Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIẾT THÊM CHÚT XÍU VỀ KHU VỰC PHÚ QUÝ TỈNH NINH THUẬN

Viết thêm chút xíu về khu vực Phú Quý tỉnh Ninh Thuận  #viet_cho_con_Mickey Mình có hỏi Ba Má về Phú Quý (vì Ba Má vốn sinh ra & sống mộ...

Viết thêm chút xíu về khu vực Phú Quý tỉnh Ninh Thuận 

#viet_cho_con_Mickey

Mình có hỏi Ba Má về Phú Quý (vì Ba Má vốn sinh ra & sống một thời gian ở khu Phan Rang / Phú Quý) thì được Ba Má nói về những điều sau đây về Phú Quý:

(1) Thời xưa (xưa là thời ông Diệm), có 2 địa danh khác nhau là Ma Tró và Bàu Trúc, chứ không phải Ma Tró xưa = Bàu Trúc xưa

(2) Ma Tró xưa thuộc khu đất cao, còn Bàu Trúc xưa thuộc khu đất thấp

(3) Và theo mạng (xem >> https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0ng_g%E1%BB%91m_B%C3%A0u_Tr%C3%BAc), thì tới năm Giáp Thìn 1964, do có trận bão lụt lớn, nên dân Bàu Trúc xưa, mới di cư về Ma Tró. Nên có lẽ bắt đầu từ năm 1964 này, thì Ma Tró xưa = Bàu Trúc nay. Vậy khi nói về Ma Tró và Bàu Trúc, thì chúng ta cần để ý về Ma Tró xưa / Ma Tró nay / Bàu Trúc xưa / Bàu Trúc nay

(4) Xóm Bàu Trúc xưa ở chỗ nào ? Thì từ Phú Quý đi qua một khu mã (mà ngày nay khu mả này đã dời về Chung Mỹ, còn được gọi là Lôn (?)) là tới

(5) Xóm Bàu Trúc xưa có một cái ao (bàu) lớn nhưng cạn (hoặc rất ít nước). Xóm này thời xưa rất vắng vẻ, có một cái miếu trổng trơn giữa đồng, dân chăn dê trưa trưa hay lại nghỉ trưa tại đây. Mình đọc trên mạng (xem >> https://tiasang.com.vn/-van-hoa/Bau-Truc-Lang-gom-co-nhat-o-Viet-Nam-25470), thấy có viết về một cái đền Danaok Po Klaong Can của người Chàm, nhưng không biết cái đền (hay miếu) Ba nói có là cái đền Danaok Po Klaong Can này không ? Lưu ý là Ba mình nói về thời trước hoặc đầu những năm ông Diệm nắm chính quyền, tức những năm 1950s, chứ không phải là năm 1967 trở về sau, lúc đền Danaok Po Klaong Can được dời tới chỗ hiện giờ

(6) Ngoài ra, khu Chung Mỹ (là khu mả mới) thời Ba ở, dân ở đó gọi tên là khu Lôn (ví dụ đi qua Lôn)

(7) Từ Phú Quý mà đi, còn tới một khu gọi là Ma Ram. Ở Ma Ram thời những năm 1930/1940, có một gia đình bà con của nhà họ Wu mình, có nhà lầu. Mà thời đó, chỉ ở Phan Rang mới có nhà lầu, nên việc ở Ma Ram mà gia đình này có nhà lầu, nhiều người biết về họ lắm

(8) Từ Ma Ram mà đi tiếp tới nữa, là tới Cần Rân. Ba nói Cần Rân là nơi sinh của nhạc sĩ Chế Linh. Theo mạng, thì cái tên địa danh nơi nhạc sĩ Chế Linh sinh ra gọi là Paley Hamu Tanran (nay thuộc làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Vậy có lẽ Cần Rân = Tanran chăng ? Ba cũng cho biết khu Ma Ram / Cần Rân này người Chàm rất giỏi, ở đây còn là nơi sinh ra của dân biểu Từ Công Xuân, người biết 3 thứ tiếng Việt Pháp Chàm

(9) Xưa giờ, nhà mình chỉ toàn nói về "Phú Quý", chứ chưa bao giờ mình nghe về "Ninh Phước" hay "Phước Dân"

