Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

VỀ KẾ HOẠCH 7 ĐIỂM CỦA TƯỚNG COLLINS THỜI ÔNG DIỆM

Về kế hoạch 7 điểm của tướng Collins thời ông Diệm Theo bộ quốc sử Lịch Sử Việt Nam tập 12 xuất bản năm 2017 bởi Viện Sử Học, thì kế hoạch n...

Về kế hoạch 7 điểm của tướng Collins thời ông Diệm

Theo bộ quốc sử Lịch Sử Việt Nam tập 12 xuất bản năm 2017 bởi Viện Sử Học, thì kế hoạch này bao gồm 6 điểm, là của chính quyền Mỹ dựng lên kịch bản tại Mỹ trước khi tới Sài Gòn, nhằm hất cẳng người Pháp trong vai chủ "ông chủ" ở miền Nam Việt Nam, xé bỏ hiệp định Geneva, lập chế độ "độc lập" giả hiệu, v.v & v.v
Về kế hoạch 7 điểm của tướng Collins thời ông Diệm

Về kế hoạch 7 điểm của tướng Collins thời ông Diệm


Bạn tìm đọc quyển quốc sử này, tập 12 trang 165

Nhưng đáng tiếc, những gì được viết trong bộ quốc sử này của Việt Nam, là sai và đáng buồn hơn, là sai rất nhiều và là nhồi sọ các bạn, chứ thật ra kế hoạch 7 điểm (chứ không phải là 6 điểm) của tướng Collin không hẳn là như các cán bộ sử học Việt Nam đã viết và dạy các bạn như thế.

Bạn đọc kế hoạch 7 điểm Anh ngữ này đã được bạch hóa trong mạng chính quyền Mỹ tại đây >> https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1955-57v01/d28.
Về kế hoạch 7 điểm của tướng Collins thời ông Diệm


Thế có các vấn đề gì khi ta so sánh kế hoạch 7 điểm Anh ngữ trong mạng chính quyền Mỹ và kế hoạch 6 điểm Việt ngữ mà Viện Sử Học đã viết ?

****

(1) Thứ nhất, Viện Sử Học viết "Trước khi đến Sài Gòn, Collins đã đưa ra một kế hoạch 6 điểm"

Nhưng đáng tiếc, kế hoạch này là kế hoạch 7 điểm chứ không phải là 6 điểm (sẽ giải thích bên dưới). 

Và đáng buồn cười hơn, là kế hoạch này được tướng Collins khi được chỉ định tới Sài Gòn vào tháng 11 năm 1954 (xem >> https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/mission.htm), đã bàn với tướng Ely, vị tổng tư lệnh ở Đông Dương của Pháp ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, rồi bàn bạc cùng với chính quyền Ngô Đình Diệm, rồi sau đó trong cuộc họp nội các chính quyền Mỹ tại Mỹ ngày 27 tháng 1 năm 1955, tướng Collins đã trình bày lại cho chính quyền Mỹ (xem >> https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1955-57v01/d28)

Như vậy kế hoạch này của tướng Collins là được đưa ra sau khi ông đã đến Việt Nam, giải quyết các vấn đề cùng người Pháp và chính quyền Ngô Đình Diệm, về lại Mỹ họp, và cho chính quyền Mỹ biết về kế hoạch 7 điểm của mình.

Nhưng vào tay các cán bộ sử học Việt Nam, kế hoạch này thành ra là kế hoạch 6 điểm và người Mỹ đã chuẩn bị sẵn trước khi ông Collins đi Sài Gòn, tựa như người Mỹ đã biên sẵn một kịch bản cho chế độ tay sai nào đó vậy

****

(2) Thứ hai, tại sao Viện Sử Học viết thành kế hoạch 6 điểm thay vì đúng ra là kế hoạch 7 điểm 

Vì một điểm mà các cán bộ Viện Sử Học đã giấu đi không cho các bạn biết, đó chính là điểm mà người Pháp muốn trong kế hoạch 7 điểm này của tướng Collins. Đó là người Pháp muốn tiếp tục việc truyền bá văn hóa Pháp tại miền Nam Việt Nam, vì người Pháp muốn tiếp tục giữ sự lãnh đạo về văn hóa tại miền Nam mà họ đã làm trong 80 năm đô hộ (tức là đoạn Anh ngữ này: The next field is one which the French themselves have introduced: the program for cultural relations and education. General Collins pointed out that here again the French were very sensitive about retaining their cultural leadership)

