Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ NGUYÊN TẮC "MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT": DẪN CHIẾU VÀ SAU ĐÓ.........!

VỀ NGUYÊN TẮC "MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT": DẪN CHIẾU VÀ SAU ĐÓ.........!     Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng Hòa Xã...

VỀ NGUYÊN TẮC "MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT": DẪN CHIẾU VÀ SAU ĐÓ.........! 

   Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Đạo luật quan trọng bậc nhất, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong Hệ thống các văn bản pháp luật của một Quốc gia, tại Điều 16 quy định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội". 

    Điều 3.1.a & b Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: "Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật". 

   Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: "Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật"............. 

   Từ một vài quy định được viện dẫn nêu trên (Ngoài ra còn rất nhiều quy định tương tự trong các Văn bản pháp luật khác) cho thấy rằng: Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, là một nguyên tắc cơ bản, là trụ cột chính trong các quan hệ pháp luật, đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật và các Văn bản dưới luật (Pháp lệnh, Nghị định, thông tư). Nguyên tắc này, được hiểu: Trong cùng các quan hệ pháp luật, cùng tư cách pháp lý, cùng hành vi pháp lý giống nhau, tương tự nhau, thì sẽ được hoặc phải bị áp dụng các quy định pháp luật như nhau, được đối xử như nhau, mà không có thiên vị, ưu ái hoặc nghiêm khắc, khó khăn hơn với bất kỳ bên nào. Nguyên tắc bình đẳng còn thể hiện cả ở khía cạnh trách nhiệm pháp lý - Cùng những hành vi vi phạm pháp luật như nhau hoặc tương tự, thì cần phải bị xử lý và áp dụng những chế tài giống nhau. Đó chính là sự công bằng của luật pháp. 

   Ngày 10/07/2021, Báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao động...... Đồng loạt đăng bài với tiêu đề (Hoặc tương tự) "Đề nghị xử lý MC Trác Thúy Miêu đăng bài trên Facebook có dấu hiệu gây mâu thuẫn, kích động" - Trong đó có nội dung: "Phó cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Lê Quang Tự Do vừa ký văn bản gửi Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM yêu cầu xem xét, xử lý MC Trác Thúy Miêu vì có bài viết đăng Facebook có dấu hiệu gây mâu thuẫn. Theo đó, qua công tác kiểm tra, rà soát, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử phát hiện MC Trác Thúy Miêu có đăng bài viết trên tài khoản Facebook Phuong Vu, có dấu hiệu gây mâu thuẫn, kích động về việc các cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương triển khai nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP.HCM. Do đó, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM xem xét, xử lý theo thẩm quyền và báo cáo trong thời gian sớm nhất". (Đường link Bài báo ở phần bình luận). 



   Vậy không biết với bài viết không chỉ gây mâu thuẫn, kích động mà còn thể hiện sự nhục mạ, mạt sát cao độ Người dân Sài Gòn, của Facebook "Hằng Nguyễn" như trong hình dưới đây - Thì Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông) liệu có động thái tương tự là sẽ kiểm tra, rà soát và đề nghị Cơ quan chức năng xử lý, như đối với trường hợp của MC Trác Thúy Miêu hay không?! Tất nhiên câu hỏi này, cần phải có thời gian, Chúng ta mới có được câu trả lời - Nhưng mong rằng, nguyên tắc bình đẳng, công bằng của pháp luật, sẽ được Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, áp dụng triệt để, trong trường hợp này.......


Đặng Bá Kỵ

Không có nhận xét nào