(11) Ba nói người Chàm Nha Tranh con gái đẹp lắm

Và cuối cùng, nếu bạn đọc các bài viết về Phan Rang / Phú Quý ngày nay, hầu như các bài viết này chỉ toàn viết theo dạng mập mờ, mông lung, hay dẫn nguồn đâu đó. Theo mình hiểu, khi nghiên cứu về lịch sử khu vực Phan Rang (hay Phú Quý hay các nơi lân cận), các nhà nghiên cứu Việt Nam thời nay chỉ chú ý đến xã hội người Chàm rồi xã hội người Việt. Mình chưa thấy có nhà nghiên cứu hay sách nghiên cứu nào viết về xã hội người Tàu ở khu vực Phan Rang / Phú Quý cả. Có thể ngay cả những nhà nghiên cứu này, cũng không hề biết gì về ảnh hưởng của người Tàu ở nơi đây (ngoài việc biết có cái chùa Ông ở chợ Phan Rang, và chùa Bà ở Nại), và cũng có thể những nhà nghiên cứu này thuần túy là người Việt hay người Chàm, nên họ chưa bao giờ hiểu về hay tìm hiểu về xã hội người Tàu ở Phan Rang. 

Ví dụ thời xưa, tức thời Pháp đó bạn, ông ngoại nhà mình là Bang trưởng 5 Bang của người Tàu ở Phan Rang, thân với người Pháp, có thơ ký, làm ăn với người Chàm, mua ngà voi và đủ thứ, nhà mình cũng có chút tiếng tăm. Mà trên ông ngoại, thời ông cố hay ông sơ, họ là những người Tàu, qua Việt Nam rồi tới Phan Rang an cư, lấy luôn vợ có thể là người Chàm, làm ăn khá giả, mà tên các ông, giờ đâu đó còn trên mấy tấm bảng hoành phi ở chùa Ông / chùa Bà.  Và bà vợ người Chàm của ông cố hay ông sơ, bà sinh ra ở Đá Trắng (còn ghi lại trong gia phả bên Tàu tên địa danh Đá Trắng trong Hán ngữ - Bạch Thạch 白石 - đàng hoàng). Và dòng họ Chàm của Bà nắm trong tay đất đai chạy dài dài từ Phan Rang ra tới biên giới Khánh Hòa. Và dòng họ mình còn có người ở Bà Láp. Đổ lại xuống Phú Quý, thì gia đình mình cũng có người ở Phú Quý, ở Lôn, nuôi dê để bán cho người Chàm và nói tiếng Chàm rất thành thục, và sau này, có bao nhiêu là ruộng cho người Chàm mướn, mỗi khi tới mùa gặt, thì cho xe bò đi lên lấy phần lời người Chàm trả lại bằng lúa gặt, v.v & v.v. Còn dòng họ mình bên Tàu Hải Nam, lại là những câu chuyện khác nữa

Mình muốn Ba Má kể lại từ từ, để sau này, mình sẽ kể lại cho Mickey, cho cô Hán Nôm nghe, và khi có dịp, sẽ dẫn 2 má con đi dạo Phan Rang & Phú Quý, đi về xóm Bàu (không phải là làng gốm Bàu Trúc xưa lẫn nay đâu nha), về Đá Trắng, về núi Chà Bang nơi Má nói có ông Cọp thời xưa đi tu, về khu mộ Cà Đú để đi thăm và chỉ cho 2 má con những ngôi mộ và tên tuổi mà ngay cả con cháu của họ cũng đã không còn biết họ là ai. Về và ngồi nhìn sông Dinh, nhìn Tháp Chàm, nhìn Bà Láp, Ma Ram, Ma Tró, Lôn, Nho Lâm, v.v. Có khi tình yêu quê hương đất nước của 1 con người, không hẳn là cần phải đến từ những thứ bài viết sách vở đại ngôn, yêu nước, và đầy màu sắc chính trị và tuyên truyền, mà chỉ cần qua những lần nói chuyện khi ăn cơm, khi ngồi trà dư tửu hậu, con người ta sẽ thấy yêu quê hương đất nước của ông bà mình lắm. Sự yêu thương đó rất là tự nhiên và sẽ mãi mãi đi theo 1 con người, dù ở phương trời nào trên trái đất này, hay ở nơi nào đó trong vũ trụ mai sau. Nước Việt Nam mình đẹp thiệt đó bạn.

Trưa hè tháng 7 năm 2021 @ San Jose, California

Brian 

Viết thêm chút xíu về khu vực Phú Quý tỉnh Ninh Thuận

Viết thêm chút xíu về khu vực Phú Quý tỉnh Ninh Thuận




Không có nhận xét nào