Và tại sao Viện Sử Học phải cắt xén điểm này đi ? Tại vì nếu không, thì việc Viện Sử Học viết về đây là kế hoạch mà người Mỹ đã sắp đặt sẵn bên Mỹ, muốn hất cẳng Pháp khi vô Việt Nam, thành ra là không có thật. Nên Viện Sử Học phải cắt xén thôi vì đưa điểm này ra, hóa ra là có cả sự hợp tác của Mỹ và Pháp trong việc bàn luận về kế hoạch 7 điểm này, chứ không chỉ là người Mỹ đã biên soạn sẵn bên Mỹ trước khi tướng Collins tới Saigon.

À, mà mình có viết bên trên, là do chính tướng Collins của Mỹ đã bàn với tướng  Ely, tổng tư lệnh ở Đông Dương của Pháp lúc bấy giờ. Nhưng các cán bộ Viện Sử Học đã cắt luôn chi tiết này kìa, để tuyên truyền cho các bạn là kế hoạch 6 điểm nào đó là của chính người Mỹ tự bày ra kịch bản từ bên Mỹ rồi kia đấy

****

(3) Thứ ba, Viện Sử Học khẳng định rằng trong kế hoạch này, chính quyền Mỹ "Ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm. Viện trợ trực tiếp cho chính quyền Sài Gòn, không qua Pháp".

Nhưng thưa bạn, nếu tướng Mỹ Collins và tướng Pháp Ely bàn với nhau trong kế hoạch 7 điểm này, mà người Pháp lại còn muốn tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo văn hóa, thì làm sao có việc hai bên lại có vụ "Viện trợ trực tiếp cho chính quyền Sài Gòn, không qua Pháp" nhỉ ?

Và bạn có thể đọc bản Anh ngữ xem có đoạn nào viết về việc "Viện trợ trực tiếp cho chính quyền Sài Gòn, không qua Pháp" không ? Đâu có đâu đúng không ?

Mà tại sao Viện Sử học phải viết "Viện trợ trực tiếp cho chính quyền Sài Gòn, không qua Pháp", à thì là vì họ muốn chứng minh cho bạn là người Mỹ đã tự mình vẽ ra kế hoạch này, với mưu đồ hất cẳng người Pháp để làm ông chủ mới ở miền Nam Việt Nam đó. Nhưng đọc lại tư liệu bạch hóa của chính quyền Mỹ, hóa ra, là chính người Mỹ và người Pháp đã ngồi bàn với nhau, chứ đâu có như Viện Sử Học năm 2017 viết sách quốc sử mà còn thành ra như thế này ?

****

(4) Thứ tư, Viện Sử Học khẳng định "Xây dựng lại quân đội quốc gia cho Ngô Đình Diệm gồm 15 vạn quân do Mỹ huấn luyện và cung cấp vũ khí"

Nhưng thưa bạn, hóa ra là điều này không phải là người Mỹ đưa ra, mà là yêu cầu chính thức của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đưa ra, nhờ chính quyền Mỹ lãnh trách nhiệm giúp đỡ việc xây dựng một quân đội khoảng 100 ngàn người (tức là đoạn Anh ngữ này >> Prime Minister Diem has formally requested the United States to undertake the training of this army at a level of 100,000 personnel)

Như vậy ở đây, nước Mỹ đâu có tự nhiên dựng lên 1 kịch bản là đào tạo một quân đội miền Nam với 15 vạn quân, mà là chính Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chính thức yêu cầu phía Mỹ giúp đỡ đó chứ. Và yêu cầu này có là khi tướng Mỹ Collins qua Việt Nam, chứ nó chưa bao giờ là do người Mỹ tự nghĩ ra và lập ra một kịch bản như thế cả

****

(5) Thứ năm, Viện Sử Học khẳng định "Tổ chức bầu Quốc Hội miền Nam, thực hiện "độc lập" giả hiệu"

