Về ngày tàn của chủ nghĩa tập thể trong giới trí thức Việt nam Theo từ điển Hoàng Phê thì Trí Thức là "Người chuyên làm việc lao động t...
Về ngày tàn của chủ nghĩa tập thể trong giới trí thức Việt nam
Theo từ điển Hoàng Phê thì Trí Thức là "Người chuyên làm việc lao động trí óc và có trí thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình".
Nhưng nếu đúng là vậy:
(a) Thế thì một người ra trường với bằng TS, đi mua đất làm nông nghiệp, tự mình lập công xưởng và làm nhiều việc lao động tay chân khác nhau, và làm giàu, có là người trí thức không ? Theo từ điển Hoàng Phê thì là KHÔNG
(b) Thế thì một người làm thư ký văn phòng, không bằng cấp, không đọc sách, có chút nhan sắc, vẫn lao động trí óc và có trí thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình, có là người trí thức không ? Theo từ điển Hoàng Phê là CÓ
(c) Thế thì thầy Phạm Đức Mạnh, một PGS TS chuyên về Khảo Cổ Học, mà đọc không xong cả 4 chữ Hán ngữ "Sắc tứ Gia Định" và bao nhiêu là các lỗi sơ đẳng khác trong công trình nghiên cứu bia mộ cổ miền Nam, vậy là ông chắc không có "trí thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình", có là trí thức không ? Theo từ điển Hoàng Phê là KHÔNG
Như vậy chúng ta thấy rõ, từ điển Hoàng Phê cũng chỉ giải thích theo dạng đại khái, chung chung, và ai muốn hiểu sao cũng được, nên giải thích như thế, là vô dụng.
Và rồi chính vì sự vô dụng như thế trong cách giải thích Trí Thức là gì, nên giới trí thức Việt Nam lại tranh cãi nhau thêm về Trí Thức là gì. Tếu nhất là họ lại còn cải nhau õm tỏi về trách nhiệm xã hội của người trí thức. Nhưng rõ ràng, họ cãi nhau thôi chứ họ có làm được đâu ? Người trí thức Việt Nam đã bỏ cuộc trong việc dấn thân vào công việc bảo vệ độc giả từ cách sách độc, bảo vệ các em học sinh sinh viên từ việc bị nhồi sọ văn hóa, và chấn chỉnh giới trí thức của họ phải có ăn học và trách nhiệm đàng hoàng. Họ cãi nhau như hai cô bé cãi nhau dùng sơn môi nào đẹp hơn, không hơn và không kém, vì sự cãi nhau của họ, chỉ để họ thỏa mãn cho cái gọi là "tầng lớp tinh hoa trí thức", chứ có giúp ích gì cho xã hội đâu ?
Và đáng ngờ hơn, là theo mình hiểu, trong một chế độ chuyên chế như ở Việt Nam, chủ nghĩa cá nhân trong tầng lớp trí thức chưa bao giờ được khuyến khích cả, thay vào đó là chủ nghĩa tập thể.
Và chính vì sự hiện hữu của chủ nghĩa tập thể trong giới trí thức XHCN Việt Nam, mà bao nhiêu năm nay, phần lớn các GS TS NGND Việt Nam mới có thể sống còn và được tung hô hơn nửa thế kỷ qua. Và cho đến thế kỷ 21, khi có Brian Wu và vài người khác bắt đầu tự đọc, tự nêu ra danh tính từng GS TS NDND của giới trí thức XHCN Việt Nam dốt và viết láo, người ta mới hoảng hồn, mới xấu hổ và khi không biết làm gì, vì có gì để mà bàn cãi nữa đâu, họ mới đem ra cái việc phê bình thì nên nhẹ nhàng, chúng ta cùng học hỏi, Brian Wu chửi bới v.v & v.v để mà đánh lạc hướng một vấn đề - Đó là sự bám víu của họ vào chủ nghĩa tập thể, để che đậy đi cái dốt và láo của các cá nhân trí thức XHCN, núp dưới cái bóng tập thể trí thức XHCN Việt Nam, để sống còn.
Và sự bám víu này, nó chỉ có thể còn, khi chưa ai bao giờ phân tích từng trường hợp và đem ra từng cá nhân trí thức ra để phê bình. Cũng như trong truyện bên Tàu, khi có một kẻ khôn vặt đã chen vào nhóm nhạc công hát hò và sống còn, nhưng cho đến khi vị vương ở đó bắt từng nhạc công ra hát, thì kẻ ấy trốn đi trước và nói rằng hắn xưa nay vốn sống còn trong nhóm nhạc công do mọi người hát chung với nhau, nên không ai phân biệt được ai hát hay hay dở, nên hắn thoải mái mà sống, nhưng khi từng người bắt bị hát, thì hắn sẽ bị lộ ra là một nhạc công tồi, nên đành phải trốn trước vậy.
