến VNCH đã bị kìm kẹp lại bởi một đòn tấn công hỏa lực của những vũ khí hạng nhẹ (small arms fire) của Việt Cộng.

Lúc 1 giờ trưa, một trung đội trừ bị (a reserve platoon - lưu ý: một trung đội Platoon là khoảng 20 đến 50 lính) của VNCH dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Úy Nguyen Van Dien (Aspirant Nguyen Van Dien) tăng cường cho Tiểu đoàn 3 bên cánh phải của họ. Trung đội trừ bị này ngay lập tức bị áp chế bởi hỏa lực súng máy của địch. Khoảng vài giờ sau lúc gần sắp hết đạn, Chuẩn Úy Dien ra lệnh tấn công vào vị trí Việt Cộng. Trung đội của ông đã ì ạch di chuyển qua khu đồng ruộng đầy đỉa trong khi đang bị áp lực hỏa lực của địch tấn công trong suốt thời gian ấy. Trong lúc tiến công, (chính) Chuẩn Úy Dien đã bị thương nhưng trung đội vẫn tiếp tục di chuyển. Tiểu đoàn 3 của VNCH tham gia vào cuộc tiến công này, và họ đã mở các đợt tấn công vào những vị trí của quân địch. Đến đêm, lính thủy quân lục chiến của VNCH đã đánh chiếm các vị trí của đối phương và buộc quân Việt Cộng phải rút lui. Tiểu đoàn 1 và 2 Thủy quân lục chiến của VNCH đã dễ dàng tái chiếm thị trấn Đầm Dơi vào khoảng giữa trưa. Trong cuộc giao tranh, quân Thủy quân lục chiến VNCH đã tiêu diệt một trăm hai mươi hai (120) du kích và thu được nhiều súng máy, súng cối và súng pháo không giật. Quân Thủy Quân Lục Chiến VNCH chỉ mất mười ba người (13) và 29 người bị thương.

Thủy Quân Lục Chiến (VNCH) đã nói đúng về rằng là "chiến thắng Đầm Dơi là chiến thắng lớn nhất của quân lực VNCH cho cả năm 1963". Tại Đầm Dơi, binh lực Cọp Biển (Sea Tigers) đã thành công ngay cả khi điều kiện còn tồi tệ hơn cả trận Ấp Bắc. Lính VNCH chẳng những không có sự yểm trợ của không quân, mà họ còn phải đối mặt với thách thức trong việc tấn công kẻ thù ở vị trí còn mạnh hơn họ. Bằng cách cho ra một loạt tấn công xông xáo táo bạo vào công sự bảo vệ của Việt Cộng, dẫn đến chiến thắng (Đầm Dơi), lính Thủy quân lục chiến của VNCH rõ ràng đã chứng minh rằng là sự thất bại của quân lực VNCH tại Ấp Bắc không là điển hình cho tổng thế hiệu suất chiến đấu (của QLVNCH). 

Hơn nữa, QLVNCH (trong cuộc chiến Đầm Dơi này), đã chấm dứt thành công cuộc tấn công tháng 9 năm 1963 của Việt Cộng. Quân du kích đã không còn thực hiện các cuộc tấn công lớn khác vào những ngày còn lại trong tháng 9 và cả tháng 10 kế tiếp, và tổng số cuộc tấn công của Việt Cộng giảm mạnh xuống còn 369 trận. Với 2 trận Gò Công và Đầm Dơi, không có dấu hiệu nào cho thấy sự tăng đáng kể về khả năng chiến đấu của Việt Cộng. Điều này cho ta thấy ít nhất là trong những tháng trước cuộc đảo chính chống Diệm (vào tháng 11 năm 1963), không có sự gia tăng hữu hình nào cho Việt Cộng đến từ kết quả của cuộc khủng hoảng Phật tử (chống Diệm cả). Dân chúng có thể đã ngừng ủng hộ chế độ Diệm, nhưng họ (cũng) chưa hề bắt đầu ủng hộ Việt Cộng. Những người bị đàn áp nhất bởi chính quyền Diệm thường là những Phật tử sùng đạo vốn không có thiện cảm với người Việt Cộng, vốn chánh thức là vô thần. Cuộc tấn công tháng 9 năm 1963 là một nỗ lực tiềm năng (của Việt Cộng) để khiến dân chúng tham gia vào một cuộc tổng nổi dậy để lật đổ chính quyền (VNCH). Và với việc dân chúng đã không đứng lên để ủng hộ Việt Cộng, đã minh họa thêm rằng không có sự gia tăng hỗ trợ hữu hình nào của dân chúng VNCH đối với quân du kích.

