Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SÁNG TÁC ĐỀ TÀI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG DỊCH

SÁNG TÁC ĐỀ TÀI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG DỊCH Trong ảnh là status, tin nhắn kèm status của “người bạn” anh Nguyễn Đức Hiển, tức là dữ liệu nguồn v...

SÁNG TÁC ĐỀ TÀI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG DỊCH

Trong ảnh là status, tin nhắn kèm status của “người bạn” anh Nguyễn Đức Hiển, tức là dữ liệu nguồn và bài báo anh đăng trên VNE dựa trên nguồn đó. 

Câu chuyện khá xúc động, cho thấy sự vất vả của đội ngũ Y Bác sỹ chống dịch, cũng như sự trang nghiêm trong việc trao cho cốt cho người nhà bệnh nhân. Nhưng nếu để ý chút thì sẽ thấy câu chuyện có gì đó sai sai, có mùi Bs Trần Khoa (vẫn là anh Hiển này). 

Cái sai ở dữ liệu nguồn, đó là nguồn tin (người bạn tác giả) cho rằng anh ta có thể vào BV chống Covid để thấy được sự vất vả của nhân viên y tế (lao như những vị thần). Đấy là sai về logic, vì BV chữa Covid đời nào cho người nhà BN vào thăm?

Về diễn biến tâm lý của người nhà khi nhắn tin cho anh Hiển cũng thấy lạ. Em mình vừa chết mà nhắn tin ráo hoảnh, chỉ thấy khen BS và nhà nước! 

Trong status trước, anh Hiển kể là người nhà đã nhận tro cốt ngay sau khi hoả thiêu ở Bình Hưng Hoà, nhưng ở status sau (có bức ảnh) thì mấy hôm sau mới nhận được tro cốt. Tức là gia đình này được nhận tro cốt 2 lần của cùng 1 BN?!

Đây là cái sai trong dữ liệu nguồn, status  đầu hình như anh Hưng đã xoá, dù nhận vài ngàn likes, không rõ vì sao?

Còn trong bài báo, coi như chưa đọc dữ liệu nguồn đi, thì bản thân 2 đoạn bôi vàng cũng đã tự mâu thuẫn. Đoạn trước viết là người nhà được vào viện để thấy Bs vất vả, nhưng đoạn sau chính tả giả viết rằng người nhà ở trường hợp khác lại không thể được vào nhìn mặt bệnh nhân lần cuối. Vậy người nhà mà được vào BV thăm BN Covid kia phải chính là nhân viên y tế ở BV đó hay là trường hợp đặc biệt nào khác?! Như lời anh Hưng thì đây chỉ là 1 người bạn hay làm từ thiện (lại từ thiện) với mình. 

Tuyên truyền chống dịch, ca ngợi tấm gương hi sinh, ca ngợi tinh thần trách nhiệm của QĐ, thì cũng tốt thôi. Nhưng khi anh em sáng tác kịch bản thì nên chặt chẽ chút, đọc đỡ sạn và tốt nhất là đừng cố tình biến câu chuyện sáng tác thành câu chuyện có thật (để tăng độ giật gân) bằng trò fake tin nhắn. 

Những câu chuyện thế này làm chúng ta liên tưởng ngay đến vụ BS Trần Khoa, cũng có tin nhắn khẳng định sự thật, cũng có câu chuyện cảm động…

Mình không dám khẳng định chuyện này là bịa 100%, nhưng mình nghi ngờ nội dung của nó. Nếu là sáng tác thì tác giả nên đưa vào 1 mục riêng, tránh để độc giả nghĩ rằng đây chắc chắn là chuyện thật. 

Dương Quốc Chính
























Không có nhận xét nào