Nhưng hóa ra, việc đặt ra kế hoạch tổ chức bầu Quốc Hội miền Nam này, nó chả liên quan gì đến việc thực hiện "độc lập" giả hiệu cả. Mà thực ra, đây là vì lúc đó, người Mỹ đánh giá trong chính quyền miền Nam lúc bấy giờ, cựu hoàng Bảo Đại là thế lực hợp pháp duy nhất và cựu hoàng có thể sa thải luôn Thủ tướng Diệm khi cần. Và lúc này, tại vì không thể thực hiện được cuộc bầu cử tự do (do các lý do chính trị khác nhau), nên tướng Collins đề nghị lập ra một quốc hội lâm thời và được chỉ định, thay vì là một quốc hội thông qua bầu cử tự do, tại vì ông lo sợ điều đầu tiên mà quốc hội thông qua bầu cử tự do sẽ là việc người ta lật đổ cựu hoàng Bảo Đại, và đây là điều theo ý của tướng Collins, chưa nên làm với tình thế miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Như vậy, quốc hội "lâm thời" ở miền Nam mà tướng Collins đề nghị nên tạo ra, là để cân bằng cán cân chính trị ở miền Nam trước tiên, chứ nó không liên quan trực tiếp đến việc thực hiện "độc lập" giả hiệu gì như Viện Sử Học đã viết cả, và dĩ nhiên cũng không có vụ Tổ chức bầu Quốc Hội miền Nam, mà Quốc Hội này nếu có, là được chỉ định, chứ không là do bầu cử từ người dân mà ra

****

(6) Thứ sáu, Viện Sử Học khẳng định "Thay đổi chế khóa thuế khóa, giành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ xâm nhập miền Nam Việt Nam"

Nhưng thực ra, là do kết quả của Hiệp Ước Geneva năm 1954, miền Nam Việt Nam lần đầu tiên là một quốc gia độc lập khi xét từ góc cạnh kinh tế học, nên do đó, tướng Collins đã cho rằng nhu cần cần có các cố vấn tài chính Hoa Kỳ cho miền Nam Việt Nam là điều đương nhiên (để miền Nam có thể học hỏi và theo đuổi một nền kinh tế riêng của họ). Nhưng chính tướng Collins cũng lên tiếng là người Mỹ phải cẩn thận vì người Pháp rất là nhạy cảm với việc người Mỹ nhảy vào tham gia các việc tài chính tại Việt Nam (câu văn Anh ngữ There will be an obvious need for U.S. financial advisers, and we must remember that the French are very sensitive to American participation in the financial affairs of Vietnam.)

Nên làm gì có vụ "Thay đổi chế khóa thuế khóa, giành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ xâm nhập miền Nam Việt Nam" như Viện Sử Học khẳng định đâu bạn ? Mà đáng ra, ở đây là người Mỹ cho rằng miền Nam Việt Nam đã được lần đầu tiên tự do về kinh tế, nên việc các cố vấn tài chính Mỹ giúp đỡ Việt Nam là cần thiết, và phải dè chừng người Pháp ganh tỵ, chứ có đâu vụ "Thay đổi chế khóa thuế khóa, giành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ xâm nhập miền Nam Việt Nam" như Viện Sử Học tuyên truyền như thế ?

****

(7) Thứ bảy, Viện Sử Học khẳng định "Đào tạo cán bộ hành chính cho chính quyền Ngô Đình Diệm"

Nhưng thực ra, là người Mỹ muốn mở rộng hệ thống nhơn viên hành chính của chính quyền Ngô Đình Diệm, vì theo người Mỹ, là trong việc hành chính đương thời, có quá nhiều phe phái nắm giữ các chức vụ, nhưng họ không tỏ ra có hiệu quả trong việc quản lý chính quyền. Và chính Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, theo người Mỹ, là không muốn đem vào nội các của ông những người mà ông cho là đối thủ hoặc có thể là đối thủ. Chính vì vậy người Mỹ muốn đối với nền hành chính Việt Nam, cần phải đem thêm người vào, chứ không thể chỉ có phe phái và ông Diệm bảo thủ không cho ai vào để có thể quản lý nền hành chính quốc gia thật hiệu quả.