Lúc mà chế độ Diệm gần kết thúc, thì chính quyền VNCH thực sự đang gặp khó khăn về mặt chính trị, nhưng họ vẫn còn đang đạt được hiệu quả trong việc chống lại Việt Cộng. Chương trình Ấp Chiến Lược (Strategic Hamlet Program) đã trao cho chính quyền VNCH quyền kiểm soát đối với phần lớn dân cư, và Kế hoạch Vận động Quốc gia (National Campaign Plan) đã cho quân lực VNCH một chiến lược hiệu quả để phòng thủ và mở rộng quyền kiểm soát của chính quyền trên khắp đất nước. Trên chiến trường, ở những nơi như Tây Ninh, Chiến Khu D, Quan Long và Đầm Dơi, quân lực VNCH vẫn chiếm thế thượng phong trước kẻ thù Việt Cộng của họ.

Đáng ngạc nhiên là, chính các bản tường thuật của Việt Cộng về cuộc chiến năm 1962 và 1963 thừa nhận rằng quân lực VNCH đang đạt được những tiến bộ - sự thừa nhận như thế này là một điều hiếm có (của Việt Cộng) trong những tường thuật thường thường (viết về) chiến thắng của họ. Chính sử chiến tranh của Bắc Việt nêu ra về "các vùng giải phóng và những nơi mà quần chúng nắm giữ đã bị thu hẹp lại.". Chính sử của Quân Khu 5 (Việt Cộng) gần khu DMZ thừa nhận rằng là họ không thể đánh bại quân lực VNCH trong trận chiến hoặc có thể ngăn chặn quân VNCH đưa dân chúng vào các ấp chiến lược. Chính sử của Quân Khu 5 (Việt Cộng) này viết "trong năm 1963, quân địch ở Khu 5 đã tạo ra thêm 1 ngàn 800 ấp, nâng con số lên thành 2 ngàn 800 ấp và gây ra cho chúng ta những vấn đề thật trầm trọng". 

Và tình hình cũng tồi tệ như thế ở Quân Khu 6 (Việt Cộng) nằm ngay ở dưới phía Nam. Tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, có hơn 90% dân số đã được bảo an trong các ấp chiến lược. Người Việt Cộng thừa nhận rằng là "cán cân lực lượng đôi bên đã đè nặng lên chúng ta, và .. quân địch có thể tập hợp và bắt đi một số lượng lớn thường dân từ các căn cứ của chúng ta và từ những vùng giải phóng"

Lịch sử của Quân khu 7 (Việt Cộng) mô tả phân tích của Bộ Chính trị (TW) về tình hình (diễn ra ngay lúc này). "Kẻ thù có ưu thế quân sự hơn chúng ta. Mặc dù lực lượng chính trị của chúng ta mạnh, nhưng lực lượng vũ trang của chúng ta vẫn còn yếu." "Thực tế là kẻ thù đã có thể giành quyền kiểm soát dân cư và đất đai từ chúng ta, và chúng đã rút đi các nguồn tài lực của chúng ta để sử dụng cho (mục đích của) chúng". Rõ ràng là, quân lực VNCH đã thực hiện thành công Kế hoạch Vận động Quốc gia (National Campaign Plan) - gây áp lực lên Việt Cộng và cho phép chính phủ mở rộng các ấp chiến lược. 

Lịch sử Quân khu 9 (Việt Cộng) ở Đồng bằng (sông Cửu Long) thú nhận rằng những nỗ lực phá ấp của họ đều không thành công. "Sau khi ta phá ấp chiến lược, địch sẽ xây dựng lại. Một số ấp đã bị phá hủy và xây dựng lại nhiều lần. Chúng tôi đã bỏ ra những nỗ lực to lớn trong chương trình phá ấp chiến lược nhưng trên thực tế chỉ đạt được rất ít.".

Vào ngày 31 tháng 10 năm 1963, miền Nam Việt Nam đang trong thế rất thuận lợi để giành lấy chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Chính quyền VNCH có một chiến lược hiệu quả và một nguồn quân lực thành công đủ khả năng để đánh bại kẻ thù trên chiến trường. Việc QLVNCH có đạt được chiến thắng hay không nếu họ vẫn tiếp tục theo đuổi Kế hoạch Vận động Quốc gia (National Campaign Plan) là hoàn toàn không thể biết (trước) được. Tuy nhiên, vào ngày cuối cùng của tháng 10 năm 1963, tương lai có vẻ là tươi sáng và QLVNCH đã chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến chống lại Việt Cộng. Vào ngày 1 tháng 11, VNCH đã vứt bỏ cơ hội chiến thắng tốt nhất của mình, với một cuộc đảo chính (11/1963) gây ra một thời kỳ hỗn loạn chính trị kéo dài, trong đó tất cả những thành quả mà QLVNCH đã đạt được trong suốt hai năm 1962 và 1963 đều tan biến.


Brian 

Không có nhận xét nào