Nên vì vậy mà, những gì mà thầy Hoàng Tuấn Công đang làm, tấn công vào từng trường hợp viết láo và bậy của từng GS TS Việt Nam riêng rẽ, những gì mà Brian Wu đang làm, tấn công và phê bình nặng nề vào từng trường hợp viết láo và bậy của từng GS TS Việt Nam riêng rẽ, đó chỉ là bước đầu của một cuộc cách mạng nhằm làm trong sạch hóa giới trí thức Việt Nam. Có thể bạn đồng ý với cách làm của mình (hay thầy Hoàng Tuấn Công) hay không đồng ý, nhưng bánh xe lịch sử đã không còn ngừng lại nữa rồi. Cái chủ nghĩa tập thể mà giới trí thức XHCN Việt Nam đã bám víu vào bao nhiêu năm nay để sống còn, nó đang dần dần bị đạp đổ. Đạp đổ để những cá nhân trí thức có tài có đức được có cơ hội vươn lên. Đạp đổ để những ông bình vôi trong giới trí thức sẽ bị chỉ thẳng mặt ra và rêu rao trong xã hội, như các sĩ tử thời xưa đi thi mà viết bậy phải lên bảng nhỏ vậy. Đạp đổ để các em học sinh sinh viên biết rằng, chúng tôi, những người trí thức thế hệ trước các em, chưa bao giờ quên đi trách nhiệm của mình với các em. Có thể thầy cô của các em đã bỏ cuộc, đã rút mình sống trong cái vỏ ốc của họ, và tự biện hộ sống như thế là đúng, và phần lớn giới trí thức Việt Nam đã bỏ rơi các em, nhưng cũng còn có những người trí thức chưa bao giờ phải dùng các từ ngữ đại ngôn "các em là tương lai đất nước" nhưng lại câm lặng và nhắm mắt cho người ta đầu độc các em, và họ sẽ làm mọi cách, từ âm thầm cho đến phê bình nặng nề, để đánh lên hồi trống trong xã hội, để khi nằm xuống, không phải thấy xấu hổ vì mang trong mình hai chữ "trí thức" mà không làm gì được hơn cục phân.
Yeah, ngày tàn của chủ nghĩa tập thể trong giới trí thức XHCN Việt Nam đã bắt đầu rồi đó. Chủ nghĩa tập thể chỉ có công hiệu khi một xã hội đang ở trong chiến tranh. Nhưng ở một nước đã được độc lập, không có lý do gì chúng ta phải ủng hộ thứ chủ nghĩa tập thể vô trách nhiệm như thế cả. Chủ nghĩa tập thể đã tạo ra các tầng lớp trí thức chai lười và vô trách nhiệm, và đã tạo ra những kẻ tung hô thầy cô họ một cách mù quáng. Chủ nghĩa tập thể đã đẻ ra những cái quái thai GS TS NGND mà trí thức chuyên môn còn thua cả độc giả. Chủ nghĩa tập thể đã đẩy độc giả Việt Nam vào đường cùng vì không có ai đó bảo vệ họ cả. Chủ nghĩa tập thể đã để ra cái Viện Ngôn Ngữ Học vô tích sự đối với người dân Việt Nam, và chủ nghĩa tập thể đã đẻ ra tầng lớp trí thức Việt Nam ảo tưởng rằng họ vẫn là "tầng lớp tinh hoa" trong xã hội, mặc dù chả còn ai xem trọng họ nữa. Chủ nghĩa tập thể, với mô hình Hợp Tác Xã năm xưa, để cho chúng ta thấy nó thất bại thê thảm như thế nào. Chúng ta, những người Việt thế kỷ 21, không cần cái thứ Chủ Nghĩa Tập Thể như thế trong giới trí thức Việt Nam. Chúng ta đã, đang và sẽ đem ra từng GS TS, từng tác giả, từng cá nhân trí thức ra mà phân tích và phê bình. Người trí thức XHCN Việt Nam sẽ không còn có thể núp dưới cái bóng Chủ Nghĩa Tập Thể để biện hộ cho sự thất bại trong trách nhiệm cá nhân của họ, và họ cũng không thể nào lấy sự độc tài của chế Độ Cộng Sản ra mà biện hộ cho sự thất bại trong trí thức chuyên môn của họ nữa.
Đạp đổ chủ nghĩa tập thể là GIẢI PHÓNG con người trí thức, đưa trách nhiệm cá nhân về lại từng cá nhân trí thức, và trong sạch hóa tầng lớp trí thức Việt Nam. Người trí thức chắc chắn không phải là cục phân, và giới trí thức XHCH Việt Nam ngày nay không xứng đáng để được gọi là "tầng lớp tinh hoa trí thức" gì cả nếu họ vẫn theo đuổi chủ nghĩa tập thể và bỏ rơi trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với các thế hệ mai sau. Người trí thức không thể nào chỉ sống kiếp nô lệ và vui vẻ với kiếp nô lệ ấy chỉ vì người ta quăng cho họ vài cục xương mà gặm. Người trí thức không đi học bao nhiêu năm để mà ra xã hội để làm những cục phân. Người trí thức cao quý lắm, và chúng ta cần đem hình ảnh cao quý ấy của người trí thức về lại với con tim của người Việt, chứ không thể mãi mãi sống như những cái bóng mờ trong xã hội, và tự ảo tưởng rằng là người dân vẫn còn tôn trọng và yêu quý trí thức lắm. "Trí thức mà không làm gì được cho xã hội, còn thua cả cục phân", đừng để lời nói ấy trở thành câu nói dành cho tầng lớp trí thức Việt Nam, và sẽ được ghi vào sử như thế, vì như thế là không công bằng cho nhiều người trí thức Việt Nam ngày nay, những người đang rất muốn giúp ích cho xã hội và thoát khỏi bóng ma chủ nghĩa tập thể lạc hậu và đáng xấu hổ đã bao trùm lên giới trí thức Việt Nam bao nhiêu năm như thế.
Regards,
Brian
Không có nhận xét nào