Chứ không có việc người Mỹ lại muốn đi làm việc "Đào tạo cán bộ hành chính cho chính quyền Ngô Đình Diệm" như Viện Sử Học khẳng định cả, chính người Mỹ còn cho ta biết là họ nghĩ ông Diệm bảo thủ không mời người giỏi vô nội các kìa (đoạn văn Anh ngữ - but Prime Minister Diem is reluctant to take anyone into his cabinet who he views as a potential rival. This, of course, includes the best candidates)

****

(8) Thứ tám, Viện Sử Học khẳng định "Xây dựng cơ sở xã hội và chính trị cho chính quyền tay sai thông qua biện pháp định cư có ưu đãi những người miền Bắc di cư, nhất là số tín đồ Thiên Chúa Giáo"

Nhưng thực ra, đây là do tướng Collins nói là thật đau lòng khi thấy bao nhiêu khu tỵ nạn của những người Bắc di cư vào Nam, khoảng nửa triệu người lúc bấy giờ, và đến tháng 4 và tháng 5 năm 1955, sẽ có thêm 100 ngàn người Bắc di cư vào nữa, nên ông muốn có một kế hoạch để tái định cư những người Bắc di cư này ở miền Nam ra sao để họ có thể có công việc kiếm tiền và có thể an cư lạc nghiệp ở miền Nam. Ông muốn làm vậy vì ông cho là những người Bắc di cư này đã dũng cảm mà liều bỏ quê hương xứ sở miền Bắc mà đi vô Nam vì tự do và dân chủ, mà bây giờ lại phải sống trong các khu tỵ nạn như thế, thật rất đau lòng

Nhưng không hiểu các cán bộ Viện Sử Học đã đọc kế hoạch này ra sao, mà thành ra lại viết ra tuyên truyền cho các bạn là người Mỹ muốn "Xây dựng cơ sở xã hội và chính trị cho chính quyền tay sai thông qua biện pháp định cư có ưu đãi những người miền Bắc di cư, nhất là số tín đồ Thiên Chúa Giáo" ? Ôi chả lẽ việc người Mỹ họ nói đau lòng khi thấy người Việt Bắc di cư màn trời chiếu đất vào Nam, và muốn tìm giải pháp giúp họ an cư lạc nghiệp, là điều xấu và là mưu đồ chính trị "Xây dựng cơ sở xã hội và chính trị cho chính quyền tay sai thông qua biện pháp định cư có ưu đãi những người miền Bắc di cư, nhất là số tín đồ Thiên Chúa Giáo" thật sao ?

****

Và bạn muốn thì có thể tiếp tục đọc và so sánh nữa những gì Viện Sử Học viết cho bạn đọc, và các tài liệu bạch hóa ngoài này. Bạn đọc mà xấu hổ thay cho người Cộng Sản luôn.

Nhưng điều ở đây các bạn để ý là:

(1) Viện Sử Học Việt Nam đã cố tình cắt xén và giấu dẹm đi những điều liên quan đến người Pháp trong kế hoạch 7 điểm này, để cố tình chứng minh rằng là có việc người Mỹ đã đặt sẵn kịch bản từ bên Mỹ, trong việc hất đổ người Pháp và tạo ra chế độ tay sai nào đó, mà sự thật đâu có là vậy

(2) Viện Sử Học Việt Nam cố tình viết là người Mỹ đã có kế hoạch như vậy trước khi tướng Collins qua Việt Nam, nhưng thực ra là kế hoạch 7 điểm này chỉ có sau khi tướng Collins qua Việt Nam, nói chuyện với người Pháp, và tận mắt chứng kiến những gì đã xảy ra ở Sài Gòn và bàn cùng chính quyền Ngô Đình Diệm 

(3) Viện Sử Học Việt Nam viết nào là "giành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ xâm nhập miền Nam Việt Nam", rồi "Xây dựng cơ sở xã hội và chính trị cho chính quyền tay sai thông qua biện pháp định cư có ưu đãi những người miền Bắc di cư, nhất là số tín đồ Thiên Chúa Giáo", nhưng khi ta đọc tài liệu bạch hóa Anh ngữ từ bên Mỹ, thì hoàn toàn không có những điều đó

Và các bạn thấy đó, một quyển Quốc Sử của nước CHXNCNVN, được viết sau khi đất nước đã được thống nhất hơn 40 năm, mà vẫn cần đến thủ đoạn viết sử như thế, là đáng xấu hổ đúng không bạn ? Chiến thắng thần thánh ra sao mà sau hơn 40 năm giành độc lập, lại còn phải dùng đến thủ đoạn viết sử cắt xén và tuyên truyền như thế, trong khi ngoài nay ai cũng có tài liệu gốc để đọc, là nhục nhã đúng không ? 

À và bộ Lịch Sử Việt Nam tập 12 này là do chính thầy Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử Học, chủ biên đó bạn. Yup !!!

Mời bạn tham khảo

Thanks

Brian 


Không có nhận xét nào